Ngọn lửa xung đột Israel - Hezbollah thổi bùng, nỗ lực ngoại giao yếu ớt

Israel và Hezbollah đang tiếp tục các cuộc tấn công dữ dội xuyên biên giới theo kiểu ăn miếng trả miếng, tiến gần hơn tới một cuộc xung đột toàn diện.

Cộng đồng quốc tế kêu gọi “hạ nhiệt”, đặc biệt chính phủ Lebanon đang trông chờ vào nỗ lực ngoại giao của Mỹ. Trong khi đó, lực lượng Hezbollah tuyên bố chỉ buông súng khi Israel chấm dứt xung đột ở Gaza.

Israel ngày 24/9 đã tiến hành "các cuộc tấn công mở rộng" vào các mục tiêu của Hezbollah, bao gồm cả vùng ngoại ô phía nam của Beirut, giết chết 3 chỉ huy cấp cao của Hezbollah, trong đó có Ibrahim Qubaisi, người đứng đầu đơn vị rocket và tên lửa của Hezbollah.

Giới chức Israel hy vọng sẽ làm mất tinh thần của Hezbollah và buộc nhóm này rút xa hơn khỏi biên giới Israel - Lebanon, qua đó cho phép khoảng 60.000 người Israel phải di dời vì hỏa lực của Hezbollah được trở về nhà. Tuy nhiên, các chỉ huy Hezbollah chứng minh điều ngược lại, tiếp tục bắn hàng loạt tên lửa sâu vào miền Bắc Israel và tuyên bố họ sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi Israel chấm dứt chiến dịch chống lại Hamas ở Gaza. 

Ngon lua xung dot Israel - Hezbollah thoi bung, no luc ngoai giao yeu ot

Cột khói bốc lên trong cuộc pháo kích của Israel vào làng Kfarshuba ở phía nam Lebanon gần biên giới với Israel, ngày 26/6/2024. Ảnh: AFP.

Giới quan sát cho rằng Israel đang mở ra một giai đoạn mới dữ dội hơn của cuộc chiến và có ý định đẩy Hezbollah vào sâu hơn trong lãnh thổ Lebanon. Cuộc tấn công dữ dội của Israel chống Hezbollah đã làm dấy lên lo ngại về 1 cuộc chiến toàn diện và có thể gây bất ổn cho toàn bộ Trung Đông. Anh cho biết đang di chuyển 700 binh sỹ đến Síp (quốc gia gần đó) để giúp công dân của mình sơ tán.

Người phát ngôn quân đội Israel, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari cho biết, Israel cố gắng “đánh nhanh thắng nhanh” trước Hezbollah nhưng cũng chuẩn bị kịch bản xung đột kéo dài.

Trước tình hình xung đột leo thang, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres cảnh báo “Lebanon đang bên bờ vực thẳm , cộng đồng quốc tế không thể để Lebanon trở thành một Gaza khác". Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông báo sẽ triệu tập phiên họp về tình hình leo thang ở Libăng vào sáng sớm ngày 26/9 (theo giờ VN). Các nhà lãnh đạo thế giới đang họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York cũng kêu gọi hạ nhiệt cuộc xung đột đã cướp đi hàng trăm sinh mạng chỉ trong 1 tuần.

Đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein và các nhà ngoại giao Pháp đang tìm cách làm trung gian cho một thỏa thuận theo đó Hezbollah sẽ rút lui khỏi biên giới phía bắc của Israel, tạo ra một vùng đệm mà quân đội Lebanon sẽ triển khai. Tổng thống Mỹ Joe Biden trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, cho rằng ngay cả khi tình hình leo thang, giải pháp ngoại giao vẫn có thể thực hiện được.

Tuy nhiên Bộ trưởng Ngoại giao Lebanon Abdallah Bou Habib chỉ trích cho rằng, phát biểu của Tổng thống Mỹ là "không đủ mạnh mẽ, không hứa hẹn" khi Mỹ là quốc gia có ảnh hưởng, có thể can thiệp, tạo ra sự khác biệt ở Trung Đông và liên quan đến Lebanon". Ông cũng chỉ trích chính phủ Israel không nghiêm túc theo đuổi đàm phán để kết thúc cuộc chiến mà thay vào đó tìm cách giành chiến thắng trên chiến trường.

“Tôi có thể nói rằng phát biểu của Tổng thống Biden không mạnh mẽ, không hứa hẹn, và nó sẽ không giải quyết được vấn đề của Lebanon. Chúng tôi cần giải pháp… Chúng ta không thể tiếp tục như thế này và tình hình hiện nay là không thể chấp nhận. Mỹ chính là chìa khóa, là  sự cứu rỗi của chúng tôi nếu  có thể sử dụng cụm từ này”, ônh Habib nói.

Trong khi đó, hàng ngàn người dân Beirut phải di dời chạy trốn khỏi miền nam. Điều họ lo sợ nhất là một cuộc đổ bộ của Israel vào miền nam Lebanon. Nhưng chỉ có đổ bộ, Israel mới đạt được mục tiêu chiến tranh là bảo vệ biên giới phía bắc và cho phép khoảng 60.000 cư dân phải chạy trốn khỏi miền bắc Israel trở về nhà của họ.

Tuy nhiên, Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc Danny Danon cho biết nước này đang xem xét "những ý tưởng cụ thể" để hạ nhiệt xung đột, đồng thời khẳng định không muốn bắt đầu bất kỳ cuộc tấn công trên bộ nào ở bất kỳ nơi đâu và nghiêng về một giải pháp ngoại giao".

Đột nhập thị trấn 'ma' kỳ lạ ở nước Mỹ

Cerro Gordo, nằm ở độ cao 2.590 mét so với mực nước biển, từng là một thị trấn khai thác mỏ thịnh vượng ở California, Mỹ. Tuy nhiên, nó đã bị bỏ hoang phần lớn vào những năm 1950.

Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My
 Thị trấn "ma" Cerro Gordo nằm giữa dãy núi Inyo ở phía đông California. Thị trấn này được thành lập vào năm 1865, từng là một trung tâm khai thác bạc nhộn nhịp. (Nguồn ảnh: ATI)
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-2
 Vào thời kỳ đỉnh cao, có khoảng 5.000 cư dân sống ở Cerro Gordo. Khi tình hình tội phạm ở Cerro Gordo trở nên tồi tệ hơn và giá bạc giảm, sản lượng khai thác của thị trấn chậm lại. May mắn thay, kẽm chất lượng cao đã được tìm thấy trong khu vực vào đầu những năm 1900 và nền kinh tế địa phương một lần nữa bùng nổ khi Cerro Gordo trở thành nhà sản xuất kẽm cacbonat lớn nhất tại Mỹ.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-3
  Đến năm 1938, Cerro Gordo đã chuyển hoàn toàn sang sản xuất kẽm nhưng các mỏ đã sớm đóng cửa vĩnh viễn. Điều này dẫn đến sự suy giảm dân số của thị trấn khi cư dân bắt đầu chuyển đi để tìm việc làm ở nơi khác. Cuối cùng, nó đã bị bỏ hoang phần lớn vào những năm 1950.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-4
Ngày nay, 22 tòa nhà ban đầu của thị trấn vẫn còn tồn tại, bao gồm một số ngôi nhà ở, một nhà thờ cũng là nhà hát, một bảo tàng và một cửa hàng tổng hợp. Một số mỏ cũ cũng vẫn có thể tiếp cận được.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-5
 Người quản lý thị trấn trước đây, Robert Louis Desmarais, đã sống tại thị trấn và giám sát khu đất xuống cấp này cho đến năm 2018 khi nó được một cặp đôi doanh nhân mua lại với giá 1,4 triệu đô la.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-6
 Thị trấn có một nghĩa trang dành cho những người thợ mỏ qua đời trong thời kỳ đỉnh cao của hoạt động khai thác bạc ở Cerro Gordo.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-7
 Bên trong một cửa hàng bỏ hoang ở thị trấn "ma" Cerro Gordo.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-8
Bụi bám trên các công cụ bị bỏ lại trong thị trấn nhiều năm trước. 
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-9
Một chiếc xe tải cũ bị bỏ hoang từ lâu cùng với phần còn lại của Cerro Gordo. 
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-10
 Hoạt động khai thác mỏ của Cerro Gordo chuyển từ bạc và chì sang kẽm cacbonat vào đầu những năm 1900. Tuy nhiên, thị trấn này phần lớn đã bị bỏ hoang vào những năm 1950.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-11
 Một chiếc xe ngựa cũ hỏng trong thị trấn bỏ hoang.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-12
 Toàn cảnh Cerro Gordo. Vị trí xa xôi khiến cho ban đêm ở thị trấn trở thành địa điểm lý tưởng để ngắm sao. Những người chủ hiện tại hy vọng sẽ xây dựng một đài quan sát trong tương lai ở thị trấn này.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-13
 Một trong 22 công trình còn lại trong thị trấn.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-14
 Một ngôi nhà bỏ hoang ở Cerro Gordo. Chỉ có một tòa nhà trong thị trấn có nước máy kể từ năm 2020.
Dot nhap thi tran 'ma' ky la o nuoc My-Hinh-15
 Thị trấn này nằm ở độ cao 2.590 mét so với mực nước biển.

Hezbollah, lực lượng bóng tối đe dọa thổi bùng chiến tranh Trung Đông

Hezbollah, một trong những nhóm vũ trang phi nhà nước được trang bị mạnh mẽ nhất thế giới, đã trở thành tâm điểm của sự chú ý khi có khả năng tham gia vào cuộc xung đột Israel-Hamas, điều có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Hezbollah, luc luong bong toi de doa thoi bung chien tranh Trung Dong
Năm 1982, trong cuộc nội chiến kéo dài 15 năm tại Lebanon, Hezbollah được hình thành từ nỗ lực của Iran nhằm lan tỏa Cách mạng Hồi giáo năm 1979 và đối đầu với sự xâm lược của Israel vào LebanonẢnh: Getty Images.

Người bị thương nằm la liệt khắp các bệnh viện tại Lebanon

Ít nhất 9 người thiệt mạng và 2.800 người bị thương khắp Lebanon sau khi hàng loạt máy nhắn tin phát nổ. Israel được cho là đã can thiệp vào thiết bị của các thành viên Hezbollah.

Người bị thương nằm la liệt khắp các bệnh viện tại Lebanon

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.