“Ngũ hổ tướng” nước Thục Hán được trả lương ra sao?

Trong tiểu thuyết lịch sử “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, các vị tướng lĩnh của Thục Hán gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung, năm người họ được suy tôn là “Ngũ hổ thượng tướng”, vang danh thiên hạ.

Vậy mức lương bổng của họ được triều đình chi trả ra sao?…

Trong Ngũ Hổ tướng thì Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân là những vị tướng giỏi giúp Lưu Bị giành được một phần thiên hạ rộng lớn, có thể được xem là anh em tốt của Lưu Bị, cũng là những người mà Lưu Bị tin tưởng nhất. Còn về Hoàng Trung và Mã Siêu, thời gian họ đi theo Lưu Bị tương đối ngắn, đặc biệt là Mã Siêu…

Thời kỳ Tam Quốc luôn có những cuộc chiến lớn nhỏ không ngừng diễn ra, thời thế tạo anh hùng, vì vậy mà đã xuất hiện rất nhiều võ tướng nổi tiếng. Tuy nhiên: đánh trận thì đánh trận, vẫn cần phải ăn cơm! Tờ Sohu đã tìm hiểu về mức lương của các võ tướng nổi tiếng thời kỳ Tam Quốc. Nhưng trong thời xưa, tiền công của các quan viên không gọi là “tiền lương”, mà gọi là “thực ấp”, vậy thì thực ấp là gì? Nói một cách đơn giản chính là tiền lương mà hoàng đế hoặc chủ công phát cho thần tử hoặc các quan viên của mình.

“Ngu ho tuong” nuoc Thuc Han duoc tra luong ra sao?

Tranh vẽ "Ngũ hổ tướng" nước Thục.

Tiền lương của thời xưa cũng không phải là từ tay của hoàng đế hoặc chủ công trực tiếp phát đến tay của các thần tử. Đặc biệt là các vị tướng như Quan Vũ, Trương Phi, họ đều có khu vực thẩm quyền của mình. Ví dụ, cả đời Quan Vũ hầu như đều là giúp Lưu Bị trấn thủ Kinh Châu, còn Trương Phi thì sao? Trương Phi giúp Lưu Bị trấn thủ Lãng Trung, để phối hợp với Quan Vũ. Nói tóm lại, Quan Vũ và Trương Phi đều có địa vực quản lý của riêng mình.

Trong "Trung Quốc Sử Cảo" có ghi chép: "Người lập đại công có thể hưởng thực ấp, y phục và thuế của mấy trăm hộ đến một ngàn hộ". Vì vậy cho thấy, trong thời xưa, đối với những người có công lớn, đều là dựa theo thực ấp để phát tiền lương. Nếu như trong địa khu quản lý của mình có một ngàn hộ gia đình, bình quân một năm giao nộp 2 lượng bạc, vậy thì, tiền lương của Quan Vũ sẽ là hai vạn lượng một năm.

Ví dụ như Tào Tháo ban cho Trương Cáp – một vị tướng thiện chiến nhất dưới trướng, hưởng thực ấp của 4.300 hộ, cũng có nghĩa là Trương Cáp có thể quản lý tiền thuế của 4.300 hộ dân. Trong "Tam Quốc Chí" có đoạn chiếu viết: "Tặc Lượng (tức Gia Cát Lượng) lấy đám đông của Ba Thục, chống lại đội quân dũng mãnh của ta. Tướng quân mặc giáp cứng cầm vũ khí sắc bén, đánh đến đâu thắng đến đó, trẫm vô cùng vui mừng. Ban tặng một ngàn hộ thực ấp, cộng thêm trước đây tổng là bốn ngàn ba trăm hộ". Từ tài liệu ghi chép này có thể thấy được, trước khi Trương Cáp đánh bại Gia Cát Lượng vẫn luôn được nhận thực ấp của 3.300 hộ, sau khi đánh bại Gia Cát Lượng, Nguỵ Minh Đế Tào Duệ (cháu của Tào Tháo) lại tăng thêm cho Trương Cáp 1.000 hộ thực ấp, tổng cộng Trương Cáp được nhận thực ấp của 4.300 hộ.

Ngoài ra những quan tướng đồng liêu khác của Trương Cáp cũng được hưởng "thực ấp" và có tư liệu ghi chép lại khá cụ thể, ví như: Từ Hoảng là 3.100 hộ, Vu Cấm là 1.200 hộ, Lạc Tiến cũng là 1.200 hộ, còn Trương Liêu cũng không hơn Trương Cáp là mấy, khoảng 5.000 hộ, v.v… họ đều được hưởng mấy ngàn hộ thực ấp. Ngoài thực ấp ra, còn có những ban thưởng khác không định kì, ví như: bổng lộc, tiền, vải và gạo, cũng có khi là tướng lĩnh hoặc các quan viên lập được công lớn, được ban thưởng thêm vàng bạc, tiền của.

Còn về Lưu Bị, ông ban phát bao nhiêu lương cho các ái tướng của mình? Trong "Tam Quốc Chí" có đoạn viết:

"Đã chiếm được Ích Châu, ban thưởng Gia Cát Lượng, Pháp Chánh, Trương Phi và Quan Vũ mỗi người năm trăm cân vàng, một ngàn cân bạc, năm trăm vạn tiền, một ngàn tấc vải"…,

Những phần thưởng khác mà mỗi danh tướng được nhận nhiều khi cũng không giống nhau: "Lúc đó, Lưu Bị đánh thắng trận, ban cho Quan Vũ, Gia Cát Lượng, Trương Phi, Chánh Pháp mỗi người 500 cân gạo, còn có một ngàn cân tiền, vải vóc"…

Những bổng lộc kể trên cũng chỉ là ban thưởng cho Quan Vũ và các vị tướng lĩnh thuộc cấp mà thôi, chúng không thuộc về "thực ấp". Theo như tài liệu lịch sử ghi chép lại, vào thời kỳ của Lưu Bị, bao gồm cả Gia Cát Lượng, không có một vị đại thần nào được hưởng đãi ngộ thực ấp cả. Bởi vì Lưu Bị rất nghèo, lúc đó vì muốn ổn định lòng quân, Lưu Bị bất đắc dĩ phải thỉnh giáo Lưu Ba, những mong làm sao để giải quyết vấn đề ngân khố, vì về phương diện tiền bạc sắp không thể duy trì nổi nữa.

“Ngu ho tuong” nuoc Thuc Han duoc tra luong ra sao?-Hinh-2

Lưu Bị xưng vương, đứng hầu bên cạnh là Gia Cát Lượng và Trương Phi. Hình vẽ tại dãy Trường Lang của Di Hòa Viên, Bắc Kinh (ảnh theo Wikipedia).

Trong tác phẩm “Linh Lăng Tiên Hiền Truyện” có ghi chép: “Quân dụng không đủ, Bị rất lo lắng. Ba nói: Dễ thôi, chỉ cần đúc tiền trị giá một trăm, bình ổn các vật giá, lệnh quan viên quản lý thị trường. Bị nghe theo, nhiều tháng sau, phủ khố đầy ắp”.

Lưu Bị đối với vấn đề tài chính của mình còn không thể lo nổi, thì làm sao còn nghĩ đến vấn đề tiền lương của các thuộc hạ được chứ? Hơn nữa, nhà Thục lúc đó mới chỉ chiếm được ba quận thuộc Kinh Châu, cộng thêm Ích Châu, tổng nhân khẩu khi ấy chỉ có bảy mươi, tám mươi vạn người. Nếu như khi ấy Quan Vũ không gặp nạn, với số bá tánh ở 3 quận Kinh Châu, thì nguồn thu nhập của Quan Vũ chắc chắn sẽ không nhỏ. Ít nhất là ông ta có tiền để nuôi sống gia đình, việc chiêu binh mãi mã sẽ không thành vấn đề.

Vậy thì tiếp theo là Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu làm sao có được tiền? Địa vị của Trương Phi rất cao, hơn nữa lúc đó Lưu Bị còn phong Trương phi làm “Hữu tướng quân”, nhưng chỉ là một chức quan “hữu danh” mà thôi, chứ không có tiền lương bổng lộc.

Nghe nói năm xưa, khi Lưu Bị khởi sự, Trương Phi còn phải đổ hết tiền của mình vào đó. Còn Triệu Vân và Hoàng Trung đi theo Lưu Bị chỉ cần có cơm ăn là được rồi, ngày thường có thể sẽ có một chút ban thưởng nhỏ. Tình huống của Mã Siêu lại càng thảm hơn, lúc đó Lưu Bị cấp cho Mã Siêu một phong địa tên là “Lâm Tự”, nhưng ở đó vốn dĩ không có người Thục sinh sống, thì làm sao có thù lao chứ? Cộng thêm với tính cách hào phóng của Mã Siêu, vì vậy các chuyên gia phân tích lịch sử cho rằng: cho dù Mã Siêu có thu nhập đi nữa thì cũng thuộc vào “nhóm người tiêu sạch tiền lương hàng tháng!”…

Tào Tháo chỉ ra ai mới là người mạnh nhất trong Tam Quốc

Trong Tam Quốc, Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân luôn được đánh giá là những võ tướng mạnh nhất. Vậy, ai trong số họ là người đứng đầu. Đáp án được Tào Tháo đưa ra một cách nhanh chóng.

Trong thời kỳ lịch sử đẫm máu như Tam Quốc, bên cạnh những cuộc đấu trí, cuộc so tài giữa các võ tướng, danh tướng hàng đầu lúc bấy giờ luôn là chủ đề hấp dẫn. Việc các võ tướng chiến thắng trong các trận đơn đấu cũng có ý nghĩa rất lớn góp phần khích lệ sĩ khí của các đại quân trước khi tham chiến.

Trong số các võ tướng vang danh Tam Quốc, không thể không nhắc đến Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân. Luận về võ công, cả Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân đều là các cao thủ khiến nhiều người phải kiêng dè. Tuy nhiên, nếu không giao đấu thì bình thường khó phân thắng bại, bởi ba người nằm trong "Ngũ hổ tướng" của Lưu Bị, tình cảm huynh đệ rất tốt.

Hé lộ thông tin giật mình về ngày cuối đời của mỹ nhân Điêu Thuyền

Có truyền thuyết nói nàng tên thật là Nhâm Hồng Xương, do vào hậu cung của Hán Linh đế, được nhận một chức quan nhỏ là “điêu thuyền”, do đó mới có tên gọi như vậy.

He lo thong tin giat minh ve ngay cuoi doi cua my nhan Dieu Thuyen
Điêu Thuyền, một trong tứ đại mỹ nữ thời Tam Quốc, nổi tiếng lịch sử bởi dung nhan tuyệt sắc. Điêu Thuyền đã dùng chính sắc đẹp của mình gây ra mâu thuẫn giữa hai cha con Đổng Trác và Lã Bố Cuối cùng, nàng mượn chính tay Lã Bố để giết chết Đổng Trác. 

Tào Tháo dùng 2 từ nhìn thấu con người Gia Cát Lượng

Chỉ nói 2 từ nhưng Tào Tháo có thể nhìn thấu Gia Cát Lượng và nguyên nhân vì sao Lưu Bị lại không thích đưa vị quân sư kỳ tài này ra chiến trường.

Vào những năm cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, quần hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ. Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có ba thế lực mạnh nhất dẫn đầu, tạo thành thế chân vạc thời Tam Quốc, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.

Tào Tháo sử dụng chiêu bài "Phò tá Thiên tử để hiệu lệnh chư hầu", nhờ đó từng bước gặt hái được nhiều thành công trong quá trình xây dựng cơ nghiệp và củng cố quyền lực. Tuy nhiên, so với Tào Tháo, Lưu Bị gần như tay trắng lập nghiệp, lại nhiều năm phải sống trong cảnh ăn nhờ ở đậu, bôn ba khắp nơi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới