Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á: Một mục tiêu, nhiều chiến thuật

Để thuyết phục các đồng minh cùng ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ phải có chiến thuật rất đa dạng.

Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á: Một mục tiêu, nhiều chiến thuật
Theo tạp chí US News&World Report, có thể dễ dàng nhận ra việc ngăn chặn tốc độ phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân “chóng mặt” của Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu hiện nay của cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoai truong My cong du chau A: Mot muc tieu, nhieu chien thuat
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dự kiến sẽ hối thúc Trung Quốc gia tăng  sức ép đối với Triều Tiên, trong chuyến thăm Bắc Kinh sắp tới. Ảnh: The Indian Express. 
Chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson được cho là sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các đồng minh Nhật Bàn và Hàn Quốc cùng sát cánh trong vấn đề ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triểu Tiên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sẽ không dễ để các quốc gia nói trên thống nhất một chiến lược cơ bản trong vấn đề nóng bỏng nói trên, nhất là khi các nước trong khu vực đều trải qua mối quan hệ lịch sử “hết sức phức tạp” với nhau và vẫn còn nhiều “mâu thuẫn âm ỉ”.
Việc Mỹ sẽ thể hiện quan điểm của mình như thế nào trên “bàn cờ” địa-chính trị Đông Bắc Á hiện vẫn là “một câu hỏi lớn”. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho đến thời điểm này vẫn giữ kín chính sách ngoại giao liên quan đến châu Á của ông.
Điều này mở ra cơ hội cho tất cả các bên trong việc có thể kéo Mỹ “gần hơn với mình” để có được “câu trả lời rõ rệt nhất” trong thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đặt chân đến các nước nói trên.
Nhân dịp này tạp chí US News&World Report đã đưa ra nhận định của mình về tính toán và kỳ vọng của các nước nói trên đối với Mỹ liên quan đến vấn đề Triều Tiên nhân chuyến công du châu Á của ông Rex Tillerson.
Nhật Bản
Đây chính là chặn dừng chân đầu tiên tại châu Á của ông Tillerson. Cho đến thời điểm này, Nhật Bản vẫn “chưa nguôi cơn giận” về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào ngày 6/3. 3 trong số 4 quả tên lửa của Triều Tiên đã rơi vào Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Vụ phóng tên lửa này của Triều Tiên được cho là một “lời thách thức trực tiếp” đối với Mỹ về khả năng phóng tên lửa đồng thời của nước này. Bằng việc phóng cùng lúc 4 quả tên lửa đạn đạo, Triều Tiên muốn cảnh báo Mỹ về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản - vốn chỉ có thể đánh chặn 1 quả tên lửa 1 thời điểm.
Dù Triều Tiên tuyên bố vụ phóng thử tên lửa của nước này là nhằm đe dọa các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng “mục tiêu thứ 2” của Triều Tiên là nhằm “trừng phạt Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe” vì “dám về cùng một phe với Tổng thống Mỹ Donald Trump”.
Điều này là bởi, khi Triều Tiên thực hiện vụ phóng thử tên lửa ngày 12/2 theo lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ông Abe đang “bận” chơi golf với ông Trump tại Mỹ. Rõ ràng, ông Kim Jong-un muốn cảnh báo 2 nhà lãnh đạo nói trên về hậu quả sẽ xảy ra nếu họ “cố tình phớt lờ” Triều Tiên.
Trong thời gian ông Tillerson thăm Nhật Bản, nước này sẽ tìm cách để nhận được lời cam kết bảo đảm an ninh cho các đồng minh từ phía Mỹ trước mối đe dọa của Triều Tiên.
Hàn Quốc
Cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc muốn nhận được lời xác nhận của ông Tillerson rằng, quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn “vẫn không thay đổi” dù trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump từng tuyên bố Hàn Quốc là “kẻ ăn bám” hàng viện trợ quân sự của Mỹ.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn tính đến việc có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với chính sách của ông Trump đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên vốn được cho là “còn rất mơ hồ”.
Dù vẫn rất bất an về việc ông Trump chưa đưa ra một lộ trình cụ thể cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Hàn Quốc hiện đang phải đối mặt với hệ lụy nghiêm trọng từ vụ bê bối chính trị đình đám nhất lịch sử nước này dẫn đến việc bà Park Geun-hye bị phế truất.
Sự kết thúc “triều đại” Park Geun-hye đã đầy Hàn Quốc vào một vòng xoáy chuyển giao quyền lực mới khiến nước này về cơ bản “bị tê liệt chính trị” trong vòng 60 ngày cho đến khi một Tổng thống mới được bầu lên vào tháng 5 tới.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, lãnh đạo phe đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi Tổng thống tạm quyền của nước này phải dừng ngay mọi chính sách đang được thực thi dưới thời bà Park Geun-hye, bao gồm việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đầy tranh cãi.
Trong chuyến công du của mình diễn ra vào thời điểm Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành cuộc tập trận chung, ông Tillerson dự kiến sẽ thăm khu Phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên. Tại đây, ông Tillerson sẽ tham gia chụp ảnh để thể hiện sự đoàn kết và sức mạnh của liên minh Mỹ-Hàn.
Trung Quốc
Chặng dừng chân cuối cùng của ông Tillerson tại châu Á chính là Trung Quốc, nơi ông dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gửi đến nhà lãnh đạo Trung Quốc một thông điệp rõ ràng rằng Chính phủ Mỹ muốn Trung Quốc “mạnh tay hơn” trong vấn đề Triều Tiên.
Dù Trung Quốc cũng đã thực hiện hành động răn đe Triều Tiên của mình thông qua việc ngừng nhập khẩu than đá của Triều Tiên trong cả năm 2017 và thể hiện cam kết muốn là nước đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Triều Tiên và các nước khác nhưng rõ ràng, điều này không xuất phát từ “sức ép từ phía Mỹ”.
Điều này là bởi, Mỹ đã khiến Trung Quốc “cảm thấy bất an” khi đang tìm cách đẩy nhanh việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc với mục tiêu hoàn tất việc này trước khi Hàn Quốc có Tổng thống mới.
Trung Quốc từng cảnh báo Hàn Quốc rằng, việc chấp thuận để Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc “là một sai lầm” và khẳng định sẽ có những động thái “để tự vệ”. Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt về mặt thương mại và văn hóa đối với Hàn Quốc để chứng minh mình “không nói suông”.
Với những động thái nói trên của Trung Quốc, rõ ràng THAAD sẽ trở thành tâm điểm trong cuộc đối thoại giữa Ngoại trưởng nước chủ nhà Vương Nghị và người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson./.

Chưa đến Giỗ tổ, khách thi nhau chen lấn lên đền Hùng

Mặc dù chưa đến ngày lễ chính Giỗ tổ Hùng Vương, hàng vạn du khách thập phương đã đổ về khiến cho đoạn đường lên đền Hùng ách tắc.

Chưa đến Giỗ tổ, khách thi nhau chen lấn lên đền Hùng
Video: Chưa đến Giỗ tổ, khách thập phương thi nhau chen lấn lên đền Hùng:

Lịch nghỉ chính thức Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5/2018

Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), Ngày Chiến thắng (30/4) và Quốc tế Lao động (01/5) mấy ngày?

Lịch nghỉ chính thức Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5/2018
 
Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5/2018.
 
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và người lao động (làm việc tại doanh nghiệp có chế độ nghỉ 02 ngày/tuần):

Bất chấp biển cấm, người dân chen nhau ném tiền vào giếng cổ Đền Hùng

Bất chấp việc Ban tổ chức Lễ hội Đền Hùng đã cắm biển cấm, trong ngày 21.4 (tức ngày 6.3 âm lịch) – ngày đầu khai hội, hàng trăm người dân vẫn “hồn nhiên” ném tiền vào giếng cổ Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).

Bất chấp biển cấm, người dân chen nhau ném tiền vào giếng cổ Đền Hùng
Giếng Rồng trên Đền Hùng được gắn liền với với truyền thuyết sau khi tổ mẫu Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở ra 100 người con trai đã dùng nước giếng này tắm cho các con.
Giếng Rồng là nơi luôn thu hút lượng lớn du khách mỗi khi có dịp về Đền Hùng. Ảnh Ngô Hùng
 Giếng Rồng là nơi luôn thu hút lượng lớn du khách mỗi khi có dịp về Đền Hùng. Ảnh Ngô Hùng

Năm 2002, các nhà khoa học tiến hành khai quật tại khu vực giếng cổ Đền Hùng đã phát hiện trong lòng giếng cổ có những dấu tích văn hóa của các thời kỳ Lý – Trần – Lê – Nguyễn.

Không biết nghe từ đâu, nhưng khi đến giếng cổ, nhiều du khách đã ném tiền lẻ xuống giếng cổ với mong muốn có sức khỏe, bình an, sự nghiệp, thậm chí là xin con cái.

Việc “xả” tiền vô tội vạ đã vô tình khiến nguồn nước bị ô nhiễm, cảnh quan khu di tích trở nên lộn xộn, nhếch nhác, gây ra hình ảnh phản cảm ở chốn linh thiêng mặc dù đã có biển cấm.

 
Dù đã có biển cấm, người dân vẫn vô tư ném tiền xuống giếng cổ, gây phản cảm ở chốn linh thiêng.
 Dù đã có biển cấm, người dân vẫn vô tư ném tiền xuống giếng cổ, gây phản cảm ở chốn linh thiêng.

“Dù đã có biển khuyến cáo, cũng như có nhân viên nhắc nhở, nhưng tình trạng người dân, du khách ném tiền lẻ vẫn diễn ra khi nhân viên không để ý. Đặc biệt vào những ngày nghỉ, ngày lễ, lượng người đến với Đền Hùng đông, tình trạng ném tiền lẻ xuống giếng càng nhiều. Trước tình trạng này, để giữ gìn vẻ tôn nghiêm, linh thiêng và tránh gây ra hình ảnh phản cảm, ngay từ đầu năm Mậu Tuất 2018, Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng đã tăng cường nhân viên nhắc nhở, dựng hòm công đức cạnh giếng để ai có tấm lòng xây dựng Đền Hùng bỏ tiền vào đó, không ném bừa bãi”, ông Nguyễn Duy Anh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng cho biết.

Ông Nguyễn Duy Anh mong muốn người dân, du khách khi đến Đền Hùng cần chấp hành nghiêm những nội quy, quy định của nhà nước và Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng để chuyến hành hương về cội nguồn có ý nghĩa trọn vẹn, được vui vẻ, thanh thản cũng như giữ gìn hình ảnh về vùng Đất Tổ văn minh, sạch đẹp.

“Tôi nghĩ việc xử lý hành vi ném tiền xuống giếng cổ và các di tích lịch sử khác là cần thiết. Về với cội nguồn, chốn linh thiêng, mọi người cũng nên giữ tác phong nghiêm túc, hành xử có văn minh, lịch sự thì lòng thành của mình mới được ghi nhận, cũng như làm gương cho con cháu, thế hệ trẻ noi theo”, chị Trần Thanh Tú quê Phú Thọ bày tỏ.

Bỏ tiền vào hòm công đức cạnh giếng cổ là hành động văn minh, lịch sự, tỏ lòng thành kính, cũng như làm tấm gương tốt cho con cháu. Ảnh Ngô Hùng
 Bỏ tiền vào hòm công đức cạnh giếng cổ là hành động văn minh, lịch sự, tỏ lòng thành kính, cũng như làm tấm gương tốt cho con cháu. Ảnh Ngô Hùng
Thiết nghĩ, về với cội nguồn, về với đất Tổ là việc làm đúng đắn, nên làm để tưởng nhớ cội nguồn và tỏ lòng thành kính với các Vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước nên mọi người cần có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường để cuộc hành hương được đủ đầy ý nghĩa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.