Người da đỏ đã biết ướp xác từ 5.000 năm trước

Người da đỏ Nam Mỹ thuộc nền văn hoá Chichorro sống trên sa mạc Atakama đã nắm được kỹ thuật biến người chết thành một xác ướp nhờ sự thay đổi khí hậu từ 5 đến 7 nghìn năm trước.

Người da đỏ đã biết ướp xác từ 5.000 năm trước

Nguoi da do da biet uop xac tu 5.000 nam truoc

Người Chichorro đã biết ướp xác từ cách đây 5 ngàn năm.

Nền văn hoá Chichorro xuất hiện cách đây khoảng 10 nghìn năm trên lãnh thổ của Peru và Chile ngày nay. Dân da đỏ sống trong những làng mạc nhỏ, ăn những loại thực phẩm đánh bắt từ biển khơi và sống vô cùng đơn giản. Chichorro là một trong những bộ lạc đầu tiên của thổ dân da đỏ Nam Mỹ nắm vững kỹ thuật ướp xác.

Kỹ thuật ướp xác của họ không mấy phức tạp, chỉ gồm vài giai đoạn. Trước hết, người ta mổ bụng người quá cố để lấy đi các nội tạng, não, da rồi đắp bằng đất sét và dán lên trên những mảng da đã bóc ra từ trước. Điều chưa rõ ở đây chỉ là họ ướp xác nhằm mục đích gì vì tục lệ của họ không tiến hành lễ nghi an táng và không có quan niệm về cuộc sống sau khi chết.

Nhóm các nhà khảo cổ học dưới sự lãnh đạo của Pablo Marquet thuộc Trường ĐH Thiên chúa giáo Chile tại Santiago đã theo dõi sự biến đổi khí hậu trên vùng sa mạc, sau khi nghiên cứu trầm tích băng hà ở Bolivia. Nếu biết được lịch sử phát triển của hồ băng có thể hiểu được sự biến đồi diện mạo của vùng Atakama thời cổ đại.

Theo Pablo Marquet và các đồng nghiệp của ông, hồ băng Sakhama che giấu trong lòng nó những dấu tích của hai giai đoạn có khí hậu tương đối ôn hoà và thuận lợi trên toàn vùng Atakama. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu trước khi xuất hiện con người ở Tân thế giới vào khoảng 14 nghìn năm về trước và kéo dài chứng khoàng 3 thiên niên kỷ. Giai đoạn sau bắt đầu 7 nghìn năm trước và ngắn hơn, chỉ diễn ra trong 2.000 năm.

Các nhà khoa học so sánh những tài liệu về khí hậu với những tài liệu khảo cổ, số lượng và quy mô những làng mạc tại Chinchorro vào những thời kỳ khác nhau rồi dùng các dữ kiện đó để mô hình hoá sự dao động về dân số các thổ dân da đỏ.

Kết quả cho phép họ kết luận: số dân trên sa mạc Atakama phát triển mạnh vào giai đoạn thứ hai, khi khí hậu trở nên dễ chịu rồi giảm xuống đột ngột khoảng 4,9 nghìn năm về trước. Sự “bùng nổ dân số” liên quan đến 2 yếu tố: nguồn nước và thực phẩm dồi dào. Nhờ vậy, Chinchorro chuyển sang cách sống định cư và bắt đầu tiến hoá về mặt văn hoá.

Một trong những sản phẩm của cuộc tiến hoá này là nghệ thuật ướp xác. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính sa mạc Atakama gợi ý cho người da đỏ nét văn hoá này. Xác của những con vật sống trong sa mạc do khí hậu rất khô và ánh nắng mặt trời gay gắt nên hầu như không bị phân huỷ. Kỹ thuật ướp xác cũng dựa trên độ khô của không khí và sức nóng Mặt Trời.

Tuy nhiên, nguyên nhân vì sao họ lại tiến hành việc an táng người chết một cách phức tạp như vậy? Marquet và các đồng nghiệp cho rằng, kỹ thuật ướp xác xuất hiện là vì trong cuộc đời một người thổ dân Chinchirro đã có quá nhiều cái chết. Tính trung bình mỗi người dân trong một bộ lạc vài trăm người đã tham gia vào lễ an táng vài chục người.  

Những câu nói giá trị muôn đời của thổ dân da đỏ

(Kiến Thức) - Các bộ tộc người da đỏ ở Mỹ đã có những câu nói đầy ý nghĩa về cuộc sống, phong tục tập quán và nét văn hóa đặc trưng. Trải qua nhiều thập kỷ, những câu nói này vẫn được người đời nhớ đến bởi các giá trị mà nó mamg đến. 

Những câu nói giá trị muôn đời của thổ dân da đỏ
Một trong những câu nói nổi tiếng đầy ý nghĩa của người da đỏ là: “Cái chết không tồn tại, chỉ có sự luân chuyển giữa các thế giới”. Câu nói bất hủ này là của bộ lạc Duwamish.
 Một trong những câu nói nổi tiếng đầy ý nghĩa của người da đỏ là: “Cái chết không tồn tại, chỉ có sự luân chuyển giữa các thế giới”. Câu nói bất hủ này là của bộ lạc Duwamish.

Tận mục cuộc sống của người da đỏ ở Mỹ năm 1948

(Kiến Thức) - Những hình ảnh đặc sắc về cuộc sống của người da đỏ năm 1948 do nhiếp ảnh gia John Collier Jr. thực hiện ở Navajo, lãnh thổ bán tự trị của người Mỹ bản địa nằm trên ba bang Arizona, Utah và New Mexico của nước Mỹ.

Tận mục cuộc sống của người da đỏ ở Mỹ năm 1948
Một bữa tiệc sau một buổi lễ của người da đỏ ở Navajo, địa phận bang Arizona, nước Mỹ năm 1948. Ảnh: John Collier Jr.
 Một bữa tiệc sau một buổi lễ của người da đỏ ở Navajo, địa phận bang Arizona, nước Mỹ năm 1948. Ảnh: John Collier Jr.

Ảnh lạ về người da đỏ ở Nhà Trắng đầu thế kỷ 20

(Kiến Thức) - Đây là loạt ảnh hiếm có về người da đỏ ở Nhà Trắng của Mỹ vào thời điểm Đạo luật Công dân Anh-điêng - đạo luật công nhận quyền công dân của người Mỹ bản địa - được Tổng thống Calvin Coolidge ký năm 1924. 
 

Ảnh lạ về người da đỏ ở Nhà Trắng đầu thế kỷ 20
Ảnh được nghệ sĩ Royston Leonard tô màu từ ảnh đen trắng. Trong ảnh là Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge chụp ảnh với một nhóm người da đỏ mới được cấp quyền công dân Mỹ trên bãi cỏ Nhà Trắng thời điểm Đạo luật Công dân Anh-điêng được ký năm 1924. Ảnh: Royston Leonard.
Ảnh được nghệ sĩ  Royston Leonard tô màu từ ảnh đen trắng. Trong ảnh là Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge chụp ảnh với một nhóm người da đỏ mới được cấp quyền công dân Mỹ trên bãi cỏ Nhà Trắng thời điểm Đạo luật Công dân Anh-điêng được ký năm 1924. Ảnh: Royston Leonard.

Đọc nhiều nhất

Tin mới