Ngỡ ngàng củ sâm Ngọc Linh khổng lồ giá nửa tỷ

Cộng đồng mạng dậy sóng với một củ “sâm Ngọc Linh” được rao bán hơn 400 triệu đồng, và sự thật nó có phải là sâm Ngọc Linh?

Ngỡ ngàng củ sâm Ngọc Linh khổng lồ giá nửa tỷ
Mới đây, cộng đồng mạng dậy sóng với một củ “sâm Ngọc Linh” được rao bán hơn 400 triệu đồng, và nghe nói, một đại gia đã bỏ tiền mua nó với giá khoảng nửa tỷ bạc.
Theo đó, như quảng cáo trên mạng, củ sâm khủng đó thuộc sở hữu của ông Hồ Văn Thuật (thôn 3, xã Trà Linh, Nam Trà My, Quảng Nam), nặng khoảng 7 lạng, có tuổi khoảng 30 năm.
Trả lời trên một số báo, ông Thuật cho biết, cây sâm đó được cha ông lấy từ rừng về, trồng trong vườn, ước chừng trên 30 tuổi. Ông Thuật chăm sóc cây sâm đó nhiều năm qua, và thời điểm này thấy giá sâm lên rất cao, người ta hỏi mua nên ông bán.
Theo một nguồn tin từ một đại gia sở hữu vườn sâm cả chục ha trên dãy Kon Tum, thì không biết ông Thuật kia “móc” đâu ra củ sâm đó, hay nó từ trên giời rơi xuống, mà bỗng dưng có một lịch sử hoành tráng do cha ông để lại.
Trước khi củ sâm này lên báo, thì nó đã ầm ĩ trên mạng xã hội, với tấm hình chụp cận cảnh. Một số dân buôn dược liệu đã giới thiệu khá tỷ mỉ về nó, thuộc sở hữu của một người dân, với tuổi đời nhiều chục năm, nặng 750gr.
Ngo ngang cu sam Ngoc Linh khong lo gia nua ty
Củ sâm này được bán với giá ngót nửa tỷ đồng. 
Hầu hết những củ sâm khủng thế này, đều còn nguyên cây lá, nên việc cắt lá nó đi gây nghi ngờ cho nhiều người hiểu biết về sâm. Chính vì thế, những kẻ đưa lên mạng xã hội đã mô tả rằng: Vì lý do núi Ngọc Linh vừa có mưa đá lớn, làm tốc cả mái nhà, nên vườn sâm của một gia đình cũng chịu số phận tàn khốc. Củ sâm khổng lồ mấy chục năm tuổi, nặng 750gr được coi như báu vật của gia đình, của núi Ngọc Linh bị mưa đá làm gãy dập, buộc phải cắt cây lá, đào bán. Theo đó, họ ra giá 430 triệu cho củ sâm đó.
Từ thông tin về củ sâm trên mạng xã hội facebook, các báo đã thi nhau đưa tin, khiến giới buôn dược liệu và các đại gia chơi sâm cả nước sốt sình sịch. Thật không thể tin nổi, củ sâm bằng nặng chưa đầy 1kg, mà có giá bằng cả chiếc ô tô.
Hồi năm ngoái, củ sâm hoang dã đồn thổi đào được trên núi Ngọc Linh, cũng 20 - 30 năm tuổi (được thổi vống thành gần 100 năm), được một đại gia mua với giá 250 triệu đồng, đã khiến cả nước xôn xao. Chính vì thế, củ sâm năm nay nhỏ hơn, lại có giá gần gấp đôi, càng khiến nhiều người choáng váng.
Điều đáng nói, là một lãnh đạo huyện Nam Trà My, cũng phát biểu trên nhiều tờ báo, cho rằng đây là củ sâm trồng trên núi Ngọc Linh cực kỳ quý hiếm và ông cũng xác nhận người dân đã nhổ bán nó với giá hơn 400 triệu đồng.
Ngày 22/4, chị Nguyễn Thị H. (trú xã Trà Mai, Nam Trà My, Quảng Nam), đã xác nhận mua củ sâm này với giá gần nửa tỷ đồng. Sau đó, chị H. sử dụng nó, hay bán cho đại gia nào khác, thì không rõ nữa. Từ đó đến nay, giới buôn bán dược liệu và người dân cả nước vẫn không ngừng bàn tán về củ sâm khủng.
Tuy nhiên, theo thông tin mà chúng tôi nắm được, từ một đại gia trồng sâm ở Ngọc Linh, sở hữu cả chục ha rừng trồng sâm, trị giá nhiều chục tỷ đồng, thì chuyện củ sâm nặng hơn 7 lạng của ông Hồ Văn Thuật là hết sức tào lao. Theo ông, người mua đã trúng vố lừa của những kẻ buôn sâm giả.
Là người buôn sâm Ngọc Linh từ 30 năm trước, rồi trồng sâm nhiều năm qua, nên ông thuộc làu từng hộ gia đình trồng sâm ở Ngọc Linh, từ Quảng Nam sang Kon Tum. Theo ông, trong vườn nhà ai có củ sâm nào 2-3 lạng, ông đều biết, chứ đừng nói nặng đến 7,5 lạng như củ sâm vừa qua. Ông bảo, củ sâm đó không phải là sâm Ngọc Linh, mọc ở quả núi này, mà là sâm nơi khác mang đến. Nó có thể là sâm ngoài Bắc hoặc bên Lào, và không có giá trị cao như sâm Ngọc Linh.
Cũng theo ông, hồi đầu tháng 4, một người buôn bán thảo dược ở Tây Bắc, chuyên kinh doanh tam thất hoang, đã đăng ảnh lên trang cá nhân rao bán củ này, và gọi nó là tam thất hoang. Thế nhưng, chỉ vài hôm sau, củ sâm ấy đã “lạc” vào núi Ngọc Linh, rồi vào vườn nhà ông Hồ Văn Thuật nào đó, và được thổi giá lên tới 430 triệu đồng.
Cũng theo một số nguồn tin, thì củ sâm này chỉ có giá hơn chục triệu khi ở ngoài Bắc, khi vào trong núi Ngọc Linh, nó được đồn thổi đẩy giá lên cả trăm triệu, rồi cuối cùng là ngót nửa tỷ đồng, khiến cả nước xôn xao.
Vị đại gia trồng sâm này cho biết, từ nhiều năm qua, khắp đỉnh Ngọc Linh, không còn tìm thấy củ sâm tự nhiên nào có trọng lượng lớn nữa. Thi thoảng, người dân mới tìm thấy được củ sâm tự nhiên nhỏ như cái đũa, nặng vài hoa. Những củ sâm lớn tuyệt chủng từ lâu lắm rồi, thế nhưng, lượng sâm Ngọc Linh lớn, nặng vài lạng đến cả kg, vẫn bán ầm ầm ngoài thị trường, giá cả trăm triệu đồng.
Theo ông, giới buôn sâm đã lấy sâm bên Lào, sâm ngoài Bắc, thậm chí Trung Quốc, đem vào Ngọc Linh, rồi gắn cho nó tiểu sử, câu chuyện và thổi giá lừa đảo người tiêu dùng, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của sâm Ngọc Linh.
Năm ngoái, củ sâm trị giá 250 triệu, có thể cũng chỉ là củ sâm bên Lào. Thậm chí, củ tam thất hoang nặng 1,5kg ở Trung Quốc, được đưa về Sapa, rồi cũng được tuồn vào Kontum và được đám con buôn đồn thổi là “sâm tổ Ngọc Linh”. Không biết củ “sâm tổ” đó về tay ai, nhưng có thể giá của nó sẽ bằng cả chiếc ô tô, hoặc ngôi nhà.
Lương y Phạm Văn Thanh, người nổi tiếng với bài thuốc trị dạ dày, đại tràng, gắn bó với dãy Hoàng Liên Sơn 50 năm qua, cho biết: “Tôi đã vào Ngọc Linh nhiều lần và nghiên cứu cây sâm Ngọc Linh, tôi thấy nó chính là sâm tiết trúc, cùng họ với loại ngoài Bắc, vốn có nhiều trên dãy Hoàng Liên Sơn.
Người Trung Quốc đã thu mua sâm tiết trúc với tên gọi tam thất hoang đến cạn kiệt rồi. Giờ người Việt cũng sử dụng, nên nó có nguy cơ tuyệt chủng cận kề.
Sâm tiết trúc có nhiều loại, khác nhau về màu sắc ruột, vị, một chút hình thái và màu sắc ở thân lá. Còn lại, nó giống nhau ở hình thái củ, mỗi năm ra 1-2, thậm chí 3 đốt, có một hoặc phân nhiều nhánh. Nó sinh trưởng ở ngoài Bắc thì gọi là tam thất hoang, còn sinh trưởng ở núi Ngọc Linh thì gọi là sâm Ngọc Linh. Bản chất nó đều là sâm tiết trúc. Nhưng phải công nhận, sâm tiết trúc ở núi Ngọc Linh cho chất lượng cao nhất, mùi vị thơm ngon, dễ sử dụng. Tuy nhiên, giá trị của sâm Ngọc Linh hiện đang được đẩy lên quá cao, quá với giá trị thực”.
Được biết, hiện tại, sâm Ngọc Linh trồng tại vườn đang có giá từ 60 đến 90 triệu đồng một kg, cho loại củ từ 50gr và 100gr. Chính vì sự đắt đỏ như thế, nên đám con buôn sẵn sàng tìm mọi cách đưa sâm nơi khác, loại kém chất lượng vào núi Ngọc Linh để lừa bịp khách hàng. Chúng sẵn sàng đầu tư tiền bạc để vẽ ra câu chuyện, gây xôn xao trên mạng xã hội, sau đó bán với giá cắt cổ cho người tiêu dùng.

Những đại gia phất lên nhờ sở hữu vườn sâm Ngọc Linh “khủng“

(Kiến Thức) - Trên núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam, có rất nhiều đại gia sâm rừng giàu có "phất lên" nhờ sở hữu những vườn sâm Ngọc Linh giá trị.

Những đại gia phất lên nhờ sở hữu vườn sâm Ngọc Linh “khủng“
Ông Hồ Kim Lĩnh ở Nam Trà My, Quảng Nam được xem là đại gia sâm rừng nhờ sở hữu vườn sâm Ngọc Linh đắt giá. Cây sâm Ngọc Linh 7 nhánh cực kỳ quý hiếm do ông Hồ Kim Lĩnh chăm sóc được trả giá 30.000 USD (hơn 600 triệu đồng) nhưng ông vẫn không bán.
Ông Hồ Kim Lĩnh ở Nam Trà My, Quảng Nam được xem là đại gia sâm rừng nhờ sở hữu vườn sâm Ngọc Linh đắt giá. Cây sâm Ngọc Linh 7 nhánh cực kỳ quý hiếm do ông Hồ Kim Lĩnh chăm sóc được trả giá 30.000 USD (hơn 600 triệu đồng) nhưng ông vẫn không bán.

Hầm rượu sâm Ngọc Linh đắt "cắt cổ" của ông trùm đất Quảng Nam

Tại vùng đất Quảng Nam có một “ông trùm” sưu tầm sâm Ngọc Linh và nấm linh chi hiện đang sở hữu gần 100 bình sâm được định giá hàng tỷ đồng. 

Hầm rượu sâm Ngọc Linh đắt "cắt cổ" của ông trùm đất Quảng Nam
Sâm Ngọc Linh ở vùng núi Quảng Nam và Kom Tum vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ, đây được cho là sâm Việt tốt nhất thế giới, giá sâm Ngọc Linh có giá trị từ 45 đến 150 triệu đồng/kg.
Sâm Ngọc Linh ở vùng núi Quảng Nam và Kom Tum vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ, đây được cho là sâm Việt tốt nhất thế giới, giá sâm Ngọc Linh có giá trị từ 45 đến 150 triệu đồng/kg. 

Đắt ngang đá quý, vì sao sâm Mỹ vẫn được lùng mua?

Người Trung Quốc chuộng sâm rừng Mỹ bởi nhân sâm châu Á chủ yếu là sâm trồng với chất lượng thấp. Loại sâm Mỹ 20 năm tuổi có giá trị cao tương đương với đá quý.

Đắt ngang đá quý, vì sao sâm Mỹ vẫn được lùng mua?
Câu chuyện của David Presnell bắt đầu cũng như Travis Cornett, người bị Presnell trộm sâm. Vào những năm 1970, khi vẫn còn là một đứa trẻ, ông thường cùng cha vào rừng tìm loài cây này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.