"Ngồi mát ăn bát vàng” nhờ giấy thương binh giả

(Kiến Thức) - Mặc dù không nằm trong thành phần những người được hưởng các chế độ của nhà nước về chính sách thương binh nhưng 3 đối tượng đã mua được giấy chứng nhận thương binh rồi làm hồ sơ giả rút tiền trợ cấp.

Kết quả điều tra ban đầu cho biết, vào năm 2009, hai người đàn ông lạ mặt tìm đến gia đình ông Nguyễn Xuân Tuế (74 tuổi), ngụ tại thôn 14, xã Ea Pal, huyện Ea Kar (Đắk Lắk), đặt vấn đề bán một số giấy tờ liên quan đến việc làm hồ sơ thương binh để được nhận sự trợ cấp của nhà nước với giá 14 triệu đồng.
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
Do muốn được “ngồi mắt ăn bát vàng”, hưởng lương giống như những người đã từng tham gia quân đội, bị thương tích, ông Tuệ đã đồng ý mua các giấy tờ này.
Hai người lạ mặt còn nhờ Tuệ đứng ra liên hệ với những người có nhu cầu, nếu được mỗi hồ sơ ông Tuệ sẽ được hưởng 10%. Thấy dễ làm ăn, ông Tuệ liền liên lạc với ông Lê Xuân Hội và Hồ Khắc Thân để mua một số giấy tờ làm hồ sơ thương binh và được hai người này đồng ý.
Sau khi có được những giấy tờ giả trong tay, 3 người trên liền làm hồ sơ thương binh để nhận được sự trợ cấp hàng tháng của nhà nước. Từ năm 2009 đến nay, 3 đối tượng này với hồ sơ giả đã chiếm đoạn gần 200 triệu đồng.
Ngày 8/8, VKSND tỉnh Đắk Lắk đã phê chuẩn quyết định khởi tố của cơ quan cảnh sát điều tra, truy tố ông Nguyễn Xuân Tuệ về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, được quy định tại Điều 267 Bộ luật Hình sự.

Triệt phá lò làm giả đủ các loại bằng theo đặt hàng

Ngày 6/8, thượng tá Nguyễn Văn Thảo, phó trưởng phòng An ninh điều tra, Công an TP Cần Thơ, cho biết vừa triệt phá nhóm chuyên làm bằng cấp, giấy tờ giả.

Trước đó, cơ quan này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đồng Văn Hải, ngụ huyện Hồng Dân, Bạc Liêu để điều tra hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Ba nghi phạm còn lại, gồm Nguyễn Chí Công (ngụ huyện Đầm Dơi, Cà Mau), Nguyễn Đăng Luật (ngụ huyện Hạ Hòa, Phú Thọ) và Dương Kim Thịnh (ngụ huyện Thạnh Hà, Hà Tĩnh), cơ quan điều tra đang xúc tiến hồ sơ chuẩn bị khởi tố bị can.

Phát ngôn "lạ" của lãnh đạo về giá điện: Dân "dựa" vào ai?

(Kiến Thức) - Chưa khỏi ngỡ ngàng về giá điện tăng, người dân lại tiếp tục "ngạc nhiên" khi nghe những phát ngôn khó hiểu của lãnh đạo ngành.

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, từ lâu ngành điện đã có dự định tăng giá. Từ cuối năm 2012, ngành đã có dự kiến tăng 7% giá điện trong năm 2013. Lý do điều chỉnh tăng giá điện EVN đưa ra lần này là để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí. Đặc biệt, giá than từ ngày 20/4/2013 tăng từ 37 - 41% tùy từng loại than.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.