Ngọn cây sanh giá 28 tỷ đồng, vậy gốc cây đáng giá bao nhiêu?

Cây sanh cổ được cắt bớt đi phần ngọt, sau 10 năm tạo tác, phần ngọn bán với giá 28 tỷ đồng còn phần gốc chủ nhân vẫn chưa có ý định bán.
 

Mới đây, một cuộc giao dịch làm “chấn động” làng cây cảnh Việt, cuộc giao dịch được coi là cuộc giao dịch lịch sử, bởi giá trị lên đến 28 tỷ đồng giữa một nghệ nhân làm cây Hà Nội và đại gia đất Tổ (Phú Thọ).

Theo đó, tác phẩm sanh cổ có tên “Tiên lão giáng trần” được giao dịch với giá 28 tỷ đồng giữa anh Nguyễn Văn Chí, xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) và ông Phan Văn Toàn - Toàn đô la (TP. Việt Trì, Phú Thọ).

Được biết, cây sanh cổ “Tiên lão giáng trần” do nghệ nhân Dương Văn Mười (xã Hồng Vân) tạo tác mất 10 năm mới hoàn thiện, sau đó anh Mười nhượng lại cho anh Nguyễn Văn chí với giá 16 tỷ đồng đầu năm nay. Anh Mười cho biết, tác phẩm được cắt từ một ngọn cây sanh cổ của một nghệ nhân cùng xã.

Tò mò về nguồn gốc của tác phẩm 28 tỷ đồng, chúng tôi được anh Mười giới thiệu vào vườn nhà anh Mai Văn Tám, chủ nhân của phần gốc cây “Tiên lão giáng trần”.

Anh Tám đưa chúng tôi ra chiêm ngưỡng tác phẩm đồ sộ (cỡ đại) - chính là phần gốc của cây sanh có giá 28 tỷ đồng, cây nằm sâu trong khu vườn rộng hàng trăm mét vuông.

Đứng dưới tán cây sanh cổ, anh Tám say sưa nói về nguồn gốc của cây sanh quý. Theo anh Tám, cây sanh có nguồn gốc ở xã Chính Tâm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình). Anh phải mất 3 năm theo đuổi mới mua được. Thời điểm mua cách đây 12 năm, lúc đó cây nằm trong một bể hoa tranh bị vỡ. Đó là một cây 2 thân 7 tán nhưng khi mang về anh Tám đã cắt bớt phần trên, phần cắt bớt đi chính là tác phẩm “Tiên lão giáng trần” bây giờ.

Hiện tại phần gốc cây sanh cổ vẫn đang được anh Tám hoàn thiện phần bông tán, phải mất khoảng 3 năm nữa mới hoàn thiện. Chỉ có thiên nhiên ban tặng mới được nên anh Tám đặt tác phẩm của mình với cái tên “Thiên địa nhân tụ hợp” có ý nghĩa trên là trời, dưới là đất, giữa là con người.

Nói về giá trị nghệ thuật hay giá trị kinh tế, anh Tám cho biết, cây có giá trị thời gian rất lớn, không biết cây bao nhiêu tuổi nhưng nhìn vào sự nu cục, màu da có thể thấy cây phải có hàng trăm năm tuổi. Giá trị kinh tế cũng chưa thể biết vì chưa có ý định bán.

Dưới đây là những hình ảnh về phần gốc của cây sanh cổ đã bán phần ngọn với giá 28 tỷ đồng.
Ngon cay sanh gia 28 ty dong, vay goc cay dang gia bao nhieu?
 Tác phẩm sanh cổ “Thiên địa nhân tụ hợp” của anh Mai Văn Tám xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) là gốc của cây sanh “Tiên lão giáng trần” mới được gia dịch 28 tỷ đồng vào tháng 6/2020.
Ngon cay sanh gia 28 ty dong, vay goc cay dang gia bao nhieu?-Hinh-2
 Phần ngọn cây được anh Dường Văn Mười (xã Hồng Vân) tạo tác mất 10 năm, sau đó chuyển nhượng lại cho anh Nguyễn Văn Chí cùng xã với giá 16 tỷ đồng. Sau vài tháng, anh Chí nhượng lại cho anh Phan Văn Toàn (Phú Thọ) với giá 28 tỷ đồng.
Ngon cay sanh gia 28 ty dong, vay goc cay dang gia bao nhieu?-Hinh-3
Hiện tại phần gốc cây vẫn đang trong quá trình hoàn thiện bông tán. Cây cao 3,2m, đường kính gốc lên đến 1,7m.
Ngon cay sanh gia 28 ty dong, vay goc cay dang gia bao nhieu?-Hinh-4
 Thân cây đồ sộ nhìn như một dòng thác, dòng sông chảy, phần lồi ra lõm vào rất uyển chuyển.
Ngon cay sanh gia 28 ty dong, vay goc cay dang gia bao nhieu?-Hinh-5
 Bình thường cây có màu hơi vàng, một số mốc trắng nhưng khi tưới nước vào màu da của cây chuyển sang màu đồng rất đẹp (những cây già mới có màu đồng khi tưới nước).
Ngon cay sanh gia 28 ty dong, vay goc cay dang gia bao nhieu?-Hinh-6
Phải mất 3 năm theo đuổi và 12 năm chinh phục, kiên trì tạo tác mới có tác phẩm đẹp như bây giờ. 
Ngon cay sanh gia 28 ty dong, vay goc cay dang gia bao nhieu?-Hinh-7
Trong quá trình tạo tác, đươc sự hỗ trợ của rất nhiều nghệ nhân khác như người làm bệ đá, người cắt tải bông dăm, nuôi uấn tay cành …. vì cây lớn, một mình anh Tám không thể làm hết. 
Ngon cay sanh gia 28 ty dong, vay goc cay dang gia bao nhieu?-Hinh-8
Cây có 100 tán lớn, nhỏ đan xen nên có thể gọi là cây sanh Nam Điền bách tán. 
Ngon cay sanh gia 28 ty dong, vay goc cay dang gia bao nhieu?-Hinh-9
 Thế cây trực nhưng trên thân cây được tạo thêm 3 cây tử với ý nghĩa các cụ đông con, nhiều cháu. Trên cây có tạo tác cành nghênh thiên, cành yểm địa đầy đủ.
Ngon cay sanh gia 28 ty dong, vay goc cay dang gia bao nhieu?-Hinh-10
 Hiện tại anh Tám chưa có ý định bán vì tác phẩm đang trong quá trình hoàn thiện bông tán.

Lạ lùng loài cây biết ăn thịt, có vẻ ngoài đẹp mê hồn

(VietnamDaily) - Cây Philcoxia minensis là một loài thực vật có hoa trong họ Huyền sâm, biết sử dụng lá bắt những con giun nhỏ dưới đất nhằm cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây. Loài này được mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 2000.
 

La lung loai cay biet an thit, co ve ngoai dep me hon
 Cây Philcoxia minensis là một loài cây ăn thịt mọc trên khu đồng cỏ nhiệt đới tại Brazil. Ảnh khoahoc.
La lung loai cay biet an thit, co ve ngoai dep me hon-Hinh-2
 Cây Philcoxia minensis được đánh giá một loài thực vật cực hiếm. Ảnh plantsystematics.
La lung loai cay biet an thit, co ve ngoai dep me hon-Hinh-3
 Cây Philcoxia minensis có 5 - 10 lá ở trên mặt đất có chức năng quang hợp nhờ ánh sáng mặt trời và rất nhiều lá nhỏ như đầu đinh ghim bên dưới cát. Ảnh pinimg.
La lung loai cay biet an thit, co ve ngoai dep me hon-Hinh-4
 Những lá dưới lòng đất của cây Philcoxia minensis tiết ra một chất có độ dính rất cao khiến giun không thể thoát ra nếu chạm vào chúng. Ảnh plantsystematics.
La lung loai cay biet an thit, co ve ngoai dep me hon-Hinh-5
 Cây Philcoxia minensis sử dụng lá chỉ rộng khoảng 1,5mm để bắt những con giun nhỏ dưới đất nhằm cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây. Ảnh baoquangninh.
La lung loai cay biet an thit, co ve ngoai dep me hon-Hinh-6
 Loài thực vật này có khả năng bắt và tiêu hóa con mồi ngay trên bề mặt lá nằm ngay dưới mặt đất nhờ một số enzyme có khả năng tiêu hóa xác động vật. Ảnh Carnivoren-Forum.
La lung loai cay biet an thit, co ve ngoai dep me hon-Hinh-7
 Cây Philcoxia minensis có chiều cao thân trung bình khoảng 26cm với hoa màu tím lẫn trắng. Ảnh plantsystematics.

Mời quý vị xem video: 3 loại cây để bàn thờ giúp tài lộc may mắn

Điều kỳ thú về cây đại hoàng, cây thuốc quý chứa kịch độc

(VietnamDaily) - Tuy là một cây thuốc quý nhưng lá của cây đại hoàng lại có chứa độc tố mà không phải ai cũng biết. Củ rễ của cây đại hoàng được sử dụng làm thuốc nhuận tràng và chống tiêu chảy.
 

Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc
 Cây đại hoàng có tên khoa học là Rhem palmatum Baill. Đây là một loại cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m có thân hình trụ, bên trong rỗng. Ảnh: phatgiaoaluoi.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-2
 Rễ của cây đại hoàng phình thành củ màu vàng, sẫm, mùi thơm hăng. Lá mọc so le, hình tim to bằng cái quạt, hoa mọc thành chùm dài màu tím. Ảnh: caycanhhaidang.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-3
 Cây đại hoàng ưa mọc ở khí hậu mát, ẩm, ở độ cao trên 1000m. Ở Việt Nam, cây cần trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được. Ảnh: organicdalat.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-4
 Cây đại hoàng có nguồn gốc ở Trung Quốc và dần dần thâm nhập vào châu Âu. Hiện cây đại hoàng cũng đã được di nhập trồng ở nhiều nước như Hà lan, Pháp, Mỹ, Nhật. Ảnh: chamsochoa.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-5
 Củ rễ của cây đại hoàng được sử dụng làm thuốc nhuận tràng và chống tiêu chảy. Ảnh: hellobacsi.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-6
 Thân của cây đại hoàng được nhiều người sử dụng để chế biến các món ăn tráng miệng. Ảnh: cloudfront.
Dieu ky thu ve cay dai hoang, cay thuoc quy chua kich doc-Hinh-7
 Tuy nhiên, lá cây đại hoàng lại chứa độc tố cực mạnh. Nếu ăn một lượng nhiều lá đại hoàng sống hoặc dù đã nấu chín sẽ gây khó thở, nhiệt miệng và cổ họng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ảnh: tinhhoa.

Mời quý vị xem video: Người có bệnh gan nên tìm ngay những cây thuốc dân gian này. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.