“Ngôi sao” PAC-2 GEM chống tên lửa của Hàn Quốc

“Ngôi sao” PAC-2 GEM chống tên lửa của Hàn Quốc
Tuy Hàn Quốc được biên chế tàu chiến Aegis tối tân, nhưng nó chỉ có khả năng theo dõi đường đi tên lửa, ít có khả năng đánh chặn. Mọi "công việc chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên" của Hàn Quốc đều phải dồn lên các hệ thống tên lửa Patriot MIM-104D (PAC-2 GEM).
Patriot MIM-104 là tên gọi hệ thống tên lửa phòng không tầm cao được chế tạo bởi Tập đoàn Raytheon cho Quân đội Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Patriot được xem là hệ thống tên lửa phòng không thành công nhất của Mỹ và NATO ở nhiều khía cạnh.
Loại tên lửa này được đưa vào sử dụng từ năm 1981, nó đã tham gia khá nhiều vào các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới và chứng minh được khả năng chiến đấu hiệu quả cao của mình.


“Ô bảo vệ” Patriot MIM-104D

Hệ thống Patriot MIM-104 được sản xuất với khá nhiều biến thể gồm: MIM-104A, MIM-104B (PAC-1); MIM-104C (PAC-2); MIM-104D (PAC-2 GEM) và MIM-104F(PAC-3). Trong đó lực lượng phòng không Hàn Quốc được trang bị biến thể MIM-104D PAC-2 GEM.
GEM là viết tắt của cụm từ Guidance Enhanced Missile nghĩa là cải tiến dẫn đường tên lửa. Đây là biến thể nâng cấp của PAC-2 được thực hiện vào những năm 1990, chủ yếu tập trung vào sửa đổi phần mềm điều khiển hỏa lực, cải tiến tốc độ, tầm bắn, ngòi nổ của tên lửa. Đặc biệt, nó tập trung cải thiện khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Đài điều khiển hỏa lực AN/MPQ-53/65.
Đài điều khiển hỏa lực AN/MPQ-53/65.

Mỗi khẩu đội MIM-104D gồm các thành phần: 4 xe phóng (4 đạn/xe); radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/MPQ-53/65; trạm kiểm soát thông tin di động AN/MSQ-104; xe tiếp đạn M985 GMT HEMTT.
Trong đó, AN/MPQ-53/65 là loại radar quét mạng pha điện tử bị động hoạt động ở băng tần G. Đây là loại radar kiểu “3 trong 1” tức là nó thực hiện tất cả các nhiệm vụ tìm kiếm mục tiêu, theo dõi, phân loại mục tiêu, dẫn đường cho tên lửa và kiêm luôn nhiệm vụ đối phó điện tử.
Radar này có khả năng theo dõi 100 mục tiêu, cung cấp kênh dẫn đường cho 9 tên lửa cùng lúc. Phạm vi tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa từ 3-170km, thời gian sẵn sàng chiến đấu của hệ thống khoảng 60 phút.
Đạn tên lửa dùng cho hệ thống PAC-2 GEM có chiều dài 5,8m, trọng lượng 900kg, trang bị động cơ nhiên liệu rắn chỉnh luồng phụt  với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh (5.500km/h).
PAC-2 GEM được trang bị công nghệ dẫn đường kiểu “hit-to-kill” (truy đuổi - tiêu diệt). Tên lửa được dẫn đường đến mục tiêu theo kiểu “track-via-missile” (bám theo đạn tên lửa) TVM.
Nghĩa là, công nghệ dẫn đường cho tên lửa thông qua một kênh liên kết dữ liệu “uplink-downlink”. Dữ liệu của mục tiêu được đầu tự dẫn radar bán chủ động trên tên lửa truyền xuống đài radar mặt đất qua một kênh TVM. Trạm  radar mặt đất sẽ tính toán, sửa chữa cuối cùng cho việc khóa mục tiêu. Dữ liệu sau đó được truyền ngược lại cho tên lửa thông qua kênh TVM.
Tên lửa PAC-2 có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo ở cự ly 20km.
Tên lửa PAC-2 có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo ở cự ly 20km.

Việc sử dụng hệ khóa mục tiêu kiểu này có ưu điểm là độ chính xác cao. Tuy nhiên, nó tồn tại nhược điểm là, radar mặt đất phải liên tục chiếu xạ mục tiêu để dẫn đường cho tên lửa, radar của tên lửa không có khả năng khóa mục tiêu nên nó phải phụ thuộc vào radar mặt đất. Hệ thống rất dễ bị tổn thương bởi tên lửa chống bức xạ. Tuy nhiên, Hàn Quốc không phải lo lắng nhiều vì khả năng tác chiến chống radar không phải là thế mạnh của Triều Tiên.
Tên lửa của PAC-2GEM được trang bị ngòi nổ cải tiến với thời gian nổ nhanh hơn, cho phép tên lửa đối phó hiệu quả với các mục tiêu tên lửa đạn đạo chiến thuật. Tầm bắn của PAC-2GEM được nâng lên tới 160km đối với các mục tiêu đường không và 20km đối với tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Chiếc ô bảo vệ Patriot có thực sự an toàn?

Hệ thống tên lửa phòng không PAC-2 GEM được xem là chiếc ô để bảo vệ Hàn Quốc khỏi mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên. Patriot là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo chiến thuật trong thực chiến. Đây có thể coi là sự động viên tinh thần rất lớn cho Hàn Quốc.
Tuy nhiên, khả năng tạo được chiếc ô bảo vệ Hàn Quốc của PAC-2 GEM là khá thấp. Mặc dù tỷ lệ thành công của tên lửa được giới thiệu ở mức tới 97%, nhưng điều này hoàn toàn có thể thay đổi trong thực chiến.
PAC-2 liệu có thể đảm bảo an toàn cho lãnh thổ Hàn Quốc trước mối đe dọa tên lửa Triều Tiên.
PAC-2 liệu có thể đảm bảo an toàn cho lãnh thổ Hàn Quốc trước mối đe dọa tên lửa Triều Tiên.

Ngoài ra, thông tin về việc Patriot đánh chặn thành công tên lửa Scud trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 đang gây nhiều tranh cãi. Có thông tin cho rằng, đây là một sự “lừa bịp” của chính phủ Mỹ để quảng bá Patriot PAC-2.
Mặc khác, việc đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật ở pha cuối (giai đoạn tiếp cận mục tiêu) thường không đem lại hiệu quả cao. Tốc độ nhanh của tên lửa ở pha cuối thực sự là một thách thức cho PAC-2 GEM. Cho dù, tên lửa của Triều Tiên có bị phá hủy thì khả năng gây thương vong từ mảnh vỡ của đầu đạn cho các khu vực dân cư là rất lớn.
Ngoài ra, lực lượng phòng không Hàn Quốc được trang bị chỉ 6 khẩu đội PAC-2 GEM với 48 bệ phóng (192 tên lửa). Con số này có vẻ quá mỏng so với khả năng của tên lửa Triều Tiên.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới