Ngôi làng trắng khăn tang vì Cổ miếu nổi giận?

Bảy năm trở lại đây, làng Đại Trạch (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) xảy ra nhiều thảm án thương tâm, những vụ việc trái luân thường đạo lý. 

Tháng 7 vừa qua, làng trắng khăn tang bởi liên tiếp có tới tám cái chết của người làng. Người mê tín đồn đoán sở dĩ có những tai ương như thế là do một số người "phạm thượng", dám sinh sống trên miếu Âm Hồn khiến người "cõi âm" vất vưởng.

Ngôi miếu thờ "âm hồn" nghĩa sĩ

Miếu Âm Hồn được bà ba Cai Vàng xây dựng vào năm 1864 để thờ chồng là thủ lĩnh Cai Vàng cùng các nghĩa sĩ tử trận trong cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn. Ngay từ lúc khánh thành, ngôi miếu đã gắn với những câu chuyện không may.

Tương truyền, bà Ba Cai Vàng đã cho thiêu sống kẻ sát hại chồng bà ngay trước cửa ngôi miếu, lúc hành quyết, kẻ này cháy như một ngọn đuốc, gào thét mà chết trong đau đớn.

Theo các cao niên trong làng, miếu Âm Hồn từ xưa đã nổi tiếng. Luật bất thành văn, người làng có việc đi qua đều phải xuống ngựa dắt bộ. Do ngôi miếu bị tàn phá bởi chiến tranh, đến những năm 1994- 1995, khu vực nền móng cũ được quy hoạch, bán cho người dân lấy đất làm gạch ngói.

Ông Nguyễn Văn Luận (42 tuổi) là người đầu tiên nhận thầu đất làm gạch cho biết: “Tôi làm nhà cách khu vực miếu Âm Hồn khi xưa một con mương nên tận mắt chứng kiến nhiều câu chuyện là lạ. Đầu tiên, một người bị máy gạch nghiến nát một chân khi vừa nhận thầu đất được mấy bữa.

Sau đó vài hôm, lại có một người làng bị sảy chân ngã xuống cái hố vừa đào đất lên để bán, phát hiện muộn nên chết ngạt. Mấy hôm trước ông ta đào được mấy cái hồ lô bằng sứ . Có người khuyên ông ta cúng bái rồi trả lại chỗ cũ nhưng ông ta không nghe”.

Ông Luận với ngôi miếu nhỏ xây trên nền móng của miếu Âm Hồn xưa.
 Ông Luận với ngôi miếu nhỏ xây trên nền móng của miếu Âm Hồn xưa.

Còn ông Nguyễn Văn Tập, trưởng thôn Đại Trạch, khẳng định khi đào xung quanh khu vực miếu, chính mình đã gặp một chiếc quan tài được chôn theo hướng thẳng đứng. “Được các cụ cho biết ý nghĩa của Miếu Âm Hồn đã lâu, giờ gặp chuyện đó, tôi mới hiểu hóa ra đây còn là mồ mả. Ai dám đi xâm hại nơi an nghỉ người khác, vì thế, tôi không dám khai thác đất ở đó nữa, lại cho máy xúc bồi thêm đất, làm vững chắc lại nền cũ”.

Chuyện chỉ có vậy, nhưng những người mê tín thì cho rằng “trần sao thì âm vậy”. Cho nên khi khu đất có ngôi miếu bị quy hoạch, đồng nghĩa các vong hồn không còn nơi trú ngụ, mới “vất vưởng” làm hại mọi người.

Hàng loạt những vụ việc kinh hoàng liên tiếp xảy ra trong khoảng bảy năm trở lại đây khiến một số người khiếp sợ. Họ luôn tin rằng "phần âm" của làng không hoàn thiện nên dẫn tới những sự việc trái với đạo lý và luân thường.

Người mê tín đổ lỗi cho ngôi miếu vô tri

Sử cũ chép, Cai Vàng (không rõ năm sinh năm mất, quê tỉnh Bắc Giang ngày nay) tên thật là Nguyễn Văn Thịnh tục danh là Vàng, vì có thời làm cai tổng nên được gọi là Cai Vàng. Năm 1862, lấy danh nghĩa "phù Lê", ông khởi binh chống lại triều đình Tự Đức ở vùng Bắc Ninh. Trúng đạn của quân triều đình, ông bị thương nặng rồi mất. Sau đó, người vợ thứ 3 của ông tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đến năm 1864. Bà Ba Cai Vàng tên thật là Lê Thị Miên (người làng Đại Trạch, Thuận Thành, Bắc Ninh) tục gọi là Yến Phi. Bà là người tài sắc vẹn toàn. Sau khi bãi binh, bà xây miếu Âm Hồn ở quê nhà rồi đi tu tại chùa làng với pháp danh Đàm Giác Linh. Hiện trong chùa vẫn còn phần mộ của bà, được người dân ngày đêm hương khói.
Mọi chuyện bắt đầu bằng bằng vụ huyết án trong một gia đình. Nạn nhân là mẹ vợ còn hung thủ chính là anh con rể hàng ngày vẫn được tiếng hiền lành. Là người cùng làng, anh con rể luôn sống lễ phép tuy phải cái hơi nóng tính. Có lẽ vì vậy, chỉ một mâu thuẫn nhỏ đã khiến anh ta không kiềm chế được, điên loạn vung dao đâm chết mẹ vợ trước sự sững sờ của các thành viên trong gia đình.

Một người hàng xóm trực tiếp chứng kiến sự việc kể lại “Nghe tiếng kêu cứu thảm thiết, tôi chạy sang thì thấy bà lão nằm sõng xoài trên sân. Thằng con rể khắp người dính máu, ngồi đờ đẫn như kẻ mất hồn. Tôi vội cùng người nhà hô hoán đưa bà cụ đi cấp cứa nhưng không kịp. Về sau mới biết nguyên nhân chẳng có gì to tát, chỉ là chuyện vợ chồng cãi vã, mẹ vợ thì bênh con gái. Cả làng không ai hiểu vì sao thằng rể hiền lành lại bỗng độc ác đến thế”.

Sau vụ án không lâu, một câu chuyện kinh hoàng khác xảy ra với hậu quả chết gần hết cả một gia đình. Đau lòng hơn, nguyên nhân lại do sự vô ý của một bà lão đã gần đất xa trời.

Hôm đó đang vào vụ gặt, thương mẹ già yếu, tất cả con cháu trong nhà xúm vào làm giúp. Bà cụ ở nhà nấu cơm chờ các con về ăn, do mắt kém, tưởng lọ thuốc diệt mối là mì chính nên bỏ vào canh. Trưa hôm đó, sau bữa cơm, cả nhà sáu người đều bị ngộ độc. Hàng xóm phát hiện quá muộn, đưa đi bệnh viện chỉ cứu được một người.

Chứng kiến sự việc, nhiều người làng bị ám ảnh đến mấy tháng trời. Bởi cứ mỗi lần chợp mắt, lại thấy hình ảnh cả nhà nạn nhân quằn quại, đau đớn, có người khuôn mặt biến dạng sưng phù.

Sau những vụ việc thương tâm, cả làng "dậy sóng" lời đồn ma ám. Người dân sợ hãi, tin rằng những âm hồn trong ngôi miếu đang báo oán, đặc biệt là sau một lời "phán" từ tận xứ người.

Nguyên có một thanh niên sinh ra trong làng, lớn lên đi lao động xuất khẩu ở Hàn Quốc rồi định cư luôn bên đó. Sống nơi xứ người hơn chục năm, bỗng một hôm, anh ta gọi điện về nhà, hỏi trong họ hàng có ai bị làm sao không? Gia đình đành thú thật có một người thân vừa bị chết đuối, do xa xôi cách trở nên mới không kịp báo tin.

Bấy giờ, anh ta cho biết bên nước bạn có quen một "ông thầy" gốc Việt. Vừa rồi anh ta đi xem bói, "ông thầy" cho hay đất ở quê đang bị động, có người nhà vừa mất mạng, nếu không làm lễ giải hạn thì làng sẽ còn gặp nhiều tai ương nữa. Nghe thế, anh ta vội gọi điện về nhà xem thử thực hư, ai ngờ lời "phán" lại đúng răm rắp.

Câu chuyện gia đình nọ được kể ra ngoài, cả làng sợ chết khiếp. Không ai bảo ai, nhiều gia đình mời thầy bói, đồng cốt về làm lễ giải hạn, tốn kém khá nhiều tiền của. Vậy mà đen đủi dường như vẫn chưa buông tha mảnh đất này.

Sự hoang mang được đẩy lên tột độ khi tháng 7 vừa qua, cả làng có liên tiếp tám người chết vì các căn bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, còn mấy trường hợp bị bệnh ung thư, tử thần đang chực chờ trước mắt. Ngồi ngẫm lại, dân làng xì xào bàn tán rằng các gia đình gặp chuyện không may đều sinh sống trong cùng một dong đất, dẫn ra miếu Âm Hồn khi xưa.

"Miếu Âm Hồn bị phá đi, đất miếu trở thành nơi sản xuất, nơi sinh sống. Các ngài không có chỗ ở nên mới báo oán những người "chiếm đất" của mình", một người làng thì thào sợ hãi.

Trao đổi về lời đồn đoán, ông trưởng thôn xác nhận nhiều người làng Đại Trạch đang gặp những chuyện không may. Không chỉ thế, gần đây còn xảy ra cả những chuyện như bố chồng làm bậy với con dâu hoặc thầy giáo dụ dỗ học sinh “chơi trò người lớn”.

Tuy nhiên, theo ông trưởng thôn, những chuyện đảo lộn cương thường ấy là do những kẻ phạm tội có lối sống suy đồi, đều đã bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Trước đó, chuyện bà lão cho nhầm thuốc độc vào thức ăn là bài học đắt giá cho những người bất cẩn, không chu đáo trong việc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật. Còn việc tám người chết vừa qua, phần lớn là những người già và những người mắc bệnh nan y.

"Tôi không tin những chuyện đen đủi có liên quan đến miếu Âm Hồn hoặc chuyện hồn ma báo oán. Có điều, cách đây không lâu, khi vị sư trụ trì chùa làng về cõi Phật, trước lúc viên tịch, nhà sư căn dặn người dân chúng tôi nên phục hồi lại miếu Âm Hồn như trước.

Theo đó, xây lại miếu để tỏ lòng kính trọng các bậc tiền nhân, hơn nữa còn ổn định được tư tưởng người dân, thiết nghĩ cũng là việc các cấp chính quyền cần lưu tâm", ông trưởng thôn tâm sự trước lúc chia tay.

Ba cái chết oan khuất và sự thật bí ẩn trong ngôi nhà “ma ám”

(Kiến Thức) -Một thời gian dài sau vụ thảm sát giết ba mạng người trong một gia đình tại tổ 17 phường Phúc Khánh (TP Thái Bình), người dân nơi đây lại xôn xao đồn đại những tin đồn ma ám đến rùng rợn.

Lời đồn thổi rợn người

Sự thật về “quái vật ăn thịt người” ở Tuyên Quang

Hơn 1 tháng nay, người dân tỉnh Tuyên Quang xôn xao về việc một người dân ở huyện Chiêm Hóa, bắt được “quái vật” thuồng luồng ăn thịt người, nặng hàng chục kg.

Những ngày sau đó trời mưa liên miên, khiến người dân càng lo sợ, và cho rằng việc bắt “quái vật” ở chùa thiêng nên bị thần linh báo oán…

Bắt “quái vật” bên chùa hoang...

Chúng tôi tìm về thôn Làng Đẩu, xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang vào chiều mưa như trút nước. Làng Đẩu nằm lọt thỏm giữa thung lũng nhỏ dưới chân Đèo Gà, cũng là nơi người dân đã phát hiện và bắt được “quái vật” thuồng luồng.

Biết chúng tôi hỏi đường về nhà anh Ma Văn Thường, SN 1985, người đàn ông đã bắt “quái vật”. Nhiều người ái ngại vì cho rằng chúng tôi tìm mua thuồng luồng, rồi họ bàn tán, mỗi người kể một kiểu khác nhau.

Nơi bắt được con trăn.
 Nơi bắt được con trăn.

Theo một số người dân, anh Thường bắt được “quái vật” vào một đêm khuya mưa bão. Đó là con thuồng luồng nặng 17kg, nằm cạnh ngôi chùa bỏ hoang. Có người cho rằng con vật mà anh Thường bắt được là con rồng đất nặng 19kg, có mào trên đầu, hàm răng sắc nhọn, nó ăn thịt người nên anh Thường phải vật lộn “chiến đấu” với rồng đất cả đêm mới bắt được, song khi mang về nhà anh cắt mào thì nó chết nên vội bán ngay.

Từ ngày anh Thường bắt được “quái vật” đã hơn 1 tháng nhưng trời mưa không ngớt nên nhiều người cho rằng, đó là con “quái vật” của ngôi chùa bỏ hoang và cả làng đang chịu sự trừng phạt của thần linh.

Không chỉ những người trong xã, trong huyện, nay trên mạng xã hội facebook có nhóm “Chiêm Hóa Quê Tôi”; “Hội Đồng Hương Tuyên Quang” cũng bàn tán sôi nổi về vấn đề này, các thành viên tranh luận và cho rằng, anh Thường bắt được con thuồng luồng, rồng đất...

Bạn Hà Đức Toán viết, đó là con rồng đất có vây trên lưng như cá rô phi, có mào trên đầu. Nickname Khoai Lang Nướng đăng tải hình ảnh một con rắn có mào đỏ lên facebook và cho là con thuồng luồng mà anh Thường bắt được. Nickname Khanh Duy Luc lại khẳng định, chính nhà anh mua được con thuồng luồng này và đang nuôi ở nhà, nếu ai muốn xem thì mỗi lượt là 50 nghìn đồng…

Anh Thường cho biết con trăn to hơn cái chai nước bên cạnh.
Anh Thường cho biết con trăn to hơn cái chai nước bên cạnh. 

Đi tìm sự thật

Con đường dẫn tới nhà anh Ma Văn Thường khá xa và trơn trượt do mưa dài ngày. Trong ngôi nhà gỗ nhỏ dựng giữa lưng chừng đồi, hai vợ chồng anh đang sửa nhà. Trò chuyện với chúng tôi, anh Thường cười giòn tan: “Hôm bắt được con “quái vật” bán lấy tiền mua vật liệu về mới lát lại cái nền nhà”.

“Người dân đồn thổi rồi thêu dệt nhiều câu chuyện ghê rợn như vậy chứ chính xác là tôi bắt được con trăn mắc võng nặng 14kg”, anh Thường cho biết. “Hôm ấy trời mưa rất to kèm theo sấm chớp, đến khoảng gần 1g sáng, tôi cầm đèn pin ra ngoài bờ suối soi ếch. Vừa ra khỏi nhà hơn 200m, cách mình hơn 10m, tôi phát hiện một con vật màu trắng, ngỡ con vịt nhà ai bị mắc kẹt ở đó. Tuy nhiên, khi tiến lại gần thì tôi giật thót tim phát hiện một con trăn rất lớn, phần màu trắng là phần bụng trăn nên tôi đứng lại suy nghĩ.

Nickname Khoai Lang Nướng trên mạng facebook cho rằng con “quái vật” anh Thường bắt được có mào, có vây như thế.
 Nickname Khoai Lang Nướng trên mạng facebook cho rằng con “quái vật” anh Thường bắt được có mào, có vây như thế.  

Thấy con trăn, tôi định về gọi thêm người để bắt, nhưng nó trườn đi nên tôi liều mình lao vào, nó dài gần 5m. Con trăn vùng vẫy, kéo tôi đi. “Cuộc chiến” với con trăn kéo dài 3 tiếng đồng hồ, dù đói và rét nhưng tôi vẫn cố gắng không để con trăn trườn mất. Lúc đó rất mệt nhưng tôi cố gắng dồn nó về hướng nhà mình rồi gọi vợ ra giúp. Trời càng lúc càng mưa to, tôi gọi nhưng không ai nghe thấy, tôi vớ được khúc gỗ to, ném vào. Khi con trăn quấn chặt khúc gỗ, tôi mới có thể đem về. Sau đó, anh Hà Văn Huy, SN 1976, cũng đi soi ếch về ngang qua nên giúp tôi cho vào bao tải”, anh Thường kể lại.

Ngồi cạnh chồng, chị Hoàng Thị Lý (vợ anh Thường) vẫn tỏ vẻ sợ hãi nói: “Thấy chồng đang ôm một con vật to quá mà tôi lại chưa thấy bao giờ nên ngỡ con “quái vật”, may là con trăn nó hiền chứ “quái vật” hay thuồng luồng thì không biết chồng tôi thế nào rồi”.

“Trước khi đem vào bao vợ chồng tôi và anh Huy còn kéo xuống sân để đo nên chắc chắn không phải như lời mọi người đồn”, anh Thường cho biết thêm, sáng sớm hôm sau, anh đã bán con trăn cho một người ở trung tâm xã với giá 2.800.000 đồng.

Để tìm hiểu rõ về lời đồn liên quan đến ngôi chùa cổ này, chúng tôi được biết, vùng xã Hòa phú, xã Yên Nguyên, thuộc huyện Chiêm Hóa còn lưu truyền câu chuyện rằng xưa kia tại thôn Làng Đẩu, xã Hòa Phú có ngôi chùa Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi. Bài văn chùa Bảo Ninh Sùng Phúc khắc trên tấm bia đá do Lý Thừa Ân soạn bằng chữ Hán khoảng năm 1132, viết về Hà Hưng Tông và lược thuật về những cống hiến của dòng tộc họ Hà qua 15 đời tại vùng đất Tuyên Quang. Hàng năm, nơi đây đều có hội chùa rất đông vui, 2 dòng họ Hà và họ Ma luôn nối tiếp nhau “cai quản” vùng đất này qua các thời kỳ. Vì thế người dân các vùng khác cũng muốn làng mình có hội nên mang trộm bia đi. Khi di chuyển đến địa điểm gò Khuôn Khoai, thôn Vĩnh Khoái dưới chân núi Đan Hán, thuộc xã Yên Nguyên, thì trời sáng nên để lại. Đêm hôm sau, khi họ ra nơi để bia hôm trước thì thấy tấm bia đã cắm xuống đất không dịch chuyển được nữa. Từ đó, bia Bảo Ninh Sùng Phúc ở lại thôn Khuôn Khoai được xây dựng thành một cái chùa.

Chính vì thế khi nghe tin anh Thường bắt được con vật lạ cạnh ngôi chùa này, nhiều người thêu dệt thành câu chuyện chùa linh thiêng báo oán, khiến trời đổ mưa gió, bão bùng.

Theo cụ Vương Bảo Thai, 96 tuổi, ở thôn Hợp Long 2, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, nỗi ám ảnh về loài thuồng luồng hay rồng đất xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Việt Nam, chỉ là lời đồn thổi, thêu dệt để dọa trẻ con chứ cụ chưa bao giờ thấy hay nghe ai kể.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Vĩnh, Bí thư chi bộ, trưởng thôn Làng Đẩu, xã Hòa Phú cho biết: “Đúng là gần nhà anh Thường có ngôi chùa bỏ hoang, nay không ai thờ cúng nữa, còn về con trăn thì do sáng sớm anh Thường đã bán rồi nên tôi cũng không được tận mắt nhìn thấy, nghe gia đình anh và hàng xóm kể lại thì đó là con trăn 14kg chứ không phải thuồng luồng hay rồng đất. Người dân không nên lo lắng, việc anh Thường bắt được con trăn gần ngôi chùa hoang giữa đêm khuya vào ngày trời mưa cách đây 1 tháng nhiều khi chỉ là sự trùng lặp, còn mọi chuyện kì bí khác chỉ là lời đồn thổi không có căn cứ”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới