Ngừng hoạt động trạm cấp nước Mỹ Đình vì nhiễm asen

(Kiến Thức) - Trong buổi làm việc với UBND TP Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị dừng hoạt động trạm cấp nước Mỹ Đình vì nhiễm Asen.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Trạm cấp nước Mỹ Đình (thuộc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị) phải dừng hoạt động cấp nước đến khi đảm bảo nồng độ Asen trong nước phù hợp trong buổi làm việc với UBND TP Hà Nội sáng nay (2/7) về "tăng cường công tác quản lý chất lượng nước".
Trước đó, Bộ Y tế đã thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thành lập 2 Đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chất lượng nước sinh hoạt tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Từ ngày 27-30/6, Bộ Y tế đã tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại 16 nhà máy nước và 7 trạm cấp nước trên địa bàn Hà Nội, trạm cấp nước khu đô thị Nam Đô; chất lượng nước cấp sau đồng hồ tại một số hộ gia đình tại 6 quận nội thành với tổng số mẫu là 196 mẫu.
Kết quả kiểm tra cho thấy các Công ty cấp nước đã tập trung vận hành sản xuất tối đa công suất các nhà máy nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, vẫn có một số mẫu nước không đạt các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 01:2009/BYT. Trong đó có: Chỉ tiêu Asen có 1/20 cơ sở cấp nước là trạm cấp nước Mỹ Đình II có nồng độ cao hơn 1,82 lần ngưỡng cho phép (xét nghiệm thực tế 0,0182 mg/L). Chỉ tiêu Clo dư (20/20 cơ sở cấp nước có nồng độ cao hơn ngưỡng cho phép.... 150/155 mẫu lấy tại hộ gia đình có chỉ tiêu Clo dư thấp hơn ngưỡng cho phép.
Chỉ tiêu Amoni không đạt ở 15/155 mẫu và Chỉ tiêu Pecmanganat 40/155 mẫu tại hộ gia đình, không đạt (chủ yếu ở khu vực quận Hoàng Mai). Các mẫu nước tại 23 nhà máy của Hà Nội đáp ứng yêu cầu nhưng mẫu nước lấy từ Trạm cấp nước Mỹ Đình lại có hàm lượng Asen cao.
Bộ Y tế đề nghị dừng hoạt động trạm cấp nước Mỹ Đình vì các mẫu nước kiểm tra có hàm lượng Asen cao.
Bộ Y tế đề nghị dừng hoạt động trạm cấp nước Mỹ Đình vì các mẫu nước kiểm tra có hàm lượng Asen cao.
Bộ Y tế cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với UBND TP Hà Nội, đặc biệt là Sở Xây dựng TP Hà Nội cần tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra giám sát chất lượng nước. Theo đó, các nhà máy và công ty cung cấp nước phải nâng cao năng lực tự kiểm tra, giám sát, nhất là các công ty nước sạch cung cấp nước cho địa bàn thành phố Hà Nội (đặc biệt là công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội) cần thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đầy đủ theo quy định tại QCVN 01:2009/BYT về các chỉ tiêu và tần suất xét nghiệm. 
Theo các chuyên gia y tế, Asen còn được gọi là thạch tín vô cùng độc hại. Độc tính của nó mạnh hơn thủy ngân 4 lần. Nếu người nào không may uống phải lượng Asen nhỏ bằng hạt đậu cũng đủ gây tử vong. Asen là nguyên nhân gây ra 19 loại bệnh nguy hiểm. Người nào bị tích tụ Asen trong người suốt thời gian dài sẽ có những triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, da mặt xám, rụng tóc, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, bệnh rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai,... Đối với những trường hợp bị ngộ độc Asen mạnh có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính, mắc bệnh ung thư hoặc tử vong ngay lập tức.

Chậm công bố dịch sởi bị xử lý thế nào?

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch UBND tỉnh vi phạm pháp luật nếu không công bố dịch khi đã đủ điều kiện công bố dịch.

Ngày 17/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có báo cáo hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch sởi đang lây lan mạnh. Báo cáo cũng cho thấy hiện số ca sốt phát ban nghi do sởi đã tăng lên mức 8.521 ca với 3.136 ca dương tính với sởi và 112 ca tử vong từ đầu năm đến nay trên cả nước. Thế nhưng Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch sởi ngay cả trong họp báo cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Giải thích cho việc chưa công bố dịch sởi này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho hay: “Sởi được xếp vào dịch bệnh nhóm B nên việc công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh và khả năng kiểm soát của địa phương.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Chưa thể nghĩ chuyện từ chức

Đây là trả lời liên quan tới trách nhiệm về dịch sởi của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với báo chí mới đây.

Tại buổi họp báo báo thường kỳ của Chính phủ tổ chức chiều 29/4 tại Hà Nội, một phóng viên đã thẳng thắn đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: “Bộ trưởng cũng là một người mẹ. Sau khi đến các bệnh viện và chứng kiến cảnh những người mẹ mất con do dịch sởi trong thời gian qua, Bộ trưởng có nghĩ đến việc sẽ từ chức hay không?”.

Giọng nói thể hiện sự nghẹn ngào, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến những bà mẹ có con đã mất vì dịch sởi vừa qua và cũng chia sẻ luôn trước câu hỏi của nữ phóng viên: “Về trách nhiệm, dù nguyên nhân chủ quan hay khách quan, thì người đứng đầu ngành y cũng có nhiều liên quan. Chúng tôi rất day dứt và đau lòng, đã rút kinh nghiệm sâu sắc, tuy nhiên ngay lúc này tôi chưa đến nghĩ đến việc từ chức ngay”.

Tiếp đó, bà Tiến lý giải luôn: “Sau khi xảy ra những ca tử vong đầu tiên vì bệnh sởi ở Yên Bái cuối năm ngoái, chúng tôi đã chỉ đạo rất quyết liệt trong việc phòng chống dịch nhưng hiệu quả chưa cao do tỷ lệ tiêm chủng sởi vẫn còn thấp. Hiện nay toàn ngành y đang thực hiện quyết liệt việc giành lại sự sống cho các cháu bằng mọi cách, dốc hết lực cho công việc này vì hiện trong Bệnh viện Nhi T.Ư vẫn còn khoảng 10 cháu đang trong tình trạng khá nặng do mắc phải sởi. Ngoài ra chúng tôi cũng còn nhiều việc khác phải làm và đang đeo đuổi một cách quyết liệt như vấn đề giảm tải bệnh viện, Bảo hiểm y tế toàn dân…”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. 
Dường như vẫn chưa hết xúc động, Bộ trưởng Tiến tiếp tục tâm sự: “Chúng tôi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng là qua 1 quá trình quy hoạch, được sự phân công của Bộ Chính trị, của BCH T.Ư, được Quốc hội phê chuẩn, … Chúng tôi nghĩ rằng ở vị trí này phải đặt quyền lợi của dân tộc, nhân dân lên trên phấn đấu làm hết sức mình với trách nhiệm, lương tâm và cả đam mê nghề nghiệp để làm sao cống hiến được nhiều nhất. Thế hệ chúng tôi không trải qua chiến tranh, cho nên tôi nghĩ đó cái nợ phải trả cho đất nước, cho dân tộc. Nhưng nếu trong quá trình, dù cả ngành chúng tôi thống nhất rất cao, từ T.Ư tới tuyến xã, Chính phủ quyết liệt, Quốc hội giám sát chặt chẽ thì chúng tôi tin rằng trong tương lai sẽ có kết quả đạt được. Tuy nhiên nếu trong quá trình làm việc, nếu mình không đủ năng lực, đã cố gắng hết sức, hết trách nhiệm và lương tâm, kể cả niềm đam mê nhưng không làm được nữa thì tôi nghĩ tôi cũng hoàn toàn thanh thản nhẹ nhàng và quay trở về làm công việc nào đó có ích nhất cho đời. Cho nên thời điểm này tôi không trả lời câu hỏi đó. Câu hỏi đó rất nhạy cảm nhưng tôi cũng trả lời rất thật từ trong lòng tôi”.

Trước đó, là người được đặt câu hỏi mở màn phiên họp báo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi trả lời câu hỏi của báo chí về việc có rút kinh nghiệm gì, cần có bài học gì để không lặp lại những sai sót như trong đợt chống dịch sởi vừa qua, bà đã bày tỏ rằng hầu hết các trường hợp tử vong do mắc sởi đều xảy ra với trẻ không được tiêm chủng và tiêm chủng không đầy đủ. Và tỷ lệ tử vong cao lại tập trung vào bệnh viện nhi đầu ngành.

“Mặc dù về việc tuyên truyền tiêm phòng sởi, Bộ Y tế cũng như Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt về chiến dịch tiêm sởi, nhưng chúng tôi cũng đã rút ra bài học kinh nghiệm và xin nhận khuyết điểm là công tác truyền thông chưa hiệu quả. Nếu công tác tuyên truyền làm tốt hơn thì có lẽ tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đã cao hơn và không phải xảy ra những trường hợp tử vong đáng tiếc như thời gian qua”- Bộ trưởng Tiến ngậm ngùi thừa nhận và chốt lại vấn đề: “Truyền thông yếu cũng là nguyên nhân khiến trẻ em mắc và tử vong nhiều vì dịch sởi”.

Tiếp lời cho Bộ trưởng Tiến, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cũng đánh giá: “Công tác tuyên truyền không chỉ là điểm yếu của riêng ngành y tế. Đây là bài học xương máu của chúng ta. Thực tế đã chứng minh những chiến dịch nào mà chúng ta thực hiện tốt công tác tuyên truyền thì kết quả sẽ thành công mỹ mãn, như chiến dịch tuyên truyền đội mũ bảo hiểm chẳng hạn”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới