Ngôi đền cổ gắn với truyền thuyết nhiệm màu về Linh Lang Đại vương

Ngôi đền cổ gắn với truyền thuyết nhiệm màu về Linh Lang Đại vương

Sau ngày về với Thủy quốc, Hoàng Lang được dân thành Thăng Long thờ phụng với tư cách Linh Lang Đại vương. Ngài được thờ ở nhiều nơi, trong đó nổi tiếng nhất là đền Voi Phục ở vùng đất Thủ Lệ, nơi ngài được sinh ra và nuôi nấng khi giáng trần...

Trong tâm thức của người Việt xưa,  Linh Lang Đại vương là vị thần giúp nhà vua coi sóc sự an bình cho phía Tây Hoàng thành Thăng Long. Đền Voi Phục – một trong Tứ Trấn Thăng Long – là nơi gắn liền với truyền thuyết huyền bí về vị thần này.
Trong tâm thức của người Việt xưa, Linh Lang Đại vương là vị thần giúp nhà vua coi sóc sự an bình cho phía Tây Hoàng thành Thăng Long. Đền Voi Phục – một trong Tứ Trấn Thăng Long – là nơi gắn liền với truyền thuyết huyền bí về vị thần này.
Theo thần phả được lưu giữ ở đền Voi Phục, vào năm 19 tuổi, mẹ Linh Lang - cô gái xinh đẹp ở làng Bồng Lai - được Vua Lý Thánh Tông để mắt và rước về làm cung phi. Vua xây cho bà một cung điện ở Thị Trại (khu vực Thủ Lệ ngày nay), nhưng 4 năm sau bà vẫn chưa có thai.
Theo thần phả được lưu giữ ở đền Voi Phục, vào năm 19 tuổi, mẹ Linh Lang - cô gái xinh đẹp ở làng Bồng Lai - được Vua Lý Thánh Tông để mắt và rước về làm cung phi. Vua xây cho bà một cung điện ở Thị Trại (khu vực Thủ Lệ ngày nay), nhưng 4 năm sau bà vẫn chưa có thai.
Một hôm, nhân ngày mùa hè nóng bức, bà cùng các cung phi, thị nữ ra tắm ở hồ Tây. Bỗng nhiên trời đất tối sầm, nước hồ cuộn sóng, rồi con thuồng luồng dài chục thước xuất hiện, ôm quấn lấy bà và phun dãi dớt đầy người khiến bà vô cùng hoảng sợ.
Một hôm, nhân ngày mùa hè nóng bức, bà cùng các cung phi, thị nữ ra tắm ở hồ Tây. Bỗng nhiên trời đất tối sầm, nước hồ cuộn sóng, rồi con thuồng luồng dài chục thước xuất hiện, ôm quấn lấy bà và phun dãi dớt đầy người khiến bà vô cùng hoảng sợ.
Nhưng chỉ một lát sau, trời đất quang tạnh, sóng lặng gió yên, thuồng luồng cũng biến mất. Bà trở về cung và kể lại sự tình với nhà vua. Sau đó bà có thai, mang thai 13 tháng thì sinh được một người con trai đặt tên Hoàng Lang. Cậu bé có thân hình to lớn, lưng có 28 vết hằn như vảy rồng.
Nhưng chỉ một lát sau, trời đất quang tạnh, sóng lặng gió yên, thuồng luồng cũng biến mất. Bà trở về cung và kể lại sự tình với nhà vua. Sau đó bà có thai, mang thai 13 tháng thì sinh được một người con trai đặt tên Hoàng Lang. Cậu bé có thân hình to lớn, lưng có 28 vết hằn như vảy rồng.
Ba năm sau, giặc Vĩnh Trinh nổi lên làm loạn ở vùng núi phía Bắc. Quân giặc hùng hậu, quan quân triều đình không dẹp nổi. Nhà vua bèn cho lập đàn cầu trời. Một ông tiên giáng đàn và bảo vua rằng phường Trại có người tài giỏi, nhờ được người đó giúp thì giặc Vĩnh Trinh sẽ bị đánh tan.
Ba năm sau, giặc Vĩnh Trinh nổi lên làm loạn ở vùng núi phía Bắc. Quân giặc hùng hậu, quan quân triều đình không dẹp nổi. Nhà vua bèn cho lập đàn cầu trời. Một ông tiên giáng đàn và bảo vua rằng phường Trại có người tài giỏi, nhờ được người đó giúp thì giặc Vĩnh Trinh sẽ bị đánh tan.
Lý Thánh Tông tức tốc sai người đến Thị Trại. Khi ấy, Hoàng Lang nghe tiếng quan đọc bố cáo bỗng nhiên ngồi dậy, cất tiếng gọi mẹ mời quan nhân vào và nói rằng mình muốn được ra trận đánh giặc. Vua nghe tin thì hết sức vui mừng vì biết mình đã tìm được người mà tiên nhân mách bảo.
Lý Thánh Tông tức tốc sai người đến Thị Trại. Khi ấy, Hoàng Lang nghe tiếng quan đọc bố cáo bỗng nhiên ngồi dậy, cất tiếng gọi mẹ mời quan nhân vào và nói rằng mình muốn được ra trận đánh giặc. Vua nghe tin thì hết sức vui mừng vì biết mình đã tìm được người mà tiên nhân mách bảo.
Vua cấp ngay cho Hoàng Lang voi chiến, cờ hiệu, khí giới cùng 5.000 gia thần. Nhận đầy đủ nhân vật lực, Hoàng Lang liền nghiêng mình lắc mạnh, thân hình bỗng nhiên cao lớn lạ thường. Tay cầm lá cờ lớn nhảy lên lưng voi, Hoàng Lang vung cờ thét lớn: “Ta là thiên tướng”.
Vua cấp ngay cho Hoàng Lang voi chiến, cờ hiệu, khí giới cùng 5.000 gia thần. Nhận đầy đủ nhân vật lực, Hoàng Lang liền nghiêng mình lắc mạnh, thân hình bỗng nhiên cao lớn lạ thường. Tay cầm lá cờ lớn nhảy lên lưng voi, Hoàng Lang vung cờ thét lớn: “Ta là thiên tướng”.
Hoàng Lang cưỡi voi bay thẳng đến đồn giặc với khí thế ngút trời. Tướng giặc Vĩnh Trinh nhìn thấy cảnh tượng phi thường này thì sợ ngã lăn ra, quân lính bỏ chạy tán loạn vì khiếp sợ, không đánh mà tự tan rã. Dẹp được giặc, nhà vui mừng mở tiệc chiêu đãi binh sĩ.
Hoàng Lang cưỡi voi bay thẳng đến đồn giặc với khí thế ngút trời. Tướng giặc Vĩnh Trinh nhìn thấy cảnh tượng phi thường này thì sợ ngã lăn ra, quân lính bỏ chạy tán loạn vì khiếp sợ, không đánh mà tự tan rã. Dẹp được giặc, nhà vui mừng mở tiệc chiêu đãi binh sĩ.
Mấy tháng sau, vua có ý định nhường ngôi cho Hoàng Lang vì chàng là hoàng tử, nhưng Hoàng Lang từ chối. Lúc này, Hoàng Lang bị mắc bệnh đậu mùa đã được ba tháng, không sao chữa khỏi.
Mấy tháng sau, vua có ý định nhường ngôi cho Hoàng Lang vì chàng là hoàng tử, nhưng Hoàng Lang từ chối. Lúc này, Hoàng Lang bị mắc bệnh đậu mùa đã được ba tháng, không sao chữa khỏi.
Biết mình không còn ở trần gian được lâu, Hoàng Lang nói cho vua biết sự thật mình là con của Long Quân, do thấy thế nước gian nguy nên vâng theo thiên hạ, thần thác sinh làm hoàng tử để dẹp giặc, nay sự nghiệp đã thành, mong được trở về Thủy quốc.
Biết mình không còn ở trần gian được lâu, Hoàng Lang nói cho vua biết sự thật mình là con của Long Quân, do thấy thế nước gian nguy nên vâng theo thiên hạ, thần thác sinh làm hoàng tử để dẹp giặc, nay sự nghiệp đã thành, mong được trở về Thủy quốc.
Hoàng Lang xin vua cho ra Thạch Bàn ở hồ Tây, cầm lá cờ tung lên trời, rồi cờ bay về phương nào thì hưởng tự ở nơi đó. Sau đó chàng nằm trên phiến đá hoá thành một con rắn trắng trườn xuống hồ Tây và vĩnh viễn không quay trở lại.
Hoàng Lang xin vua cho ra Thạch Bàn ở hồ Tây, cầm lá cờ tung lên trời, rồi cờ bay về phương nào thì hưởng tự ở nơi đó. Sau đó chàng nằm trên phiến đá hoá thành một con rắn trắng trườn xuống hồ Tây và vĩnh viễn không quay trở lại.
Sau ngày đó, Hoàng Lang được dân thành Thăng Long thờ phụng với tư cách Linh Lang Đại vương. Ngài được thờ ở nhiều nơi, trong đó nổi tiếng nhất là đền Voi Phục ở vùng đất Thủ Lệ, nơi ngài được sinh ra và nuôi nấng khi giáng trần...
Sau ngày đó, Hoàng Lang được dân thành Thăng Long thờ phụng với tư cách Linh Lang Đại vương. Ngài được thờ ở nhiều nơi, trong đó nổi tiếng nhất là đền Voi Phục ở vùng đất Thủ Lệ, nơi ngài được sinh ra và nuôi nấng khi giáng trần...
Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT