Ngôn ngữ cơ thể hai ông Trump-Kim tại cuộc gặp nói lên điều gì?

Trong khi Tổng thống Mỹ chủ động tỏ ra mạnh mẽ thì nhà lãnh đạo Triều Tiên có chút thư thái và thoải mái hơn tại cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore.

Dĩ nhiên ở bất cứ sự kiện quan trọng nào, mọi hành vi, cử chỉ, dù là nhỏ nhất của các nhân vật quan trọng đều bị "super soi". Với cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều, chuyện "soi" này càng là tất yếu.
Theo hãng tin Reuters, mặc dù về tổng thể, cả hai nhà lãnh đạo đều tỏ ra tự tin, song ngôn ngữ cơ thể cũng bộc lộ những hồi hộp nhất định của họ trong lần đầu gặp mặt.
Ông Kim Jong Un tới nơi dự hội đàm bằng chiếc xe Mercedes bóng lộn, một loại hàng hóa bị cấm bán cho Triều Tiên theo các lệnh trừng phạt quốc tế - Ảnh: SKY NEWS
Ông Kim Jong Un tới nơi dự hội đàm bằng chiếc xe Mercedes bóng lộn, một loại hàng hóa bị cấm bán cho Triều Tiên theo các lệnh trừng phạt quốc tế - Ảnh: SKY NEWS 
Theo bà Karen Leong, một chuyên gia ngôn ngữ cơ thể, giám đốc điều hành công ty Influence Solutions có trụ sở tại Singapore, trong 60 giây đầu tiên của cuộc gặp, cả hai đều chứng tỏ họ muốn kiểm soát tình huống.
Ông Trump chủ động tỏ ra mạnh mẽ và quyền lực trong khi ông Kim dường như khá thoải mái, nhẹ nhõm - Ảnh: AP
Ông Trump chủ động tỏ ra mạnh mẽ và quyền lực trong khi ông Kim dường như khá thoải mái, nhẹ nhõm - Ảnh: AP 
"Cái bắt tay của họ dường như là giữa những người đồng đẳng", bà nói. "Ông Trump dường như đã rất ý thức về điều này, rằng ông cần phải nâng cao tầm quan trọng và cần được nhìn nhận ông là người dẫn dắt".
Ông Trump cũng là người hầu như nói nhiều hơn và ông Kim tỏ vẻ lắng nghe chăm chú, xoay mặt về phía ông Trump tới 3 lần trong lúc hai người bước về phía phòng họp riêng của họ.
Tuy nhiên ông cũng đã chạm nhẹ vào cánh tay ông Trump, một động thái cho thấy sự kiểm soát với cuộc tiếp xúc.
Tổng thống Mỹ, với tuổi đời nhiều gấp đôi ông Kim Jong Un, sau đó tỏ thái độ như một người dẫn lối tới thư viện, nơi hai người có cuộc đối thoại riêng với nhau, đặt bàn tay lên phía sau lưng nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Ông Trump có những động tác chạm nhẹ vào người ông Kim rất nhanh, một cách chứng tỏ là ông không hề ngại ngần trong việc "vi phạm" vào không gian riêng của người đối thoại để tạo sự thân mật vật lý - Ảnh: REUTERS
Ông Trump có những động tác chạm nhẹ vào người ông Kim rất nhanh, một cách chứng tỏ là ông không hề ngại ngần trong việc "vi phạm" vào không gian riêng của người đối thoại để tạo sự thân mật vật lý - Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên cũng theo bà Leong, cả hai vị nguyên thủ đều không dễ giấu được sự hồi hộp nhất định của họ sau khi đã ngồi xuống.
Trong khi ông Trump nở nụ cười nhìn về một phía và bồn chồn đan tay thì ông Kim hơi nghiêng người và nhìn xuống sàn nhà.
Ông Trump ngồi với tư thế đan tay quen thuộc, một động thái có biểu thị cho ý "Tôi quyền lực hơn anh" - Ảnh: AFP
 Ông Trump ngồi với tư thế đan tay quen thuộc, một động thái có biểu thị cho ý "Tôi quyền lực hơn anh" - Ảnh: AFP
Chuyên gia phân tích ngôn ngữ cơ thể Darren Stanton của báo The Sun (Anh) lại có cách nhìn riêng khá độc đáo khi phân tích về thước phim ghi lại cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều.
Ông Stanton cho rằng một chi tiết đầu tiên đáng chú ý là ông Kim Jong Un đã tới nơi hội đàm bằng chiếc Mercedes Maybach, chiếc xe hơi hạng sang mà theo lý thuyết ông Kim không thể sở hữu khi đang phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế.
Ông Darren nói: "Việc có thể sử dụng hoặc sở hữu một chiếc xe hơi sang trọng như thế này, điều đó dường như đã biểu hiện một chút tinh quái ngay từ lúc bắt đầu".
Khi gặp mặt, ông Darren phân tích về cách bắt tay của họ: "Ông Trump nắm tay ông Kim, đặt bàn tay kia lên phía trên cánh tay còn lại, biểu thị ông là người mạnh mẽ hơn".
Sau cái bắt tay đầu tiên, cả hai cùng hướng mặt về phía các máy quay phim. Trong khi ông Trump tỏ ra nghiêm nghị thì ông Kim có vẻ thư thái, nhẹ nhõm và mỉm cười nhiều hơn.

Triển vọng Thượng đỉnh Mỹ-Triều có bừng sáng như ông Trump hứa hẹn?

Lời hứa hẹn về việc tái khởi động Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều của Tổng thống Mỹ liệu có “đầy triển vọng” như ông chia sẻ trên Twitter?

“Đối thoại tích cực”

Cuộc “chạy đua” ngoại giao trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều

(Kiến Thức) - Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới tại Singapore, nhiều cuộc gặp ngoại giao quan trọng đã diễn ra, trong đó có cuộc hội đàm lần hai giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm.

Ngày 26/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau lần thứ hai tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm, chỉ một tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử hôm 27/4. Ảnh: Reuters.
Ngày 26/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau lần thứ hai tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm, chỉ một tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử hôm 27/4. Ảnh: Reuters. 
Theo thông báo từ Nhà Xanh, Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thẳng thắn trao đổi ý kiến về vấn đề thi hành Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 cũng như hướng đến thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới thành công. Ảnh: Yonhap.
Theo thông báo từ Nhà Xanh, Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thẳng thắn trao đổi ý kiến về vấn đề thi hành Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 cũng như hướng đến thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới thành công. Ảnh: Yonhap. 
Tổng thống Moon viết vào sổ lưu niệm trước cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 26/5. Ảnh: Reuters.
 Tổng thống Moon viết vào sổ lưu niệm trước cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 26/5. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 7/5, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đáp chuyến bay xuống thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh để gặp và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 7/5, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đáp chuyến bay xuống thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh để gặp và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters. 
Có thể nói, chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên muốn Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
 Có thể nói, chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên muốn Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Reuters.
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 4/5/2018. Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 4/5/2018. Ảnh: Reuters. 
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xuống máy bay khi tới thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 9/5. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xuống máy bay khi tới thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 9/5. Ảnh: Reuters. 
Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5. Ảnh: Reuters. 
Hôm 30/5, ông Kim Yong-chol (trái), người được mệnh danh là "cánh tay phải" của lãnh đạo Kim Jong-un, đã đến Mỹ để hội đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo nhằm cứu vãn hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên dự kiến diễn ra vào ngày 12/6. Ảnh: Reuters.
Hôm 30/5, ông Kim Yong-chol (trái), người được mệnh danh là "cánh tay phải" của lãnh đạo Kim Jong-un, đã đến Mỹ để hội đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo nhằm cứu vãn hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên dự kiến diễn ra vào ngày 12/6. Ảnh: Reuters. 
Chuyến thăm Mỹ của ông Kim Yong-chol diễn ra cùng thời điểm với hàng loạt chuyến công du con thoi khác của các quan chức Mỹ và Triều Tiên trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều. Mỹ được cho là đang hoạt động trên 3 “mặt trận” để chuẩn bị cho thượng đỉnh tiềm năng với Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
 Chuyến thăm Mỹ của ông Kim Yong-chol diễn ra cùng thời điểm với hàng loạt chuyến công du con thoi khác của các quan chức Mỹ và Triều Tiên trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều. Mỹ được cho là đang hoạt động trên 3 “mặt trận” để chuẩn bị cho thượng đỉnh tiềm năng với Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Triều Tiên, chiều 31/5 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nhà khách chính phủ Paekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters.
 Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Triều Tiên, chiều 31/5 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nhà khách chính phủ Paekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters. 
Được biết, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Nga tới Triều Tiên trong vòng 9 năm qua. Ông Lavrov đã chuyển tải thông điệp nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra. Ảnh: Ngoại trưởng Nga nâng ly cùng người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho trong cuộc gặp ngày 31/5. Ảnh: Reuters.
 Được biết, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Nga tới Triều Tiên trong vòng 9 năm qua. Ông Lavrov đã chuyển tải thông điệp nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra. Ảnh: Ngoại trưởng Nga nâng ly cùng người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho trong cuộc gặp ngày 31/5. Ảnh: Reuters.
Ngày 27/4, ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên sau gần 70 năm bước qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền Triều Tiên để gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters.
 Ngày 27/4, ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên sau gần 70 năm bước qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền Triều Tiên để gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters. 
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần này đã kết thúc thành công tốt đẹp với việc hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như chấm dứt tình trạng chiến tranh ngay trong năm nay. Ảnh: Reuters.
 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần này đã kết thúc thành công tốt đẹp với việc hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như chấm dứt tình trạng chiến tranh ngay trong năm nay. Ảnh: Reuters. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.