1. Đối với người bị thấp khớp dạng Âm
- Triệu chứng: ít có triệu chứng và ít có sốt đi kèm, ít nóng đỏ, ít viêm sưng, đau nhẹ và đau sâu, đau nhiều ở các phần giữa và phần dưới thấp của cơ thể.
Thực phẩm chính
Cơm gạo lứt hoặc cơm gạo lứt trộn luân phiên xích tiểu đậu, kê lứt ăn với Tekka, muối mè, tương cổ truyền.
Tùy tình trạng bệnh cơ thể mà dùng lượng muối mè khác nhau, trung bình 2 muỗng muối mè trong một bát cơm (25 đến 30 mè một muối). Trường hợp có thêm bệnh thận và áp huyết cao cần giảm lượng muối, giảm lượng mặn. Có thể nấu chung gạo lứt với phổ tai (một miếng nhỏ 5gr).
Gạo lứt là thực phẩm cực tốt cho người viêm khớp, đau khớp. |
Thức ăn phụ
Bánh cuốn lứt, bún gạo lứt, giai đoạn đầu chữa bệnh tránh ăn bánh cuốn và mì làm từ yến mạch, yến mạch lứt chỉ nấu chín dùng là tốt.
Hành lá xào tương đặc, phổ tai xào nước tương, củ sen xào rong tóc tiên, súp cá chép hầm rau củ (dùng cà rốt, ngưu bàng, đậu Hà Lan, cải bó xôi, củ hành, kiệu tây, lá tía tô, ngò rí, rong wakame).
Các loại súp nêm tương đặc làm từ lúa mạch hay gạo và đậu nành đều tốt. Rong biển như phổ tai hay wakame đều dùng được hàng ngày khoảng 5gr chỉ mỗi lần 1-2 lần.
Các loại rau củ dạng lá, củ tròn đều dùng được, thay đổi luân phiên không nên dùng thường xuyên một loại, đặc biệt tốt cho bệnh là bồ công anh, ngưu bàng, củ cà rốt, củ và lá củ cải trắng. Trắng ăn rau sống trong thời gian đầu mà chỉ nấu chín hoặc hấp lên dùng.
Súp mỗi ngày dùng khoảng 1 chén, cần nêm nhạt và không dùng dầu trong tháng đầu tiên, sau đó tăng lên từng chút mỗi tuần 1-2 lần.
Tỏi dầm nước tương lâu năm (lượng dùng tăng dần từ 2-5gr), trường hợp bị huyết áp tăng và suy thận không được sử dụng dài hạn.
Thức uống
Trà gạo lứt rang, trà gạo lứt rang với trà già, sữa thảo mộc.
Trà gạo lứt xào.
Trà ngải cứu loãng.
2. Đối với người bị thấp khớp dạng Dương
- Triệu chứng: nóng đỏ, viêm sưng nặng, đau nhức dữ dội
Thức ăn chính
Cơm gạo lứt, cơm gạo lứt trộn tạp cốc như: xích tiểu đậu, đại mạch, cháo gạo lứt xào dầu mè.
Thức ăn phụ
Tương đặc, tương đặc trộn chút bơ mè, súp rau củ hầm cá chép, củ cải trắng sống từ 5-10gr với nước tương, phổ tai chiên dầu mè, cà tím nấu tương đặc, dưa cải cám 5gr mỗi bữa ăn, nên ăn nhạt.
Đậu hũ tươi mỗi tuần dùng 1 đến 2 lần mỗi lần 50gr.
Thức ăn thêm
Khoai lang ta, đậu phụ, cà tím, dưa chuột, rau lá xanh, nấm sồi.
Thức uống
Trà gạo lứt rang, trà gạo và trà già bancha, cà phê ngũ cốc, chỉ uống khi khát.
Nước ép cà rốt tuần 2 lần không dùng với đá lạnh.
Theo Cốt tủy thực dưỡng của Trần Ngọc Tài và Thường Huệ Nguyên - Nhà xuất bản Đà Nẵng