Ngôi làng kỳ lạ, người dân gọi tên nhau bằng tiếng... huýt sáo

Nằm ở bang Meghalaya, Ấn Độ, người dân ở làng Kongthong không gọi nhau bằng những cái tên thông thường mà bằng tiếng huýt sáo và không bao giờ nhầm lẫn.

Kongthong ở bang Meghalaya, Ấn Độ là một trong những ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới. Khi đến đây, khách du lịch không khỏi bất ngờ khi biết cách thức họ gọi nhau khác với nhiều nơi trên Trái đất.
Cụ thể, ngôi làng Kongthong là nơi sinh sống của khoảng 700 người thuộc bộ tộc Khasi. Tên gọi của người dân nơi đây vô cùng đặc biệt. Các bậc cha mẹ mượn âm thanh của tự nhiên như mưa, gió, tiếng thác nước, tiếng chim hót… rồi biến tấu và sáng tạo thành làn điệu riêng cho con cái.
Ngoi lang ky la, nguoi dan goi ten nhau bang tieng... huyt sao

Thay vì gọi nhau bằng cái tên thông thường, người dân làng Kongthong gọi nhau bằng tiếng huýt sáo.

Mỗi cư dân sống trong làng Kongthong có 2 tên giai điệu. Một là tên ngắn có độ dài khoảng 5 - 6 giây thường được dùng ở nhà hay trong làng giống như tên thân mật. Tên còn lại là tên đầy đủ jingrwai lawbei và thường dài từ 30 - 60 giây. Người ta sử dụng tên giai điệu này khi liên lạc với người khác lúc ở trong rừng.
Tên giai điệu của mỗi người không trùng với bất cứ tên nào của người trong làng, thậm chí cả người đã khuất.
Mọi người dân trong làng Kongthong đều nhớ rõ tên giai điệu của từng người. Do vậy, họ chỉ cần nghe tiếng huýt sáo là biết người được gọi là ai. Phương thức liên lạc này được đánh giá là khá hữu ích khi 2 người có thể liên lạc với nhau dù đứng cách xa nhau vài km. Sau đó, hai người gọi tên nhau bằng cách huýt sáo sẽ gặp mặt và trò chuyện.
Dù những cái tên của mỗi người không có lời nhưng người dân ở đây không bao giờ gọi nhầm tên nhau. Điều này xuất phát từ việc ai cũng nhớ được hàng trăm tên giai điệu.
Nguồn gốc cách nói chuyện bằng tiếng huýt sáo của người dân sống trong làng Kongthong đến nay vẫn chưa được làm rõ. Họ chỉ biết rằng, cách liên lạc này đã có từ hàng trăm năm trước.
Tuy nhiên, khi thế giới bắt buộc công dân phải có thẻ căn cước, thì người làng Kongthong cũng có tên bình thường. Họ dùng nó trong các giấy tờ nhân thân, ký xác nhận giao dịch… Các bà mẹ ở Kongthong có xu hướng chọn tên tiếng Anh đặt cho con. Song, dù ở đâu thì họ vẫn chỉ thích gọi tên giai điệu. Ngay cả khi bắt gặp nhau ở một thành phố xa lạ, người làng Kongthong vẫn hân hoan huýt sáo để chào hỏi nhau.

​“Ngôi làng ma” bỗng lộ thiên sau khi chìm dưới nước 30 năm

Làng Aceredo ở biên giới Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha được ví như "ngôi làng ma" vì bất ngờ nổi khỏi mặt hồ sau nhiều năm chìm sâu dưới nước.

Ngôi làng ma Aceredo ở vùng Galicia, Tây Bắc của Tây Ban Nha từng bị nhấn chìm trong quá khứ vì một con đập ở biên giới Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha đã bị vỡ hồi năm 1992. Tuy nhiên, đợt hạn hán gần đây đã làm cạn nước con đập ở biên giới Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha khiến ngôi làng này nổi lên và thu hút du khách đến xem.
​“Ngoi lang ma” bong lo thien sau khi chim duoi nuoc 30 nam
Hình ảnh ngôi làng Aceredo nổi lên sau nhiều năm chìm dược hồ nước. 

Cảnh hoang tàn của "ngôi làng ma" Aceredo ở vùng Galicia phía tây bắc của Tây Ban Nha lại một lần nữa xuất hiện với mức nước chỉ còn 15%. Du khách có thể tản bộ trên nền đất bùn nứt nẻ do hạn hán, dễ dàng tìm thấy những mái nhà bị sập một phần, gạch và mảnh vỡ bằng gỗ vốn từng được dùng để làm cửa hoặc dầm nhà và thậm chí cả vòi uống nước công cộng vẫn có nước chảy ra từ một đường ống han gỉ.

Nhìn những hình ảnh ở ngôi làng Aceredo, người dân địa phương cho biết họ cảm thấy buồn vì những hoài niệm xưa cũ, về sự biến đổi khí hậu đột ngột gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

​“Ngoi lang ma” bong lo thien sau khi chim duoi nuoc 30 nam-Hinh-2
Ngôi làng Aceredo khiến người dân nhớ về những hoài niệm xưa cũ. 

"Cứ như thể tôi đang xem một bộ phim. Tôi có cảm giác buồn khi nhìn những hoài niệm này. Đây là những gì sẽ xảy ra trong tương lai với cái đà biến đổi khí hậu như hiện nay", ông Maximino Perez Romero, 65 tuổi, ở A Coruna, cho biết.

Vào ngày 1/2, chính phủ Bồ Đào Nha đã ra lệnh cho sáu đập, bao gồm cả Alto Lindoso, gần như ngừng cung cấp nước để sản xuất điện và tưới tiêu, do hạn hán ngày càng nghiêm trọng.

​“Ngoi lang ma” bong lo thien sau khi chim duoi nuoc 30 nam-Hinh-3
Tàn tích trong ngôi nhà cũ kỹ ở ngôi làng ma mới lộ thiên. 

Khám phá ngôi làng kỳ lạ ở Nga biến mất mỗi khi gió to

Sở dĩ Shoyna được xem là ngôi làng kỳ lạ nhất nước Nga bởi cứ đến ban đêm, nơi đây sẽ bị vùi lấp trong cát.

Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to

Ngôi làng Shoyna nằm ở phía bắc nước Nga, bên rìa của vòng Bắc Cực. Mặc dù nhiệt độ ở nơi đây khá lạnh, nhưng nó vẫn được xem là một sa mạc với cát trải dài 10km dọc bờ Biển Trắng.

Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-2
Nếu như tối đến, người dân những nơi khác được đi lại thoải mái bên ngoài thì mọi người sống ở Shoyna lại không thể làm được như vậy. Sở dĩ Shoyna được xem là ngôi làng kỳ lạ nhất nước Nga bởi cứ đến ban đêm, nơi đây sẽ bị vùi lấp trong cát.
Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-3
Vào đầu những năm 1990, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện. Những cơn gió tây mang theo các cồn cát dọc theo bờ biển khiến toàn bộ ngôi nhà có thể bị bao phủ chỉ trong một đêm.
Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-4
Người dân làng Shoyna ngủ thiếp đi trong đêm và đến khi thức dậy, họ nhận thấy mình gần như bị chôn sống. Họ đã phải rất vất vả mới có thể thoát được ra ngoài. Và từ đó, hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại mỗi đêm.
Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-5
Chính vì thế, thay vì được thảnh thơi ngồi trước nhà ngắm sao trời thì người dân ngôi làng Shoyna buộc phải ở trong nhà để tránh bị vùi lấp trong cát.
Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-6
Thậm chí, khi đi ngủ vào ban đêm, họ không bao giờ đóng cửa bởi họ lo sợ sáng hôm sau tỉnh dậy sẽ không thể mở được cửa nhà.
Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-7
Trước đây, do số lượng cá và sinh vật biển tươi tốt ngoài khơi, ngôi làng chài nhỏ yên tĩnh này trở thành khu định cư tuyệt vời của 1500 cư dân sinh sống. 
Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-8
Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu cũng như việc đáng bắt thủy sản quá mức khiến cho nguồn tài nguyên ở đây ngày càng giảm bớt. Hiện tại, làng Shoyna chỉ còn khoảng 300 người dân sinh sống.
Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-9
Giờ đây, người dân Shoyna không còn kiếm sống nhờ nghề đánh bắt cá như trước đây, thay vào đó họ chỉ sống dựa vào những đồng lương hưu, tiền trợ cấp thất nghiệp ít ỏi.
Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-10
Để đối phó, nhiều hộ gia đình xây dựng lối thoát hiểm bổ sung trên mái nhà. Họ cũng phải thuê máy ủi hàng năm để giúp đẩy bớt cái đi.
Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-11
Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ là tạm thời, vẫn còn rất nhiều ngôi nhà đã hoàn toàn không sử dụng được tầng một do bị cát bụi tràn vào chiếm giữ.
Kham pha ngoi lang ky la o Nga bien mat moi khi gio to-Hinh-12
Người dân chỉ sống được trên tầng hai. Mặc dù vậy, họ vẫn luôn nơm nớp sống trong mối lo bị chôn sống trong cát. Ảnh: IT. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.