Một năm thành công phát triển "bóng đá trẻ cộng đồng" của VFF

Năm 2024 là năm của các hoạt động bóng đá trẻ cộng đồng được LĐBĐ Việt Nam (VFF) tích cực triển khai và gặt hái về nhiều thành công.

Bóng đá trẻ cộng đồng gặt hái những thành quả

Năm 2024 là năm của các hoạt động bóng đá trẻ cộng đồng. Lần đầu tiên LĐBĐVN được trao hạng Đồng giải thưởng ghi nhận của Chủ tịch AFC dành cho Bóng đá trẻ cộng đồng; Dự án bóng đá trẻ cộng đồng tại Việt Nam FFAV (hợp tác giữa LĐBĐVN và LĐBĐ Na Uy) đã dành giải Dự án phong trào xuất sắc nhất châu Á; Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF đã dành giải Học viện trẻ của năm- giải thưởng đặc biệt của AFC về bóng đá trẻ.

Mot nam thanh cong phat trien
LĐBĐVN được trao hạng Đồng giải thưởng dành cho Bóng đá trẻ cộng đồng. 

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hoàng Phương - Ủy viên Ban bóng đá phong trào LĐBĐVN, Trưởng Đại diện LĐBĐ Na Uy tại Việt Nam/Giám đốc dự án “Bóng đá Cộng đồng tại Việt Nam FFAV” giành giải thưởng Lãnh đạo bóng đá phong trào xuất sắc nhất châu Á.

Tiếp tục thúc đẩy dự án bóng đá học đường FIFA

Đối với dự án phát triển bóng đá cộng đồng, đặc biệt là dự án bóng đá học đường FIFA, LĐBĐVN đã hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo để triển khai tới 1.000 trường học thuộc 63 tỉnh thành trên cả nước. Dự án bóng đá cộng đồng FFAV tiếp tục được mở rộng mô hình tới hơn 15 tỉnh thành trên cả nước (trong đó có Cúp Việt Nam- NaUy, qua 5 năm tổ chức Cúp Việt Nam- NaUy đều thu hút được khoảng 3.000-4.000 học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở tham dự; trong đó 50% là nữ). Trong năm 2025, LĐBĐVN sẽ tiếp tục phối hợp với dự án FFAV tìm kiếm các biện pháp hiệu quả hơn, thiết thực và khả thi để thực hiện triển khai nhân rộng mô hình bóng đá cộng đồng FFAV.

Mot nam thanh cong phat trien
 Tiếp tục phát triển dự án bóng đá học đường FIFA.

LĐBĐVN đã hoàn thành xây dựng bộ tài liệu giảng dạy chính thức cho trẻ em từ U6 đến U12 và hỗ trợ tổ chức các giải bóng đá phong trào dành cho trẻ em và học sinh, gia tăng đầu tư cho phát triển bóng đá phong trào. Theo kế hoạch, LĐBĐVN sẽ tiếp tục chú trọng phát triển bóng đá học đường thông qua việc hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng kế hoạch phát triển Bóng đá học đường tại Việt Nam (tập trung vào các nội dung: phát triển giáo trình giảng dạy, tổ chức các khóa đào tạo tập huấn giảng viên HLV bóng đá học đường, hỗ trợ trang thiết bị chuyên môn từ nguồn ngân sách của FIFA, AFC và các tổ chức quốc tế khác); Phối hợp cùng với Vụ Giáo dục Thể chất xây dựng tài liệu về bóng đá và các định hướng, chủ trương phát triển Bóng đá học đường. Tăng cường hợp tác quốc tế và tổ chức các khóa học đào tạo Bóng đá cộng đồng: Khóa học đào tạo chứng chỉ huấn luyện viên bóng đá cộng đồng; ngày hội bóng đá phong trào tại các địa phương nhằm kết nối giao lưu cho các trung tâm bóng đá cộng đồng, các CLB bóng đá học đường…

Quan tâm, xây dựng bóng đá trẻ để phục vụ ĐTQG

Trong năm 2024, LĐBĐVN đã nỗ lực để ổn định và phát triển các giải bóng đá trẻ trong hệ thống thi đấu quốc gia như: U21, U19 (nam, nữ), U20 futsal nam, U16 nữ, U15, U13, U11, U9…

Ngoài ra, LĐBĐVN cũng tích cực tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã hội và cam kết là thành viên tích cực của Hiến chương bóng đá phong trào AFC, tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Hội bóng đá nữ AFC (8/3/2023); ngày hội bóng đá phong trào (15/5).

Mot nam thanh cong phat trien
 Bóng đá cộng đồng đặc biệt là bóng đá trong nhà trường được LĐBĐVN quan tâm đặc biệt trong năm 2024 vừa qua.

Bên cạnh đó, LĐBĐVN cũng là một trong 05 liên đoàn khu vực châu Á được UEFA lựa chọn tham gia Dự án UEFA/AFC hỗ trợ phát triển bóng đá nữ, trong đó có các nội dung quan trọng như Chiến lược phát triển bóng đá nữ, phát triển bóng đá trẻ em, phát triển về truyền thông và hình ảnh cho bóng đá nữ, CLB và giải vô địch quốc gia, các đội tuyển quốc gia, nguồn nhân lực cho bóng đá nữ với sự tham gia của các bộ phận chuyên môn liên quan thuộc LĐBĐVN và các đối tác.

Hy vọng từ những thành công trên, phong trào bóng đá trẻ cộng đồng sẽ ngày càng phát triển, tạo bệ phóng tương lai cho các cầu thủ trẻ.

Đại hội VFF khóa 9: Ứng viên ghế "nóng" tranh cử thế nào?

Ghế Phó Chủ tịch VFF khóa 9 được dự báo là cuộc đua rất căng thẳng, tuy nhiên hiện đa số ứng viên cho ghế 'nóng" chưa bật mí đề án tranh cử.

Gần một tháng sau khi VFF công bố các ứng viên đã hoàn thiện hồ sơ, đủ tư cách tham gia ứng cử vào các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ban kiểm tra, Ban chấp hành VFF khóa 9, hiện mới có duy nhất ông Nguyễn Trung Kiên - Tổng Giám đốc Next Media, 1 trong 2 ứng viên Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính và vận động tài trợ khoá 9 bật mí về "đề án" tranh cử.

"Nếu tôi trúng cử phó chủ tịch tài chính VFF, tôi có thể có một số thứ làm tốt hơn cho bóng đá. Tôi sẽ giúp tăng trưởng 50% nguồn thu mỗi năm cho VFF so với giá trị hiện tại.

Tôi cũng có thể hỗ trợ đào tạo trẻ cho bóng đá Việt Nam, đưa cầu thủ trẻ của Việt Nam ra nước ngoài đào tạo...", ông Kiên nhấn nhấn mạnh tham vọng trong "đề án".

Dai hoi VFF khoa 9: Ung vien ghe

Rất ít ứng viên công khai đề án tranh cử tại đại hội VFF khóa 9

Tính khả thi của đề án trên còn phải chờ thời gian trả lời, và quan trọng là đại diện đến từ Next Media có nhận đủ phiếu bầu để trúng ghế Phó Chủ tịch VFF khóa 9 hay không.

Tuy nhiên, việc các ứng viên chủ động công khai đề án, mục tiêu, chương trình hành động, cam kết nếu trúng cử là rất hoan nghênh.

Theo tìm hiểu, không ít người ủng hộ việc các ứng viên công bố đề án tranh cử của mình, bởi đây là việc làm mang tính công khai và rất văn minh, từ đó giúp lá phiếu của những người tham gia bầu cử có trách nhiệm hơn.

Thực tế, trong quá khứ, không ít ứng viên có bản đề án tranh cử vào những chiếc "ghế nóng" ở VFF. Những ứng viên này đưa ra một số nội dung phù hợp, nhưng cũng có những tranh cãi về tính khả thi.

Dai hoi VFF khoa 9: Ung vien ghe

Đại hội VFF khóa 9 cần những lá phiếu bầu có trách nhiệm, vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam

Để có sự an toàn, nhiều ứng viên chọn cách im lặng bởi thời điểm trước Đại hội rất "nhạy cảm", chỉ cần một sai lầm có thể bị trả giá bằng các phiếu bầu, hoặc bị chính các đối thủ "đánh".

Nhưng việc công bố đề án tranh cử là rất cần thiết, thậm chí là nên bắt buộc. Hành động này thể hiện sự tin với những mục tiêu của bản thân, thay vì tìm cách tung tiểu xảo, công kích đối thủ để chạy đua như từng diễn ra ở các đại hội trước đây. Và mới đây, ít nhiều cũng vừa mới "nổi sóng" trong giai đoạn nước rút của kỳ đại hội lần này.

Ngày 6/11, Đại hội VFF khoá 9 diễn ra tại Hà Nội. Dư luận chờ đợi có thêm những bản đề án tranh cử trước đại hội. Và nếu tất các ứng viên đều có đề án, thì đó mới là một cuộc đua công khai, hấp dẫn và rất thú vị, có trách nhiệm với bóng đá Việt Nam.

Nóng ghế Phó Chủ tịch VFF
Trong khi ghế Chủ tịch VFF chỉ có một ứng viên là Quyền Chủ tịch VFF khóa 8 Trần Quốc Tuấn, các vị trí Phó Chủ tịch VFF phụ trách mảng tài chính-tài trợ, chuyên môn và truyền thông có tới 8 ứng viên tranh cử. Ngoài ra, 25 thành viên khác sẽ tham gia ứng cử vào 13 chiếc ghế ủy viên ban chấp hành, bên cạnh 4 chiếc ghế BCH dành cho các lãnh đạo VFF nhiệm kỳ 9.

Tân Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn: "Vinh dự nhưng cũng là thách thức lớn"

Chia sẻ sau khi chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch VFF, ông Trần Quốc Tuấn khẳng định, đây là một trong vị trí quan trọng, chịu áp lực rất lớn.

Chiều ngày 6/11, tại Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) khóa IX (nhiệm kỳ 2022 – 2026), 100% đại biểu có mặt (73/74 tổ chức thành viên tham dự Đại hội) đã biểu quyết bầu ông Trần Quốc Tuấn vào vị trí Chủ tịch VFF khóa IX (nhiệm kỳ 2022-2026).

Đọc nhiều nhất

Tin mới