Người biểu tình Thái phong tỏa giao thông ở Bangkok

(Kiến Thức) - Người biểu tình chống chính phủ Thái Lan hôm nay bắt đầu phong tỏa các nút giao thông quan trọng ở thủ đô - một phần trong nỗ lực “đóng cửa Bangkok” hôm nay.

Người biểu tình chống chính phủ bắt đầu phong tỏa giao thông vào ngày hôm qua (12/1). Theo Phát ngôn viên cảnh sát, Đại tá Anucha Romyanan, một nhóm biểu tình chặn một con đường ở ngoại ô phía bắc của Bangkok, nơi có nhiều trụ sở của các cơ quan chính phủ. Nhiều nhóm biểu tình ở ngoại ô đã kéo về thủ đô Bangkok. Đến cuối ngày hôm qua, các nhóm biểu tình đã gặp nhau ở các điểm tập trung.

Người biểu tình chống chính phủ Thái đổ dồn về Bangkok.
 Người biểu tình chống chính phủ Thái đổ dồn về Bangkok.
Theo Đại tá Anucha Romyanan, không khí biểu tình vẫn diễn ra hòa bình, không có bất cứ cuộc đối đầu nào xảy ra giữa người biểu tình và các lực lượng của chính quyền. Cảnh sát đã tuyên bố sẽ kiềm chế để tránh bạo lực. Phó Thủ tướng Surapong Tovichakchaikul cuối tuần trước cho biết, khoảng 12.000 sĩ quan cảnh sát kết hợp với 8.000 binh sĩ đã được triển khai để duy trì trật tự ở thủ đô.
Trước đó, các nhà lãnh đạo cuộc biểu tình đe dọa, họ sẽ chiếm 7 nút giao thông quan trọng tại Bangkok trong ngày hôm nay. Đồng thời, họ cũng đe dọa chiếm các tòa nhà chính phủ. Người biểu tình lên kế hoạch duy trì tình trạng đóng cửa Bangkok trong nhiều tuần, cho đến khi họ đạt được mục tiêu.
Người biểu tình chống chính phủ bắt đầu phong tỏa các nút giao thông quan trọng ở Bangkok.
 Người biểu tình chống chính phủ bắt đầu phong tỏa các nút giao thông quan trọng ở Bangkok.
“Tôi muốn thông báo vào đêm quan trọng này rằng, người biểu tình sẽ không chấp nhận đề nghị hoặc đàm phán. Trong cuộc chiến này, thất bại là thất bại còn chiến thắng nghĩa là chiến thắng. Quyết không có thương lượng. Quyết không có một kết quả đôi bên cùng chấp nhận. Chỉ có chiến thắng cho một bên”, lãnh đạo cuộc biểu tình, Suthep Thaugsuban tuyên bố đêm qua.
Các cuộc biểu tình gần đây thu hút sự tham gia của 150.000-200.000 người. Các cuộc tấn công nhằm vào trụ sở của các cơ quan chính phủ do nhóm đàn ông trẻ trang bị vũ khí tự chế thực hiện. Kế hoạch đóng cửa Bangkok làm dấy lên quan ngại bạo lực bùng phát có thể kích hoạt một cuộc đảo chính quân sự.
Đại sứ quán Mỹ tại Bangkok cuối tuần trước phát cảnh báo, kế hoạch đóng cửa thủ đô có khả năng dẫn đến tình trạng gián đoạn và đình trệ giao thông. Cổng thông tin trực tuyến của Đại sứ quán Mỹ khuyến cáo công dân nên có đủ tiền mặt để tiêu trong một tuần, luôn mang theo điện thoại di động bên mình cũng như dự trữ lương thực thực phẩm, thuốc men cần thiết trong 2 tuần. Tuy nhiên, giới chức Thái Lan bác bỏ khuyến cáo, cho rằng những sự chuẩn bị như vậy là không cần thiết.

5 điều nhức nhối về biểu tình ở Thái Lan

(Kiến Thức) - Hơn một tuần qua, đất nước Thái Lan lần nữa “dậy sóng” bởi các cuộc biểu tình của phe chống chính phủ.

Thủ tướng Thái Lan phản pháo tối hậu thư từ chức

(Kiến Thức) - Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã chính thức lên tiếng bác bỏ tối hậu thư do phe đối lập đưa ra.

Phát biểu trên của bà Yingluck được đưa ra trong buổi họp báo phát sóng trên truyền hình vào hôm thứ Hai. Đây là lần xuất hiện trở lại đầu tiên của bà sau khi cuộc biểu tình hòa bình của phe chống đối chính phủ trở thành bạo lực vào cuối  ngày 30/11.
Theo đó, bà cho hay, yêu cầu giải tán Quốc hội và thành lập “Hội đồng nhân dân” của phe chống đối là trái với Hiến pháp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.