Ngoài New City Thủ Thiêm, Thuận Việt còn dự án nào vướng "lùm xùm"?

(Kiến Thức) - Ngoài dự án New City (khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 TPHCM), một dự án khác của Công ty TNHH XD TM Thuận Việt (Công ty Thuận Việt) cũng từng dính nhiều "lùm xùm", đó là Saigon Pearl.

Ngoài dự án New City (khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 TPHCM), theo giới thiệu trên website www.thuanviet.com.vn, vào năm 2003 Công ty TNHH XD TM Thuận Việt (Công ty Thuận Việt) chính thức tham gia thị trường bất động sản bằng việc thành lập Tập đoàn SSG.
"Đây là nhà đầu tư tiên phong trong các dự án chung cư cao cấp tại TP HCM, trong đó ông Nguyễn Văn Bé được bổ nhiệm là Phó Tổng giám đốc và Tổng giám đốc của dự án Saigon Pearl - một trong những dự án căn hộ đẳng cấp của SSG", website của Thuận Việt giới thiệu. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều cơ quan báo chí từ một vài năm trước thì chủ đầu tư dự án này không ít lần bị cư dân "tố", bày tỏ bức xúc.
Chủ đầu tư bị tố chiếm dụng “tài sản chung” nhằm thu lợi riêng
Saigon Pearl tọa lạc trên mặt tiền đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP HCM), giáp sông Sài Gòn, dưới chân cầu Thủ Thiêm do Công ty TNHH Việt Nam Land (Tập đoàn SSG liên doanh với Việt Nam Land của Hồng Kông) làm chủ đầu tư.
Saigon Pearl được khởi công xây dựng từ năm 2005, có tổng diện tích 10,37 hecta, với tổng vốn đầu tư hơn 700 triệu đô la Mỹ. Tổng thể của dự án được thiết kế bao gồm khu biệt thự 126 căn và 8 cao ốc 37 tầng, 2 tổ hợp cao ốc văn phòng, khách sạn, khu thương mại và các công trình tiện ích khác.
Do vị trí đắc địa cùng nhiều tiện ích cao cấp nên khu chung cư này năm 2017 được rao bán với giá cao, từ 3,5 - 20 tỷ đồng/căn hộ.
Dự án Saigon Pearl. Ảnh: www.thuanviet.com.vn.
Dự án Saigon Pearl. Ảnh: www.thuanviet.com.vn.
Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động, các cư dân sống tại đây đã phản ánh rằng, dự án này từng bị chủ đầu tư chiếm dụng nhiều tiện ích để làm “của riêng”.
Cụ thể, theo phản ánh của Dân Trí, vỉa hè và toàn bộ tầng hầm của 3 tòa nhà trong dự án gồm Ruby, Topaz và Sapphire là các khu vực quy định trong hợp đồng hứa mua, hứa bán là tài sản chung.
Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động, chủ đầu tư đã chiếm dụng tầng hầm 1 cùng vỉa hè trong dự án làm bãi giữ xe, cho thuê văn phòng, trung tâm thương mại nhằm thu lợi riêng.
Bãi xe với hàng trăm ôtô đậu tràn trên vỉa hè, lòng đường Sài Gòn Pearl, tạo nên cảnh tượng hết sức nhếch nhác. Ảnh: Khắc Thành/Dân Trí.
 Bãi xe với hàng trăm ôtô đậu tràn trên vỉa hè, lòng đường Sài Gòn Pearl, tạo nên cảnh tượng hết sức nhếch nhác. Ảnh: Khắc Thành/Dân Trí.
Sau nhiều năm “đấu tranh”, cư dân sinh sống tại đây đã được chủ đầu tư “hoàn trả” một phần tầng hầm. Tuy nhiên, đường nội bộ trong dự án vẫn bị chủ đầu tư chiếm dụng để làm bãi giữ xe. Cư dân sinh sống tại Sài Gòn Pearl cho biết, sau nhiều lần khiếu nại nhưng không được chủ đầu tư giải quyết triệt để, họ đành phải chấp nhận “sống chung với lũ”.

... bị "tố" quỵt phí bảo trì

Thheo báo Phụ nữ, việc chủ đầu tư dự án Saigon Pearl “quỵt” phí bảo trì được các cư dân phát hiện khi ban quản trị tòa nhà Ruby thuộc khu Saigon Pearl được bầu vào cuối năm 2013, lúc này, chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ phí bảo trì cho ban quản trị chung cư quản lý.

Cụ thể, ban quản trị chung cư cho biết, Công ty Việt Nam Land SSG sở hữu hơn 2.700 m2 sàn thương mại và 2.359 m2 diện tích tầng hầm tòa tháp Ruby, tổng số tiền quỹ bảo trì doanh nghiệp phải nộp ước tính hơn 5 tỷ đồng. Thế nhưng, chủ đầu tư dự án Saigon Pearl đã sử dụng phần diện tích thương mại và các tầng hầm của tòa nhà Ruby để kinh doanh mà chưa nộp phí bảo trì trong 4 năm.

Khi bị Ban quản trị tòa nhà Ruby gây sức ép phải nộp quỹ bảo trì, ngày 22/8/2014 chủ đầu tư Saigon Pearl ra văn bản thông báo đã nộp trước 500 triệu đồng và đề nghị chờ hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Trong cuộc họp xử lý tranh chấp này tại phường 22, quận Bình Thạnh vào ngày 26/8/2014, chủ đầu tư dự án Saigon Pearl cho biết đã có văn bản hỏi Sở Xây dựng TP HCM về mức phí này. Doanh nghiệp hứa sẽ nộp thêm 500 triệu đồng nữa (tổng cộng một tỷ đồng) và chờ ý kiến trả lời của Sở Xây dựng sẽ nộp đầy đủ.

Đại diện Công ty Việt Nam Land SSG giải thích, phần diện tích chủ đầu tư đang sử dụng là tầng hầm và thương mại, không phải nhà ở, nếu vẫn áp dụng đóng phí theo giá căn hộ thì chưa hợp lý nên doanh nghiệp mới xin ý kiến Sở. "Nếu áp dụng chế tài đối với công ty, xảy ra thiệt hại cho chủ đầu tư thì ban quản trị phải chịu trách nhiệm", vị này cho hay.

Tuy nhiên, bất chấp đề xuất của Việt Nam Land SSG, Ban quản trị tòa tháp Ruby khẳng định việc chế tài theo luật được áp dụng cho mọi đối tượng sở hữu tòa nhà, kể cả chủ đầu tư. Quỹ bảo trì dự phòng của Ruby đã thu được 28 trên tổng cộng 31 tỷ đồng, trong đó chủ đầu tư có diện tích sử dụng lớn nhất lại chưa nộp đủ. Do vậy, Ban quản trị Ruby không chấp nhận đề nghị của chủ đầu tư và yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng hạn như tất cả các chủ sở hữu khác để tạo sự công bằng.

New City chưa được cấp phép bán - Tin Tức VTV24.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.