Nhóm các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ngôi mộ hình chữ nhật Đức vào năm 2006 trong dự án xây dựng đường ở Schöneck-Kilianstädten, cách Frankfurt 20 km về phía đông bắc. Ngôi mộ này có chứa ít nhất 26 bộ xương người lớn và trẻ em với hộp sọ bị đập vỡ và xương đùi gãy vụn. Đây là bằng chứng cho thấy một cuộc thảm sát thời Đồ đá.
Các nhà khảo cổ học nghi ngờ ngôi mộ cổ đại có kích thước dài 7,5m, rộng 1m trên chứa xác những nạn nhân của một vụ thảm sát. Thông thường, những ngôi mộ đầu thời Đồ đá mới thường chỉ chôn 1 xác chết/mộ và khoảng 50% các ngôi mộ trong số đó có các đồ gốm sứ, công cụ đá hoặc đồ trang trí bằng vỏ sò được đem đi bồi táng kèm.
Tuy nhiên, những người chết trong ngôi mộ tập thể có dấu hiệu bị thương nặng và ngôi mộ không chứa những vật dụng bồi táng. Thêm vào đó, những bộ hài cốt không có dấu tích cho thấy nghi thức trước khi chôn, chứng tỏ những xác chết trên thuộc về nạn nhân bị thảm sát thời Đồ đá.
Vết thương ở hộp sọ của một hài cốt trẻ em 8 tuổi trong ngôi mộ tập thể thời Đồ đá trên. |
Độ tuổi và giới tính của các bộ hài cốt chết cũng gây chú ý. Phân tích những bộ xương bị thương nặng cho thấy 13 cá nhân là trẻ em và có 10 trẻ dưới 6 tuổi ở thời điểm tử vong. Đứa trẻ nhỏ nhất chết khi đó mới 6 tháng tuổi.
Trong ngôi mộ không có nạn nhân trong độ tuổi từ 9-15. 13 bộ xương còn lại là người trưởng thành, nhưng chỉ có hai trong số đó là phụ nữ.
Christian Meyer, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đồng thời là nhà khảo cổ sinh vật học ở Đại học Mainz, Đức cho hay một nhóm cộng đồng dân cư không thể có ít thanh thiếu niên và phụ nữ trong khi có rất nhiều trẻ em. Rất có thể nhóm người Linearbandkeramik (LBK) đã bắt cóc phụ nữ trẻ và buộc họ gia nhập bộ tộc. Các thanh thiếu niên nhanh nhẹn nhất trong nhóm đó đã chạy trốn khỏi nhóm tấn công. phần lớn xương sọ đều có dấu hiệu bị tấn công.
Qua phân tích, một số bộ hài cốt có xương đùi (xương chày và xương mác) gãy vụn, cho thấy họ đã trải qua những đòn tra tấn trước khi chết hoặc bị cắt xẻ sau đó. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy hai đầu mũi tên bằng xương trong mộ, nhiều khả năng là vũ khí tấn công các nạn nhân.
Ngôi mộ này là phát hiện gần đây nhất tiết lộ giai đoạn bạo lực ở giai đoạn đầu thời Đồ đá mới. Bên cạnh ngôi mộ tập thể thời Đồ đá này, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy hai mộ tập thể khác: một hố chôn 34 cơ thể ở Talhem, Đức, và nơi còn lại chứa ít nhất 67 bộ xương ở Asparn/Schletz, Áo. Cả ba ngôi mộ đều nằm ở trung tâm châu Âu, có niên đại giữa năm 5.600 và 4.900TCN.
Các ngôi mộ đều liên quan đến nền văn hóa Linearbandkeramik (LBK) - nhóm người được đặt tên theo hoa văn trang trí trên đồ gốm của họ. Nhóm người LBK có nguồn gốc từ Trung Đông đã mang theo cừu, dê và những vật nuôi khác khi di cư, lập ra các trang trại và các ngôi làng nhỏ ở trung tâm châu Âu.
"Chúng tôi nhận thấy rằng ba cuộc thảm sát thời Đồ đá diễn ra gần như đồng thời, ở những địa điểm khác nhau trong lãnh thổ của người Linearbandkeramik sinh sống. Qua đó, chúng ta có thể thấy thời kỳ này khá bạo lực", người đứng đầu nhóm nghiên cứu Meyer tiết lộ.