Ngư dân Trung Quốc: Đầu mối của khủng hoảng ngoại giao

Ngư dân Trung Quốc: Đầu mối của khủng hoảng ngoại giao
Các nhà điều tra Đài Loan kiểm tra các vết đạn trên tàu cá bị Cảnh sát biển Philippines bắn.
Các nhà điều tra Đài Loan kiểm tra các vết đạn trên tàu cá bị Cảnh sát biển Philippines bắn.

Căng thẳng Đài Loan-Philippines vẫn chưa lắng dịu, khi hai bên vẫn chưa tìm được một giải pháp chung. Suốt tuần qua, chính quyền Mã Anh Cửu liên tiếp gửi các tối hậu thư tới Manila yêu cầu xin lỗi-trừng phạt-bồi thường liên quan đến vụ Cảnh sát biển Philippines bắn tàu cá Đài Loan khiến một ngư dân thiệt mạng.
Theo Đài Bắc, các yêu cầu chính đáng của họ không được phía Philippines đáp ứng thỏa đáng. Kết quả là chính quyền Mã Anh Cửu quyết định áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt trong đó có ngừng tuyển lao động Philippines, đình chỉ các cuộc đối thoại cấp cao, ngừng hợp tác trao đổi song phương trong nhiều lĩnh vực...
Đài Loan thậm chí còn tập trận hải quân răn đe Philippines và đe dọa siết chặt thêm các lệnh trừng phạt, nếu Manila không nhanh chóng đáp ứng đầy đủ các yêu sách của họ.
Trong khi đó, Manila sẽ không chịu “nhún mình”. Trước bối cảnh đó, Mỹ, đồng minh thân cận của cả hai bên ra mặt yêu cầu cả Philippines lẫn Đài Loan phải giữ cái đầu lạnh để giải quyết căng thẳng.
Bế tắc hiện nay giữa Philippines và Đài Loan là trường hợp mới nhất trong một chuỗi những đối đầu và căng thẳng địa chính trị - trong đó do vô tình có mà do cố ý cũng có - liên quan trực tiếp đến ngư dân của các bên. Những sự cố như vậy được xem như là cột thu lôi hứng sét trong các tranh chấp lãnh hải diễn ra ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Biển Đông nói chung.
Các tàu cá, trên thực tế, không ít lần là nguyên nhân dẫn đến các sự cố trên biển giữa Trung Quốc và Nga, Trung Quốc và Việt Nam, Trung Quốc-Nhật Bản, Trung Quốc-Hàn Quốc hay giữa Nhật Bản và Đài Loan, Triều Tiên và Hàn Quốc.
Tàu tuần duyên Nhật Bản phun vòi rồng đuổi tàu cá Đài Loan tháng 9 năm ngoái.
 Tàu tuần duyên Nhật Bản phun vòi rồng đuổi tàu cá Đài Loan tháng 9 năm ngoái.

Trong số đó, có không ít sự cố nghiêm trọng dẫn đến căng thẳng leo thang và kéo dài trong quan hệ giữa các bên liên quan.
Cuối tháng 7 năm ngoái, tàu Hải quân Nga đã nổ súng vào tàu cá Trung Quốc trong vụ rượt đuổi đoàn tàu cá nước này đánh bắt trộm trên biển Nhật Bản (nằm giữa Nga, Nhật Bản và Bán đảo Triều Tiên). Theo các tuyên bố, Hải quân Nga đã buộc phải nổ súng vì tàu cá Trung Quốc cả gan khiêu khích trước, tỏ rõ ý định quay đầu lại, đâm thẳng vào tàu tuần duyên Nga.
Đây không phải là lần đầu tiên tàu Hải quân Nga nổ súng vào các tàu cá Trung Quốc và bắt giữ chúng vì đánh bắt trái phép, nhưng những vụ đối đầu có khả năng dẫn đến căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng như vậy hiếm khi xảy ra.
Cũng trong năm ngoái, Hàn Quốc buộc phải dùng đạn cao su bắn vào 30 tàu cá Trung Quốc, gây ra cái chết cho một ngư dân nước này, sau khi bị chống trả quyết liệt bằng nhiều loại vũ khí nguy hiểm như dao, búa, gậy gộc và nhiều loại vũ khí khác. Sự cố bi thảm trên lập tức khuấy động quan hệ Trung-Hàn.
Tuần duyên Hàn Quốc đụng độ tàu cá Trung Quốc hồi tháng 11/2011.
Tuần duyên Hàn Quốc đụng độ tàu cá Trung Quốc hồi tháng 11/2011.

Trong khi đó, năm 2010, vụ va chạm nghiêm trọng giữa tàu đánh cá Trung Quốc với tàu tuần duyên Nhật Bản (trong đó, tàu cá Trung Quốc cố tình đâm vào tàu Nhật) tại vùng biển tranh chấp gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng khiến quan hệ của 2 cường quốc châu Á “cơm không lành canh không ngọt” trong nhiều suốt nhiều tháng.

Một câu hỏi đặt ra là, tại sao các ngư dân – lẽ ra vốn hiền lành, chất phác, chỉ vì kế sinh nhai mà phải mạo hiểm tính mạng ra khơi đánh bắt –lại đóng vai quan trọng trên sân khấu quốc tế khi là đầu mối của các bế tắc ngoại giao? Có những yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan để giải thích vấn đề này.

Trước hết, nguồn cá ở các vùng biển châu Á đang cạn kiệt. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều tàu cá bất chấp các nguy cơ, “cố tình đi lạc” vào vùng biển của các nước khác với hy vọng gặp may, vớ được một mẻ cá lớn.

Một lý do đáng kể khác chính là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở nhiều quốc gia châu Á, dẫn đến các sự cố như trên có thể bị lợi dụng để phục vụ các ý đồ riêng lớn hơn. Sự ngóc đầu dậy của chủ nghĩa dân tộc ở các nước này cũng dẫn đến hệ quả, việc một ngư dân bị bắt, bất kể là vì lý do gì, cũng trở thành vấn đề hệ trọng quốc gia.

Ngoài ra, có những nghi ngờ cho rằng, một số quốc gia – đặc biệt là Trung Quốc – rõ ràng đang lợi dụng ngư dân như là một chiêu bài chính trị để có thể đạt được những lợi ích nào đó trong các tranh chấp giữa họ với các nước khác khác.  Ở trường hợp này, tàu cá và ngư dân không còn là những nạn nhân vô tội, vô tình bị cuốn các sự cố trên biển đầy ắp tính toán và mưu mô. Còn nhớ ở đỉnh cao của căng thẳng lãnh thổ Trung-Nhật năm ngoái, có tin nói rằng, Trung Quốc đã xua “một hạm đội khủng” 1.000 tàu cá tới quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, với mục tiêu lất át lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.

Xem xét sự cố trên biển mới nhất, ngư dân Đài Loan Hung Shih-cheng, 65 tuổi vừa thiệt mạng vì trúng đạn của tàu tuần tra Philippines hôm 9/5 trở thành tâm điểm trong căng thẳng hiện nay giữa Đài Bắc và Manila. Theo nhiều nguồn tin, có vẻ ngư dân Hung đã mạo hiểm xâm phạm lãnh hải tranh chấp với mục đích đơn giản là đánh cá. Theo Cảnh sát biển  Philippines, sau khi bị phát hiện, tàu cá của ngư dân này đã cố tình đâm vào tàu tuần tra của họ và họ buộc phải nổ súng.

Mạo hiểm “đi lạc” vào vùng lãnh hải tranh chấp, để rồi đối mặt với nguy cơ bị truy đuổi, bắt giữ và thậm chí bị bắn rõ ràng là rủi ro nghề nghiệp nghiêm trọng và không đáng để xảy ra.


TIN LIÊN QUAN


ĐANG ĐỌC NHIỀU

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.