Người bị đột quỵ nên thực hiện chế độ ăn thế nào?

Ăn chuối và các loại rau quả giàu kali có thể giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, dùng đủ vitamin C sẽ giúp cải thiện chức năng của nội mô, ngăn chặn sự hình thành khối huyết trong động mạch.

Người bị đột quỵ nên thực hiện chế độ ăn thế nào?
Đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não hoặc xuất huyết não, là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh với các biểu hiện đột ngột như hôn mê, liệt nửa người, nói ngọng, nuốt bị sặc… Chế độ ăn hợp lý cho người bệnh đột quỵ sẽ giúp tránh tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển bệnh.
Các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bệnh nhân đột quỵ
Nguoi bi dot quy nen thuc hien che do an the nao?
 
- Lượng đạm (protein) cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỏ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc...). Nếu bệnh nhân có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 - 0,6g/kg cân nặng/ngày.
- Chất béo nên giữ ở mức 25 - 30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.
- Vitamin và chất khoáng: có trong các loại hoa quả chín, rau củ. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Trung bình một quả chuối có 400mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Người tiêu thụ dưới 1.500mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300mg kali/ngày.
Dùng axit folic ít nhất 300mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim, so với người dùng dưới 136 mcg/ngày. Axít folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mì và các sản phẩm từ ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axít này.
Xây dựng một chế độ ăn hợp lý, đúng nguyên tắc
- Thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3 - 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…
- Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24h. Hạn chế muối ở mức 4 - 5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt xông khói, batê, xúc xích…
- Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30 - 35 Kcalo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mì, bún, miến.
Ngoài ra, người bị đột quỵ cần: 
- Duy trì tập thể dục vừa phải.
- Ngừng hút thuốc lá vì đây là yếu tố chủ yếu gây nên các bệnh mạch não. Người hút thuốc nhiều có thể bị đột quỵ dù chỉ ở tuổi trung niên. Không dùng rượu mạnh.
- Điều trị tốt bệnh huyết áp cao - nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não.
- Phòng và điều trị bệnh đái tháo đường vì đây là tác nhân gây mảng xơ vữa động mạch lớn, tạo cục máu đông trong lòng mạch, dẫn đến thiếu máu não.

Bé trai suýt mất chân vì chữa "thầy lang vườn"

Bé trai được đưa đến thầy cắt lễ nặn máu độc đã phải nhập viện vì nguy cơ nhiễm trùng máu, xuất huyết não.

Bé trai suýt mất chân vì chữa "thầy lang vườn"
Ngày 2/12, Bệnh viện đa Khoa Xuyên Á TP. HCM, cho biết vừa phẫu thuật khoan xương, tháo mủ chân trái cho bệnh nhi Minh Thành (9 tuổi, quê tỉnh Tây Ninh).

Hàng chục bệnh nhân nhập viện, BV Nhi TƯ cảnh báo viêm não “vào mùa”

Trong số hơn 30 ca viêm não – màng não đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), có 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng, phải thở máy và dùng thuốc phù não.

Hàng chục bệnh nhân nhập viện, BV Nhi TƯ cảnh báo viêm não “vào mùa”
Ngày 4/6, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết bệnh viêm não, viêm màng não đang vào mùa khi có hơn 30 ca đang nằm điều trị nội trú; trong đó có 2 trẻ bị viêm não Nhật Bản rất nặng.
Hai bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản đều không được tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc-xin theo quy định.

5 bệnh trẻ thường mắc vào mùa Thu

(Kiến Thức) - Mùa thu được coi là thời điểm giao mùa, độ ẩm thấp làm sức đề kháng của trẻ bị yếu đi. Chính vì vậy, chúng ta cần biết cách chăm sóc tốt để phòng bệnh cho trẻ.

5 bệnh trẻ thường mắc vào mùa Thu
5 benh tre thuong mac vao mua Thu

Cảm cúm: Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trẻ còn khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài...

5 benh tre thuong mac vao mua Thu-Hinh-2
Để phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết giao mùa, bạn cần giữ ấm cho trẻ, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay nực, cồ và đầu. Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
5 benh tre thuong mac vao mua Thu-Hinh-3
Bệnh đau mắt đỏ: Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
5 benh tre thuong mac vao mua Thu-Hinh-4
Để phòng bệnh, bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh...Nếu không may bị bệnh, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám.
5 benh tre thuong mac vao mua Thu-Hinh-5
Viêm đường hô hấp: Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Dấu hiệu: Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
5 benh tre thuong mac vao mua Thu-Hinh-6
Cách phòng tránh: Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng. Giữ ấm cơ thể cho bé và hạn chế đưa bé đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
5 benh tre thuong mac vao mua Thu-Hinh-7

Sốt xuất huyết: Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa cuối hè, đầu thu, hoặc khi không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở bé, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Dấu hiệu: Bé sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu…

5 benh tre thuong mac vao mua Thu-Hinh-8
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho bé, các mẹ nên cho bé mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày; không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt; thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé; đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước... 
5 benh tre thuong mac vao mua Thu-Hinh-9
Tiêu chảy: Tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu đông, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng. Dấu hiệu: Thông thường bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày.
5 benh tre thuong mac vao mua Thu-Hinh-10
Cách phòng bệnh: Để phòng bệnh, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi tiêm văc-xin. Mẹ cần đảm bảo vệ sinh cho bé trong ăn uống. Thường xuyên khuyến khích bé rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Ảnh: Internet. 

Video "Tiêm vắc xin để chủ động phòng bệnh". Nguồn: VTC.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.