Ngỡ ngàng vẻ đẹp thực của phụ nữ thời Võ Tắc Thiên

Những người phụ nữ sống trong thời của nữ hoàng Võ Tắc Thiên được chăm chút nhan sắc hơn so với những thời kỳ của các vị hoàng đế khác.

Theo lịch sử Trung Quốc, có khoảng 231 vị hoàng đế nhưng chỉ có duy nhất Võ Tắc Thiên là phụ nữ được lên ngôi nữ vương.
Ngo ngang ve dep thuc cua phu nu thoi Vo Tac Thien
 Hình ảnh Võ Tắc Thiên trong bộ phim cổ trang.
Võ Tắc Thiên (624-705) tên thật là Võ Chiếu, vốn là tì thiếp của hoàng đế Đường Thái Tông. Đường Thái Tông qua đời, bà trở thành phi tần của Đường Cao Tông, tức con của Đường Thái Tông. Sủng ái vợ, vị vua này đã đưa bà lên làm hoàng hậu.
Chồng qua đời, bà nắm quyền bính. Tuy đương thời chỉ trích việc làm vợ của cả bố lẫn con, lại hoang dâm vô độ, nhưng bà thực sự là người tài. Bà biết sử dụng nhân tài, khiến đất nước Trung Hoa thịnh trị trong suốt 16 năm cầm quyền của bà.
Hình tượng của bà để lại cho hậu thế là một người phụ nữ sở hữu sắc đẹp mê người. Cũng chính vì thế, bà đã làm siêu lòng của hai vị hoàng đế.
Ngo ngang ve dep thuc cua phu nu thoi Vo Tac Thien-Hinh-2
 Người phụ nữ thời đường đẹp là phải mập mạp, tròn trịa.
Để dựng lại đời sống và sinh hoạt của nữ hoàng nổi tiếng Trung Quốc, nhiều bộ phim cổ trang đã được sản xuất. Trong đó, nhiều người thắc mắc về vẻ đẹp của người phụ nữ thời Đường với dàn diễn viên đẹp lộng lẫy, dáng vẻ thanh mảnh ưa nhìn. Tuy nhiên, những người phụ nữ được coi là đẹp thời Đường là phải tròn trịa, mập mạp.
Để giải thích về điều này, nhiều nhà nghiên cứu cho biết, những bức tranh miêu tả lại hình ảnh của Dương Quý Phi - với khuôn mặt tròn trịa và nước da trắng. Còn Võ Tắc Thiên thì từ nhỏ “mặt vuông trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài, có tướng đế vương”.
Do cuộc sống dưới thời nhà Đường khá giàu có nên trang phục, trang điểm cho phụ nữ cũng hơn hẳn thời của những vị vua khác. Vào những dịp ngày lễ nhiều phụ nữ trang điểm với những màu sắc rực rỡ, bắt mắt hút hồn vương công quý tử. Đây là kiểu trang điểm “trán vàng” và “lông mày xanh”. Cụ thể, họ phủ một loại phấn vàng lên vùng trán và đặc biệt chú ý đến việc vẽ lông mày.
Ngo ngang ve dep thuc cua phu nu thoi Vo Tac Thien-Hinh-3
 Trang phục của phụ nữ thời hoàng đế khác thường rất kín đáo.

Đặc biệt hơn, trong ngày cưới các tân nương được vẽ lên trán một bông hoa, nguyên liệu là bằng hạt cây hoa trà dầu hoặc lá vàng cùng một số nguyên liệu khác.

Hình vẽ cũng có nhiều loại: loại đơn giản nhất chỉ là một chấm tròn. Phức tạp hơn có hình đôi cánh hoặc hoa đơn giản. Hình bông hoa phức tạp thì sẽ được làm sẵn và sau đó dính vào giữa lông mày để tôn lên vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ quý tộc.

Để làm duyên, người phụ nữ thời Đường còn vẽ cả “má lúm đồng tiền” bên khóe miệng, còn về phần dưới của má thì sẽ được đánh má hồng.

Ngo ngang ve dep thuc cua phu nu thoi Vo Tac Thien-Hinh-4
Trang phục trong thời của Võ Tắc Thiên có vẻ phóng khoáng hơn.

Tóc của nữ nhân thời Đường được bới lên cao dạng mũ đội đầu. Búi tóc thường là búi lớn với nhiều kiểu như búi mây, búi đôi, búi hình hoa...Để phần búi tóc thêm quý phái, phụ nữ thời Đường sử dụng thêm những chiếc trâm cài được chế khắc tinh xảo hoặc các cụm hoa. Tóc hai bên có thể có phần rủ xuống che tai, còn phần trên búi gọn gàng.

Về trang phụ, phụ nữ thời nhà Đường đã chọn cho mình chiếc áo có cổ áo rộng hơn, váy dài nhưng được làm nhẹ nhàng và thướt tha hơn, mang lại vẻ đẹp thoáng hơn so với các triều đại trước.

Ngo ngang ve dep thuc cua phu nu thoi Vo Tac Thien-Hinh-5
Cách trang điểm của phụ nữ thời Đường khá độc đáo. 

Đai lưng cũng được biến đổi nâng lên phía trên ngực, biến thành váy không có đai, nhằm nhấn mạnh hình thể tròn trịa của người con gái - xu hướng được ưa thích thời bấy giờ.

Chất liệu của trang phục cũng đặc biệt tốt và tinh tế. Dựa trên những tiến bộ của công nghệ dệt lụa và kĩ thuật nhuộm, vật liệu dệt may của thời kì này đạt đến sự đa dạng chưa từng có với số lượng và chất lượng tuyệt vời. Những người thuộc tầng lớp quý tộc thì sử dụng lụa hoặc lông chim để may trang phục.

Có thể nói, hình tượng Võ Tắc Thiên được xây dựng trong phim ảnh không hề là hư cấu hay được “tâng bốc” quá tay bởi các đạo diễn mà đã phản ánh được một cách khá chính xác vẻ đẹp của phụ nữ thời kì vàng son này.

Bí ẩn không lời giải trong lăng mộ Võ Tắc Thiên

Nữ hoàng Võ Tắc Thiên được an nghỉ tại Càn Lăng, đây là ngôi mộ chứa nhiều bí ẩn mà hiện tại nhiều nhà khoa học chưa tìm ra.

Trong lịch sử Trung Quốc có đến 231 vị hoàng đế, thế nhưng chỉ có duy nhất một nữ hoàng là Võ Tắc Thiên. Đây là một người phụ nữ quyền lực “tai tiếng” nhất thời bấy giờ.

Vì sao Đường Thái Tông muốn giết Võ Tắc Thiên?

(Kiến Thức) - Lý Thuần Phong - người tinh thông phong thủy từng chiêm nghiệm với Đường Thái Tông rằng, chính Võ Tắc Thiên sẽ đoạt ngai vàng và làm chủ giang sơn.

Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?
Thân thế của Võ Tắc Thiên cũng còn gây nhiều tranh cãi, nhưng theo nhiều tài liệu thì bà vốn không phải xuất thân tôn quý. Cha là Võ Sỹ Ước từng là một thương nhân giàu có. Nhưng vào thời đó, thương nhân chỉ có giá trị phô trương chứ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội theo cách gọi “sỹ, nông, công, thương”. Chính vì thế, Võ Sỹ Ước đã suy nghĩ và quyết định tòng quân, nhờ trước đây buôn bán có nhiều tiền nên ông ta đã gặp rất nhiều thuận lợi trong nghiệp binh. Vốn từng kinh doanh nên đầu óc nhạy bén với thời cuộc. Thấy thiên hạ đại loạn, quần hùng tranh đấu bản thân dự cảm được Tùy triều Đại Hạ sẽ sớm đổ. Ông ta cũng phán đoán Lý Uyên là nơi có thể dựa dẫm và nhờ vả được sau này nên đã tìm cách kết duyên hai nhà Võ Lý. 
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-2
Lý Uyên khi dẹp thiên hạ không màng đến chuyện cá nhân. Nơi chiến trường binh lửa nghe tin phu nhân và con trai chết nhưng ông ta vẫn bám trụ chiến trường không về quê nhà. Sau này ông ta biết trong những lúc khó khăn như thế Võ Sỹ Ước đã luôn thay ông ta thu xếp ổn thỏa mọi chuyện. Chính vì vậy, sau khi đăng cửu ngũ chi tôn Lý Uyên liền giới thiệu con gái của tể tướng Tùy triều là Dương Đạt cho Võ Sỹ Ước. Võ Tắc Thiên là con thứ của họ. 
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-3
Sau khi Lý Uyên đăng cơ, Võ Sỹ Ước được phong nhị đẳng công thần, trở thành một trong 14 công thần khai quốc nhà Đường, sau này được điều nhiệm làm đô đốc Lợi Châu và Kinh Châu. Dân gian thường truyền rằng Võ Tắc Thiên có thể trở thành đế vương là do được hưởng vận khí của mảnh đất Lợi Châu. Nói đến Lợi Châu đây quả là mảnh bảo địa hiếm có. Nằm ở thượng du sông Gia Lăng, thuộc phần “bụng” của tây nam Trung Quốc, là nơi cửa ngõ ra vào trọng yếu của Tứ Xuyên, vốn có tên gọi là “xuyên bắc môn hộ” và “ ba thục kim tam giác”.  
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-4
Địa thế của Lợi Châu phía Tây Bắc và Đông Bắc cao, phần giữa trũng tạo thành khu Trung Sơn ở Bắc bộ, phía trung bộ gò đồi thấp, thung lũng sông địa thế bằng phẳng, đặc thù địa lý với đồi núi thấp nằm ở phía Nam. Dòng Kim Lăng nước chảy không ngừng, lúc êm đềm dịu dàng e thẹn như nàng thiếu nữ, lúc dũng mãnh như chàng dũng sĩ. Chính vì thế Lợi Châu vừa là nơi giao thông trọng yếu vừa là trung tâm thương mại nằm ở phía bắc Tứ Xuyên. Nơi đây phong cảnh non nước hữu tình, khí hậu ấm áp, là nơi mơ ước của mọi người. Thành cổ của huyện Lợi Châu đã có hơn 2 nghìn năm lịch sử, là nơi cửa ngõ của Tứ Xuyên từ cổ chí kim. 
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-5
Võ Tắc Thiên được sinh ra trên mảnh đất hiếm có này, ngay từ khi còn nhỏ đã là đứa trẻ có tố chất phi phàm. Cuộc đời bà cũng nhuốm màu huyền hoặc bởi những câu truyện truyền kì trong chốn nhân gian. Chuyện kể rằng có thầy tướng số tên Viên Thiên Cương trong một lần đi qua nhà đô đốc Võ Sỹ Ước vô tình gặp Dương phu nhân, thoạt nhìn ông ta đã phát hiện ra bà không phải là người tầm thường và nhận định rằng với tướng mạo như thế thì gia trung tất sẽ có quý tử. Dương phu nhân lòng cũng mong biết đứa con nào sẽ là quý tử nên đã mời Viên Thiên Cương đến nhà. 
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-6
Sau khi gặp Vương Nguyên Khánh, Vương Nguyên Sảng đều thấy chúng là những đứa trẻ rất xuất chúng nhưng cũng chỉ có thể làm được đến quan tam phẩm, chỉ có thể làm được trụ cột gia đình chứ không thể là đại quý. Đến người chị của Võ Tắc Thiên thì thầy tướng số cũng lắc đầu nói “ lệnh nữ này quý nhưng không lợi phu” nghĩa là nếu sau khi nàng này mà hưởng đại phúc đại quý sẽ không tốt cho phu quân.
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-7
Cuối cùng khi bà nội bế Võ Tắc Thiên mới 2 tuổi ăn vận như con trai ra, mới chỉ thấy Võ Tắc Thiên còn được bọc kín ông ta đã tỏ ra kinh ngạc vô độ. Vợ chồng đô đốc vội vàng hỏi nguyên cớ thì thầy tướng số đáp rằng: Tại hạ nhìn chưa rõ, hãy cho lệnh nữ đứng xuống đi lại 2 bước”. Võ Tắc Thiên mới bước được hai bước ông ta đã vội nói “ long đồng phượng cảnh, cực quý nghiệm dã” ( tức có tướng mạo long phượng, khuôn mặt của quý tử), nhưng thấy Võ Tắc Thiên mặc quần áo của con trai thì lại nói đầy tiếc nuối: “ Đáng tiếc lại là con trai nếu là con gái e rằng sau sẽ làm chủ thiên hạ”. 
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-8
Từ đó Võ Tắc Thiên luôn được cha coi là quý vi thiên tử trong tương lai. Trên thực tế khi bà sinh ra đã có rất nhiều chuyện kì lạ. Có truyền thuyết kể rằng, một hôm Dương phu nhân đi qua 1 con đầm lớn, đột nhiên thấy một con rồng lớn màu vàng nhô lên khỏi mặt đầm, bổ nhào về phía bà, không lâu sau thì Dương phu nhân có mang và sinh ra Võ Tắc Thiên. Sau khi Võ Tắc Thiên sinh ra không lâu thì lại có truyền thuyết khác nói rằng, sau Đường tam đại “ Võ đại lý hưng”( Nghĩa là sau đời thứ 3 nhà Đường thì nhà Võ sẽ hưng thịnh). Lời đồn này không bao lâu sau thì truyền đến tai Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Ông ta cũng không chút nghi ngờ, lúc này thiên hạ đang thái bình, quốc thái dân an nên chuyện này cũng chìm dần vào quên lãng. 
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-9
Đến năm thứ 22 Trinh Quan, đột nhiên sao Thái Bạch trong thiên tượng chiếu lạ thường, lúc này Lý Thế Dân liền cảm thấy có chút kinh hãi và nghĩ ngay đến lời đồn nằm xưa liền bí mật triệu Thái Sử Lệnh Lý Thuần Phong đến kinh thành để bàn bạc đối sách. Lý Thuần Phong là quan quản thiên văn lịch pháp trong triều, lại là người rất tinh thông phong thủy. Ông ta đáp “Thần từng quan trắc, tính toán và phát hiện ra người con gái này đã vào cung, e rằng là 1 người thân thuộc của hoàng thượng, không đến 30 năm sau, nàng ấy sẽ đoạt ngai vàng của bệ hạ, thay bệ hạ làm chủ giang sơn xã tắc và còn mưu sát con cháu hoàng thất Lý Đường”.  
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-10
Lý Thế Dân nghe xong thất kinh, nghĩ rằng thiên tượng và lời đồn chốn dân gian đều trùng hợp nên không thể không tin. Thà rằng giết sai 3 nghìn người còn hơn để lọt 1 kẻ. Cần phải thanh lý trong cung, tất cả họ Võ và những người liên quan đến chữ Võ đều phải giết hết. 
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-11
Lý Thuần Phong lại nói, đây không phải là thượng sách , Trời đã phái 1 người đến đây nên phải tìm cách bảo vệ nàng ấy, nếu để nàng ấy bị giết sẽ bị thượng thiên báo ứng giáng tội. Điều đáng sợ hơn nếu hoàng thượng giết nàng ấy ý trời không thay đổi thì sẽ lại phái tiếp 1 người nữa đến. Bây giờ nàng ấy còn là thân thích của hoàng thượng, giờ đã thành niên, sau 30 năm sau đã già thì biết đâu trái tim sẽ nhân từ hơn sẽ có lợi cho hoàng thượng và con cháu của hoàng thất. Nếu bây giờ giết nàng ấy, Trời lại đổi người khác nhưng không phải là người thân của bệ hạ thì họ sẽ chẳng chút lưu tình, e rằng con cháu của bệ hạ sẽ gặp đại họa. Cách giải thích này rất có đạo lý, nhưng đối với Đường Thái Tông mà nói không có gì quan trọng hơn sự ổn định của giang sơn xã tắc nên vẫn nuôi ý định giết kẻ sẽ uy hiếp đến ngai vàng của mình. 
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-12
Trong triều đình có Lý Quân Tiễn là viên đại tướng nắm giữ rất nhiều trọng trách của triều đình. Anh ta là đại tướng trấn giữ Huyền Võ môn, cửa chính bắc của thành Trường An nhà Đường, trấn giữ đại nội của hoàng cung, là nơi vô cùng trọng yếu. Đường Huyền Tông đã từng giết anh trai Lý Kiến Thành, em trai Lý Nguyên Cát tại Huyền Võ môn, sau đó dùng vũ lực ép phụ hoàng Lý Uyên nhường ngôi để đăng cơ hoàng đế. Ngoài ra anh ta còn là tướng quân tả võ vệ, Võ Liên quận công lại là người Minh Châu, Võ An cũng thuộc thành phố An Huy, Hà Bắc. Bản thân anh ta có liên quan đến 4 chữ “Võ” nên đã gây sự chú ý lớn với Đường Thái Tông. 
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-13
Một hôm, Đường Thái Tông thiết yến mời các tướng quân Lý Quân Tiễn cũng có mặt. Đường Thái Tông nhất thời cao hứng đã nhắc đến chủ đề cho các đại tướng quân có thể nói ra biệt hiệu của mình. Đến lượt Lý Quân Tiễn anh ta nói rằng mình có biệt hiệu là “ ngũ nương tử” đây vốn là tên con gái nên mọi người cười ồ lên, nhưng riêng Đường Thái Tông đột nhiên liên tưởng đến lời đồn về "Nữ chủ Võ Vương” thì cảm thấy người được tiên đoán chính là anh ta. Chính vì thế không lâu sau đã tìm cớ giết anh ta để giải trừ lời nguyền và trừ hậu họa sau này, nhưng nhân tính không bằng trời tính ông ta không bao giờ có thể ngờ rằng Võ Mỵ Nương ở bên cạnh mình mới là người ông ta cần phải giết. 
Vi sao Duong Thai Tong muon giet Vo Tac Thien?-Hinh-14
Lúc này nàng Võ Mỵ Nương mới chỉ là một tài nhân nhỏ mọn không ai để ý. Năm thứ 22 Trinh Quan ( tức năm 649 công nguyên) Đường Thái Tông tạ thế, theo quy định của triều đình thê thiếp cung nữ đều được coi là tài sản riêng của hoàng thượng không ai được phép động đến. Những cung nữ chưa từng sinh nở sẽ được xuất gia làm ni cô, còn những cung nữ đã từng sinh nở sẽ bị đẩy vào lãnh cung để thủ góa với tiên hoàng. Võ Mỵ Nương cũng không có sự lựa chọn nào khác đành phải đến chùa Cảm Nghiệp làm ni cô. Có thể nói, khi vào chùa làm ni cô đã chắc chắn phải sống một đời đơn độc, vậy mà kim tử đã phát quang, chân long đã lộ diện và một cơ hội mới tuyệt vời lại mở ra với nàng. (Ảnh trong bài mang tính minh họa. Nguồn ảnh: Baidu).

Đọc nhiều nhất

Tin mới