Ngọn núi thử hạt nhân có nguy cơ nổ tung, đe dọa thảm họa môi trường

Nhiều khả năng 5 vụ thử nghiệm hạt nhân gần đây được thực hiện tại cùng một địa điểm và nơi này có nguy cơ sụp đổ rất lớn, bức xạ sẽ rò rỉ khắp khu vực.

Bằng cách đo đạc và phân tích những sóng gây sốc từ các vụ nổ dưới lòng đất, kể cả vụ thử nghiệm hạt nhân mạnh nhất và mới nhất ngày 3/9, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc tin rằng, tất cả các cuộc thử nghiệm này đều được thực hiện ở cùng một ngọn núi tại địa điểm thử nghiệm Punggye-ri.
Ngon nui thu hat nhan co nguy co no tung, de doa tham hoa moi truong
Hình ảnh vị trí bãi thử tên lửa Punggye-ri chụp từ vệ tinh hồi tháng 4/2017 do Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia Pháp chụp. Ảnh: SCMP 
Nhóm nghiên cứu thí nghiệm địa vật lý và địa chấn này đã đưa ra tuyên bố trên trang web của họ ngày 4/9. Nhà nghiên cứu địa vật lý Ôn Liên Hạnh, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, dựa trên dữ liệu thu thập được từ hơn 100 trung tâm giám sát động đất ở Trung Quốc, biên độ sai số không vượt quá 100 mét, tuy nhiên ông không bình luận gì thêm.
Nhóm ước tính, năng lượng được phát ra trong cuộc thử nghiệm mới nhất là khoảng 108,3 kiloton TNT, gấp 7,8 lần so với số lượng phát ra từ bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima ở Nhật vào năm 1945.
Một nhóm các nhà khoa học ở Na Uy cũng ước tính, lượng năng lượng do vụ nổ phát nổ tại Punggye-ri vào ngày 3/9 gấp 10 lần so với quả bom thả xuống Hiroshima.
Ông Vương Nại Yên, cựu Chủ tịch của Hiệp hội Hạt nhân Trung Quốc và là nhà nghiên cứu cấp cao về chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nói rằng, nếu những phát hiện của nhóm ông Ôn đáng tin cậy, có nguy cơ thảm họa môi trường nghiêm trọng.
Chỉ cần thêm một cuộc thử nghiệm nữa có thể khiến toàn bộ quả núi này tự chôn vùi, để lại một lỗ hổng mà từ đó bức xạ có thể thoát ra và trôi dạt khắp khu vực, kể cả Trung Quốc.
Vụ thử nghiệm ngày 3/9 của Triều Tiên đã kéo theo trận động đất kéo dài 8 phút sau đó. Theo giải thích của các nhà chức trách địa chấn Trung Quốc, đó là do hiện tượng vùi lấp bị kích hoạt bởi vụ nổ dưới lòng đất.
Ông Vương cho biết thêm, không phải mọi ngọn núi đều thích hợp cho việc thử nghiệm hạt nhân. Bởi lẽ, ngọn núi phù hợp phải cao nhưng dốc lại phải bằng phẳng. Dựa trên thực tế diện tích đất đai hạn hẹp của Triều Tiên, rất có thể Triều Tiên không có quá nhiều đỉnh núi thích hợp để lựa chọn làm nơi thử hạt nhân.
Ông Vương nói: "Nếu bom được đặt ở đáy của các đường hầm khoan theo chiều dọc, vụ nổ sẽ làm ít thiệt hại hơn. Tuy nhiên, các đường hầm dọc rất khó và tốn kém để xây dựng, và nó không dễ dàng để đặt cáp và cảm biến thu thập dữ liệu từ vụ nổ. Dễ dàng hơn nhiều là xây một đường hầm nằm ngang kéo sâu vào tâm núi, nhưng điều này làm tăng nguy cơ mọi thứ bị thổi bay lên trời."
"Một quả bom nặng 100 kiloton là một quả bom tương đối lớn. Chính phủ Triều Tiên nên ngừng các cuộc thử nghiệm vì chúng gây ra một mối đe dọa lớn không chỉ đối với Triều Tiên mà còn cho các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc ", ông Vương cho biết.
Tuy nhiên, ông Vương cũng cảnh báo rằng, có thể các tính toán của nhóm ông Ôn là sai. Các đợt sóng động đất di chuyển ở các tốc độ khác nhau thông qua các loại đá khác nhau, do đó, không dễ dàng đưa ra dự đoán chính xác dựa trên dữ liệu địa chấn.
Trong thời gian này, các nhà chức trách Trung Quốc, bao gồm cả Cục An toàn Hạt nhân Quốc gia, sẽ tiếp tục theo dõi sát sao các cuộc thử hạt nhân do Triều Tiên thực hiện. Các báo cáo về phóng xạ của chính phủ Trung Quốc đưa ra hôm 4/9 cho thấy không có gì bất thường.

Cuộc sống yên bình ở Triều Tiên qua ảnh Reuters

(Kiến Thức) - Bộ ảnh dưới đây của hãng tin Reuters phần nào giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống yên bình ở Triều Tiên.

Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters
 Những lá cờ bay phấp phới trên một con đường ở Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Il-sung (15/4).
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-2
 Một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho các phóng viên nước ngoài khi họ tham quan Tháp Chủ Thể cao 170 mét ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-3
 Cảnh mặt trời lặn ở Bình Nhưỡng.
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-4
 Người đàn ông đạp xe trên bờ sông Taedong ở Bình Nhưỡng.
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-5
 Người người dân Triều Tiên ngồi trò chuyện với nhau tại một địa điểm ở Bình Nhưỡng.
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-6
 Mọi người cùng nhau quét dọn ở khu vực trước tượng đài cố Chủ tịch  Kim Il-sung và cố lãnh đạo Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng.
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-7
Những người phụ nữ Triều Tiên mặc bộ hanbok truyền thống. 
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-8
 Bức ảnh chụp đường phố Bình Nhưỡng nhìn từ trên cao.
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-9
 Người phụ nữ nhìn ra ngoài khi ngồi trên xe buýt ở Bình Nhưỡng.
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-10
Xe đạp dường như là một trong những phương tiện phổ biến của người dân đất nước Triều Tiên.
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-11
 Một người đàn ông ngồi bên đường gần Quảng trường Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng vào buổi tối.
Cuoc song yen binh o Trieu Tien qua anh Reuters-Hinh-12
 Mọi người tập luyện chuẩn bị cho buổi diễu hành ở Quảng trường Kim Il-sung. (Nguồn ảnh: Reuters)

Góc nhìn mới cuộc sống ở Triều Tiên qua ảnh Adam Baidawi

(Kiến Thức) - Loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Adam Baidawi đã cung cấp cho độc giả một góc nhìn mới về cuộc sống ở Triều Tiên.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi
Báo Daily Mail (Anh) mới đây đăng tải loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Adam Baidawi phần nào tiết lộ góc nhìn mới về cuộc sống ở Triều Tiên
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-2
Đất nước Triều Tiên vốn được biết đến là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-3
 Một cảnh sát giao thông đứng trên con đường rộng rãi ở Triều Tiên.
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-4
 Người phụ nữ ngoái đầu nhìn ra ngoài cửa sổ khi ngồi trên tàu.
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-5
Những người công nhân Triều Tiên thường được giao nhiệm vụ xây dựng tượng đài các nhà lãnh đạo của nước này, cả trong quá khứ và hiện tại. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-6
Nhiếp ảnh gia Baidawi cũng ghé thăm một số ngôi trường ở Triều Tiên. Các em học sinh tài năng sẽ được học trong những ngôi trường tốt nhất ở Triều Tiên và được giảng dạy cả về âm nhạc. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-7
Cảnh vắng vẻ trong một sân bay ở Triều Tiên. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-8
 Tờ báo của Triều Tiên cũng có phiên bản tiếng Anh và được chính phủ Bình Nhưỡng kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung, chỉ có những thông tin tích cực được đăng tải.
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-9
 Các em học sinh được học lịch sử trong trường.
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-10
Để bày tỏ sự kính trọng đối với nhà lãnh đạo của đất nước, người dân Triều Tiên thường trình diễn những màn múa tập thể ấn tượng như thế này. Tiết mục có thể kéo dài hơn một giờ đồng hồ. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-11
Người dân Triều Tiên xem pháo hoa trong một dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Il-sung. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-12
Một nữ cảnh sát giao thông Triều Tiên. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-13
 Một người dân Triều Tiên đi xe đạp trên đường phố.
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-14
Cảnh người dân làm việc trên cánh đồng ở vùng nông thôn. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-15
 “Chúng tôi không được phép chụp binh sĩ Triều Tiên hay các khu công trường xây dựng”, nhiếp ảnh gia Baidawi cho biết. (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.