Ngôi chùa cổ nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng có gì đặc biệt?

Ngôi chùa cổ nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng có gì đặc biệt?

Tổ đình Từ Hiếu, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang tịnh dưỡng là ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Huế và cũng là nơi Thiền sư xuất gia học đạo thuở thiếu thời.

Tổ đình Từ Hiếu, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng là ngôi  chùa cổ nổi tiếng ở Huế và cũng là nơi Thiền sư xuất gia học đạo thuở thiếu thời.
Tổ đình Từ Hiếu, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng là ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Huế và cũng là nơi Thiền sư xuất gia học đạo thuở thiếu thời.
Ngôi cổ tự này ban đầu chỉ là một cái am nhỏ có tên Thảo Am Đường của Hòa thượng Thích Nhất Định – nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong hoàng cung nhà Nguyễn lập nên để tu hành và phụng dưỡng mẹ già.
Ngôi cổ tự này ban đầu chỉ là một cái am nhỏ có tên Thảo Am Đường của Hòa thượng Thích Nhất Định – nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong hoàng cung nhà Nguyễn lập nên để tu hành và phụng dưỡng mẹ già.
Tương truyền Hòa thượng Thích Nhất Định rất hiếu thảo. Trong lúc ở Thảo Am Đường, mẹ của Hòa thượng bị bệnh nặng.
Tương truyền Hòa thượng Thích Nhất Định rất hiếu thảo. Trong lúc ở Thảo Am Đường, mẹ của Hòa thượng bị bệnh nặng.
Để mẹ mau khỏi bệnh, Hòa thượng Thích Nhất Định hằng ngày vượt hơn 5km đường rừng để ra chợ mua cá về nấu cháo. Thấy vậy, nhiều người bàn tán là người tu hành mà sát sinh và ăn mặn.
Để mẹ mau khỏi bệnh, Hòa thượng Thích Nhất Định hằng ngày vượt hơn 5km đường rừng để ra chợ mua cá về nấu cháo. Thấy vậy, nhiều người bàn tán là người tu hành mà sát sinh và ăn mặn.
Câu chuyện được đồn đến tai vua Tự Đức. Nhà vua liền sai người đến đây tìm hiểu sự thật.
Câu chuyện được đồn đến tai vua Tự Đức. Nhà vua liền sai người đến đây tìm hiểu sự thật.
Khi được nghe thuật lại câu chuyện này, nhà vua cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Hòa thượng Thích Nhất Định. Sau khi Hòa thượng qua đời, năm 1848, Thảo Am Đường được mở rộng thành chùa và được các quan thái giám và Phật tử đến lễ Phật. Nhớ đến câu chuyện hiếu thảo của Hòa thượng Thích Nhất Định, vua Tự Đức đã đặt tên ngôi chùa này là “Từ Hiếu Tự".
Khi được nghe thuật lại câu chuyện này, nhà vua cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Hòa thượng Thích Nhất Định. Sau khi Hòa thượng qua đời, năm 1848, Thảo Am Đường được mở rộng thành chùa và được các quan thái giám và Phật tử đến lễ Phật. Nhớ đến câu chuyện hiếu thảo của Hòa thượng Thích Nhất Định, vua Tự Đức đã đặt tên ngôi chùa này là “Từ Hiếu Tự".
Tổ đình Từ Hiếu cũng là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia tu hành khi 16 tuổi. Tốt nghiệp Phật học Viện Báo Quốc, Huế, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 1949. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là tổ của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8, dòng Liễu Quán, đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế. Tại nơi đây, ngài thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật.
Tổ đình Từ Hiếu cũng là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia tu hành khi 16 tuổi. Tốt nghiệp Phật học Viện Báo Quốc, Huế, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 1949. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là tổ của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8, dòng Liễu Quán, đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế. Tại nơi đây, ngài thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật.

GALLERY MỚI NHẤT