Ngư dân trúng hàng tấn cá nhỏ xíu, thơm thịt, ít xương

Những ngày này, ngư dân Hà Tĩnh liên tiếp trúng đậm cá cơm. Trừ chi phí, họ có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi ngày.

Sáng sớm 14/12, thuyền của ngư dân Nguyễn Hải Trà thôn Tam Hải 2, xã Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sau một đêm đánh bắt trở về bờ với khoang đầy ắp hơn 3 tấn cá cơm.
Anh Trà cùng các thuyền viên dùng hàng trăm khay nhựa đựng cá và cùng nhau hối hả chuyển lên bến bán.
Ngu dan trung hang tan ca nho xiu, thom thit, it xuong
Ngư dân vận chuyển cá cơm lên bờ bán (Ảnh: Văn Nguyễn).
Phía trên bờ, thương lái dùng cả xe đông lạnh đến chờ sẵn để thu mua. Họ trải bạt cỡ lớn ra nền đất để thuận tiện cho việc thu gom và cân cá.
Nhiều người dân trong vùng hay tin cũng đến mua hàng để mang ra chợ dân sinh bán kiếm lời.
Theo anh Trà, cá được thương lái mua với giá 12.000-15.000 đồng/kg.
Ngu dan trung hang tan ca nho xiu, thom thit, it xuong-Hinh-2
Cá được thương lái thu mua ngay tại bến (Ảnh: Văn Nguyễn).
"Trừ chi phí xăng dầu, nhân công, những ngày cao điểm, tôi thu lãi vài chục triệu đồng.
Việc trúng đậm cá cơm khiến chúng tôi rất phấn khởi, quên đi mệt nhọc trong quá trình lao động trên biển", anh Trà vui mừng chia sẻ.
Theo nhiều ngư dân, khoảng 3-4 ngày nay, vùng biển xã Kỳ Ninh lặng sóng, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt cách bờ khoảng 2-3 hải lý.
Trong màn đêm, họ dùng máy dò và quan sát bằng mắt thường theo kinh nghiệm. Khi thấy những mảng trắng dập dềnh, đó là dấu hiệu đàn cá cơm vào bờ. Sau mỗi lần biển động, cá vào càng nhiều. Khi phát hiện, ngư dân sẽ dùng lưới vây đánh bắt.
Sáng 14/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trần Ngọc Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh, cho biết địa phương có khoảng hơn 220 tàu thuyền công suất từ 12CV đến 350CV, trong đó có hàng chục tàu thuyền đánh bắt cá cơm gần bờ.
Nhiều ngày nay, ngư dân liên tiếp trúng đậm cá cơm các loại như cá cơm bạc, cơm than, cơm mờm.
Ngu dan trung hang tan ca nho xiu, thom thit, it xuong-Hinh-3
Cá cơm thơm thịt, ít xương, được nhiều người yêu thích (Ảnh: Văn Nguyễn).
"Bình quân, mỗi tàu thuyền đánh bắt trong ngày được 1,5-2 tấn, tàu nhiều nhất từ 2 đến 3 tấn cá cơm. Ngoài cá cơm, ngư dân cũng đánh bắt được nhiều loại hải sản khác có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định", ông Phú thông tin.
Cá cơm phân bố khắp các vùng biển, có kích thước nhỏ, chiều dài tối đa 40cm, thường là dưới 15cm, phổ biến bơi thành đàn và ăn các loại sinh vật phù du.
Cá cơm thơm thịt, ít xương, là món ăn dân giã, mang hương vị đặc trưng của biển cả, được nhiều người yêu thích. Loại cá này được chế biến thành nhiều món như phơi khô, kho tiêu, kho nghệ, kho riềng, kho nước dừa, kho cay, chiên tỏi ớt, tẩm bột chiên hay nấu canh chua.

Thuyền trưởng tàu chìm: "Đau xót vì quá nhiều người chết trên biển"

Sau nhiều giờ vượt biển, tàu 466 Vùng 4 Hải quân đã tiếp cận tàu chở hàng nước ngoài, đón 5 ngư dân Bình Thuận đưa về bờ. Các ngư dân dù được cứu nhưng không giấu được nỗi buồn khi chứng kiến các bạn thuyền tử nạn.

5 thuyền viên sức khỏe ổn định, đang được đưa về bờ

Sáng 23/7, trao đổi P.V VietNamNet, đại diện Ban Tuyên huấn, Vùng 4 Hải quân đóng tại Khánh Hòa cho biết, 20h hôm qua, tàu 466 thuộc Hải quân đã tiếp cận tàu chở hàng nước ngoài, làm thủ tục tiếp nhận 5 thuyền viên ngư dân Bình Thuận.

Khi đến nơi, lực lượng Hải quân dùng xuồng sang tàu hàng để đưa các ngư dân qua tàu Hải quân an toàn. Hiện, các thuyền viên sức khỏe ổn định, đang hồi phục. Tàu Hải quân đang trên hành trình trở về bờ, dự kiến 21h hôm nay sẽ đến vịnh Cam Ranh, và sẽ tổ chức bàn giao cho cơ quan chức năng cùng gia đình vào sáng 24/7.

Thuyen truong tau chim:

Tàu 466 cơ động tiếp cận tàu hàng BUFFALO để đưa 5 thuyền viên về bờ. Ảnh: Tàu 466

Sáng qua, tàu chở hàng Buffalo trên hành trình Ai Cập đi Trung Quốc, khi cách Nha Trang 240 hải lý về phía đông đã phát hiện 5 ngư dân trên thuyền thúng đã tiếp cận, cứu vớt. Đây là 5 thuyền viên đã nhảy xuống thuyền thúng khi tàu đánh cá Bình Thuận bị chìm, hôm 10/7. Đó là thuyền trưởng Bùi Văn Toàn, 50 tuổi; các thuyền viên Nguyễn Văn Mỹ, 58 tuổi; Bùi Văn Vinh, 42 tuổi; Lê Văn Dũng, 36 tuổi và Nguyễn Thành La, 40 tuổi.

Thuyen truong tau chim:

Ngư dân được bác sĩ quân y chăm sóc y tế trên tàu 466 sau khi tiếp nhận từ tàu hàng. Ảnh: 466

Sau khi được cứu, thuyền viên Nguyễn Thành La, 40 tuổi, cho biết ông cùng 7 người khác ở trên thuyền thúng. Sau nhiều ngày lênh đênh, trôi dạt trên biển thì có 3 người kiệt sức, đành phải thả thi thể xuống biển (không rõ vị trí).

Xót xa chứng kiến bạn thuyền chết vì kiệt sức

Sau khi được tàu nước ngoài cứu và được chăm sóc, sức khỏe của các ngư dân đang hồi phục, tinh thần dần ổn định. “Chúng tôi được sống lại thêm lần nữa, nhờ có tàu cứu, nhưng đau xót chỉ cứu người sống, còn đồng nghiệp đã không còn”, ông Bùi Văn Toàn, thuyền trường tàu cá BTh 97478 TS, nói.

Thuyen truong tau chim:

Bà Trần Thị Phượng, vợ thuyền trưởng Toàn “đứng ngồi không yên” khi nghe tin tàu chồng gặp nạn. Ảnh: An Phước

Ngày 21/6, tàu cá của ông Toàn với 15 thuyền viên xuất bến tại TP Phan Thiết, vươn khơi. Sau 20 ngày đánh bắt, tàu trên đường trở về bờ thì gặp giông gió. Từng cột sóng cao 4 m liên tục vỗ mạnh vào mạn tàu, nước tràn bên trong. Mọi người chia nhau bơm, tát nước, nhưng tàu chìm rất nhanh, đành bất lực. Lúc này, 15 thuyền viên đã bỏ hai thuyền thúng xuống biển, chia làm hai nhóm thoát thân. Ông Toàn cùng 7 thuyền viên khác lên một thuyền thúng. Thúng khác có 7 thành viên. Sau thời gian chống chọi với sóng dữ, hai thuyền thúng bị lạc nhau.

Nhiều ngày trôi dạt trên biển trong điều kiện sóng gió, đói và khát, khiến mọi người kiệt sức dần, có khi họ phải hớp đỡ nước biển cho bớt khô họng. Khi trời mưa, họ hứng nước uống cầm hơi, hy vọng có tàu đi qua phát hiện để cứu. Khi đó, mọi người phải động viên nhau để vượt qua.

Tuy nhiên, ba đồng nghiệp của ông đã không cầm cự được, kiệt sức rồi qua đời. “Chúng tôi đau xót phải thả thi thể anh em xuống biển, chứ không còn cách khác”, ông Toàn nói.

Ông cho biết, thúng nhỏ quá, tám người chứa không hết; những người nào còn sống chỉ cứu mạng, chứ người chết thì không thể giữ được.

Thuyen truong tau chim:

Thuyền viên Nguyễn Thành Luyến gặp gỡ người thân tại quê nhà Bình Thuận sau chuyến biển định mệnh. Ảnh: Châu Ngọc

Theo ông Toàn, suốt thời gian trên biển, có nhiều tàu đi qua, họ liên tục la lớn, gọi khàn cả cổ họng, nhưng không ai nghe. Trải qua ngày thứ 12, có tàu hàng nước ngoài chạy qua, các ngư dân cố lấy sức la lớn với hy vọng được phát hiện, nhưng các thuyền viên tàu này không hay biết. Đến gần trưa, điều kỳ diệu cũng đến với họ khi tàu này quay trở lại, phát hiện các ngư dân rồi cứu vớt.

Ngoài biến cố lần này, cách đây 8 năm, ông Toàn cùng em trai là Bùi Văn Vinh, và anh em ông Nguyễn Thành La, Nguyễn Thành Luyến là những người từng gặp nạn khi tàu chìm ở biển Kê Gà (Bình Thuận). Khi đó, ông Toàn cùng các thuyền viên khác phải bám vào bè tre và các vật dụng nổi trên tàu, chơi với giữa biển khơi hơn chục giờ trong điều kiện biển động, sóng lớn. Sau đợt đó, các ngư dân nghỉ biển một thời gian, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ trở lại với nghề, rồi gặp nạn.

Trong khi đó, ở quê nhà Bình Thuận, thân nhân các ngư dân những ngày qua sống trong thấp thỏm, mong ngóng tin tức mỗi giờ. Vợ thuyền trưởng Toàn, bà Trần Thị Phượng “đứng ngồi không yên”. Bà Phượng liên tục nhận điện thoại hỏi thăm từ nhiều người thân, bạn bè sau khi tin tàu chồng bị nạn, cũng như thoát chết.

Dáng vẻ mệt mỏi, bà Phượng cho biết vừa nằm viện trở về sau khi trải qua phẫu thuật căn bệnh dạ dày, sức khỏe chưa ổn, phải nằm nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khi nghe tin chồng cùng các thuyền viên bị nạn, bà cứ thao thức, lo lắng.

“Chỉ tới khi biết chồng được cứu tôi mới thở phào, nhưng buồn khi có nhiều bạn thuyền đã đi mà không trở về”, bà Phượng nói.

Bắt thêm 1 đối tượng vụ ngư dân bị hành hạ dã man

Công an đã khởi tố, bắt giam 4 bị can liên quan vụ ngư dân bị hành hạ dã man gây xôn xao dư luận.

Liên quan vụ ngư dân Trương Văn Trung và Lê Văn Bình bị hành hạ dã man, ngày 7-12, theo nguồn tin của phóng viên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam thêm 1 đối tượng là Sử Chí Tâm để điều tra về hành vi hành hạ người khác.
Bat them 1 doi tuong vu ngu dan bi hanh ha da man
 Ông Trung có kết quả giám định thương tích 48%
Bat them 1 doi tuong vu ngu dan bi hanh ha da man-Hinh-2
Ba đối tượng hành hạ dã man ngư dân bị bắt trước đó 

Như Báo Người Lao Động thông tin, tối 15-11, mạng xã hội xuất hiện 2 clip ghi cảnh ngư dân bị hành hạ dã man trên tàu cá. Vụ việc sau đó được xác định xảy ra tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Nạn nhân trong vụ bạo hành là ông Trung và Bình.

Những ngày cuối tháng 5-2022, ông Trung và ông Bình đến Công an thị trấn Sông Đốc trình báo việc bị đánh gây thương tích trên tàu cá. Cả 2 chỉ yêu cầu bồi thường tiền thuốc mà không yêu cầu xử lý hình sự.
Nạn nhân cho biết tàu cá này do bà Phạm Thị Hà làm chủ, xuất bến ra biển đánh bắt tại cửa sông Ông Đốc ngày 4-1. Trên tàu có 7 ngư dân, gồm: Nguyễn Công Toàn; Nguyễn Văn Hùng, Đoàn Văn Hùng, Trương Văn Trung, Phạm Chí Cường, Nguyễn Văn Của và Nguyễn Văn Tỵ. Sau đó, một ngư dân không làm biển được nên đi nhờ tàu khác vào bờ. Lúc này, bà Hà điều ông Bình ra thay thế. Từ đây, vụ việc hành hạ dã man đã xảy ra.
Khi nhận được trình báo của người dân, Công an thị trấn Sông Đốc đã nhiều lần yêu cầu chủ tàu đưa phương tiện vào bờ để làm rõ vụ việc nhưng bà Hà không chấp hành.
Sau đó, Công an huyện Trần Văn Thời quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng gồm: Nguyễn Công Toàn (34 tuổi), Đoàn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tỵ (34 tuổi; cùng ngụ huyện Trần Văn Thời) để điều tra về hành vi hành hạ người khác. Tại cơ quan chức năng, các đối tượng khai lý do đánh ông Trung là do ông này làm biếng.
Hiện, công an đang phối hợp cùng người thân tìm kiếm nạn nhân còn lại là ông Bình.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.