Nguyên Viện phó viện khoa học kiểm sát Đỗ Văn Đương là người đầu tiên chất vấn chuyện bắt Nguyễn Đức Kiên với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Mới đây, trong phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ở Thường vụ QH, ông đã đưa ra một nội dung nóng, đó là tác động của việc bắt "bầu" Kiên dù vụ việc vừa xảy ra tối hôm trước. Vậy các phát biểu của ông là vấn đề đã được nghiên cứu sâu sắc từ trước hay ngẫu nhiên được khơi ra từ những chuyện nóng nhất?
- Ngay khi đặt chân vào QH tôi đã quan tâm đến các hoạt động tài chính, ngân hàng. Tại kỳ họp thứ nhất tôi đã phát biểu về những nguy hiểm trong việc ngân hàng đua nhau lãi suất. Suốt thời gian sau đó tôi theo dõi sát vấn đề này, nên ngay khi "bầu" Kiên bị bắt, tôi đã cập nhật được tình hình để đăng ký hỏi luôn. Mặt khác, đó cũng là dịp để giúp cho Thống đốc có cơ hội trấn an người dân.
- Còn nhớ tại kỳ họp thứ nhất, khi phát biểu về lạm phát, ông đã dẫn chứng câu chuyện đắt rẻ của rau quả ở Việt Nam với các nước để minh họa rằng lạm phát ở nước ta chưa phải cao nhất. Sau đó, có nhiều ý kiến bình luận chưa hài lòng về phát biểu nói trên, liệu ông có rút ra được bài học gì về phát ngôn ở nghị trường?
- Tôi chỉ đưa ra một so sánh vui để minh họa. Ý tôi khi đó là đừng nên lo lắng quá về lạm phát mà nên phân tích sâu lạm phát trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Nhưng nhiều người không hiểu hết ý, rồi khi trích dẫn thì ngắt ý của tôi ra nên dẫn đến chuyện hiểu sai. Tôi cũng không quan tâm nhiều lắm các bình luận sau đó. Nhưng đúng là bản thân tôi cũng phải tự rút ra một bài học khi phát biểu ở nghị trường là phải hết sức cân nhắc để người dân không hiểu nhầm rồi suy diễn không đúng.
- Vậy phát ngôn ở nghị trường cũng có tính hai mặt. Hoặc có thể khiến người dân nhớ đến tên tuổi của mình nhưng mặt khác nếu sơ sẩy cũng sẽ khiến người dân hiểu sai, đánh giá sai năng lực, trình độ của đại biểu?
- Nghị trường là nơi đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Ý kiến nói ra tại diễn đàn QH vừa phải sâu sắc vừa phải có tính xây dựng. Nếu chỉ nói xuôi chiều dân sẽ không đồng tình, rất dễ gây phản cảm. Mà nói gay gắt quá thì có thể khiến cho một số người không đồng ý cho lắm. Do vậy rất cần cân nhắc kỹ lưỡng, phải dựa trên lợi ích của dân của nước. Có như vậy mới vững tâm mà nói. Còn chuyện sơ sẩy khi phát biểu ở nghị trường thì khó tránh được. Quan trọng là khi anh nói điều gì đó phải xác định là nói tiếng nói của người dân.
- Báo chí thường xuyên trích dẫn ý kiến của ông. Có vẻ như khi chuyển từ Phó viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát - Viện KSND tối cao sang làm ĐBQH, ông có nhiều cơ hội thành người của công chúng?
- Điều đó với tôi không quan trọng. Tôi chỉ tâm niệm phải làm điều gì tốt nhất có lợi cho cái chung. Để sau này nếu như không còn làm đại biểu nữa, tôi cũng không phải ân hận vì lúc có cơ hội lại không nói gì, không đóng góp được gì ở nghị trường.
- Ông thường tiếp xúc với cử tri qua các kênh nào?
- Đại biểu của dân phải đem được tâm tư vào nghị trường để những người hoạch định chính sách trên cơ sở đó xây dựng pháp luật, uốn nắn những sai sót.
Cá nhân tôi tiếp nhận ý kiến cử tri theo nhiều hình thức mà đơn giản nhất là tiếp xúc qua nơi cư trú. Mỗi lần gặp cử tri tôi đều ghi nhận và lắng nghe đầy đủ, không bỏ sót một ý kiến nào. Mọi ý kiến tôi nêu đều là lắng nghe từ quá trình tiếp xúc cử tri. Ví dụ chống tham nhũng, bỏ phiếu tín nhiệm hay từ chức. Tự tôi không thể nghĩ ra được tất cả các vấn đề nóng đó.
- Vậy theo ông, những vấn đề dân quan tâm nhất, chờ đợi nhất đã được đại biểu Quốc hội đưa vào nghị trường chưa?
- Tất cả đều được đưa vào nghị trường và nhờ đó công tác điều hành của Chính phủ có chuyển biến tích cực. Ví dụ, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng thời gian qua QH đã lên tiếng rất nhiều. Chuyện sai phạmở Vinalines và Dương Chí Dũng thì đại biểu chất vấn ở cả nghị trường lẫn ở Thường vụ. Và giờ đã bắt được bị can, tất nhiên đó là bước đầu tiên vì còn phải xem cách xử lý. Lần này nghe báo cáo thì thấy rằng việc khởi tố điều tra, số án tham nhũng nhiều hơn rất nhiều so với năm ngoái. Cũng từ tiếng nói của cử tri đầu kỳ họp mà Hội nghị TƯ đã có nghị quyết TƯ 4 chỉnh đốn sự suy thoái của Đảng.
- Vậy tại kỳ họp này người dân đã gửi gắm ông những gì và đâu là chuyện ông đang quan tâm?
- Đất đai, Hiến pháp, phòng chống tham nhũng và bỏ phiếu tín nhiệm. Những chuyện này được bàn tại kỳ họp đang được dân quan tâm. Đặc biệt tôi cũng vẫn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp đúng với chuyên môn của tôi. Tôi sẽ có ý kiến về các vấn đề này.
Theo Vietnamnet
- Mới đây, trong phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ở Thường vụ QH, ông đã đưa ra một nội dung nóng, đó là tác động của việc bắt "bầu" Kiên dù vụ việc vừa xảy ra tối hôm trước. Vậy các phát biểu của ông là vấn đề đã được nghiên cứu sâu sắc từ trước hay ngẫu nhiên được khơi ra từ những chuyện nóng nhất?
- Ngay khi đặt chân vào QH tôi đã quan tâm đến các hoạt động tài chính, ngân hàng. Tại kỳ họp thứ nhất tôi đã phát biểu về những nguy hiểm trong việc ngân hàng đua nhau lãi suất. Suốt thời gian sau đó tôi theo dõi sát vấn đề này, nên ngay khi "bầu" Kiên bị bắt, tôi đã cập nhật được tình hình để đăng ký hỏi luôn. Mặt khác, đó cũng là dịp để giúp cho Thống đốc có cơ hội trấn an người dân.
Đại biểu Đỗ Văn Đương |
- Còn nhớ tại kỳ họp thứ nhất, khi phát biểu về lạm phát, ông đã dẫn chứng câu chuyện đắt rẻ của rau quả ở Việt Nam với các nước để minh họa rằng lạm phát ở nước ta chưa phải cao nhất. Sau đó, có nhiều ý kiến bình luận chưa hài lòng về phát biểu nói trên, liệu ông có rút ra được bài học gì về phát ngôn ở nghị trường?
- Tôi chỉ đưa ra một so sánh vui để minh họa. Ý tôi khi đó là đừng nên lo lắng quá về lạm phát mà nên phân tích sâu lạm phát trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Nhưng nhiều người không hiểu hết ý, rồi khi trích dẫn thì ngắt ý của tôi ra nên dẫn đến chuyện hiểu sai. Tôi cũng không quan tâm nhiều lắm các bình luận sau đó. Nhưng đúng là bản thân tôi cũng phải tự rút ra một bài học khi phát biểu ở nghị trường là phải hết sức cân nhắc để người dân không hiểu nhầm rồi suy diễn không đúng.
- Vậy phát ngôn ở nghị trường cũng có tính hai mặt. Hoặc có thể khiến người dân nhớ đến tên tuổi của mình nhưng mặt khác nếu sơ sẩy cũng sẽ khiến người dân hiểu sai, đánh giá sai năng lực, trình độ của đại biểu?
- Nghị trường là nơi đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Ý kiến nói ra tại diễn đàn QH vừa phải sâu sắc vừa phải có tính xây dựng. Nếu chỉ nói xuôi chiều dân sẽ không đồng tình, rất dễ gây phản cảm. Mà nói gay gắt quá thì có thể khiến cho một số người không đồng ý cho lắm. Do vậy rất cần cân nhắc kỹ lưỡng, phải dựa trên lợi ích của dân của nước. Có như vậy mới vững tâm mà nói. Còn chuyện sơ sẩy khi phát biểu ở nghị trường thì khó tránh được. Quan trọng là khi anh nói điều gì đó phải xác định là nói tiếng nói của người dân.
- Báo chí thường xuyên trích dẫn ý kiến của ông. Có vẻ như khi chuyển từ Phó viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát - Viện KSND tối cao sang làm ĐBQH, ông có nhiều cơ hội thành người của công chúng?
- Điều đó với tôi không quan trọng. Tôi chỉ tâm niệm phải làm điều gì tốt nhất có lợi cho cái chung. Để sau này nếu như không còn làm đại biểu nữa, tôi cũng không phải ân hận vì lúc có cơ hội lại không nói gì, không đóng góp được gì ở nghị trường.
- Ông thường tiếp xúc với cử tri qua các kênh nào?
- Đại biểu của dân phải đem được tâm tư vào nghị trường để những người hoạch định chính sách trên cơ sở đó xây dựng pháp luật, uốn nắn những sai sót.
Cá nhân tôi tiếp nhận ý kiến cử tri theo nhiều hình thức mà đơn giản nhất là tiếp xúc qua nơi cư trú. Mỗi lần gặp cử tri tôi đều ghi nhận và lắng nghe đầy đủ, không bỏ sót một ý kiến nào. Mọi ý kiến tôi nêu đều là lắng nghe từ quá trình tiếp xúc cử tri. Ví dụ chống tham nhũng, bỏ phiếu tín nhiệm hay từ chức. Tự tôi không thể nghĩ ra được tất cả các vấn đề nóng đó.
- Vậy theo ông, những vấn đề dân quan tâm nhất, chờ đợi nhất đã được đại biểu Quốc hội đưa vào nghị trường chưa?
- Tất cả đều được đưa vào nghị trường và nhờ đó công tác điều hành của Chính phủ có chuyển biến tích cực. Ví dụ, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng thời gian qua QH đã lên tiếng rất nhiều. Chuyện sai phạmở Vinalines và Dương Chí Dũng thì đại biểu chất vấn ở cả nghị trường lẫn ở Thường vụ. Và giờ đã bắt được bị can, tất nhiên đó là bước đầu tiên vì còn phải xem cách xử lý. Lần này nghe báo cáo thì thấy rằng việc khởi tố điều tra, số án tham nhũng nhiều hơn rất nhiều so với năm ngoái. Cũng từ tiếng nói của cử tri đầu kỳ họp mà Hội nghị TƯ đã có nghị quyết TƯ 4 chỉnh đốn sự suy thoái của Đảng.
- Vậy tại kỳ họp này người dân đã gửi gắm ông những gì và đâu là chuyện ông đang quan tâm?
- Đất đai, Hiến pháp, phòng chống tham nhũng và bỏ phiếu tín nhiệm. Những chuyện này được bàn tại kỳ họp đang được dân quan tâm. Đặc biệt tôi cũng vẫn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp đúng với chuyên môn của tôi. Tôi sẽ có ý kiến về các vấn đề này.
Theo Vietnamnet
[links()]