Ngô Đình Nhu và kế hoạch xây địa đạo bất thành

Ngô Đình Nhu và kế hoạch xây địa đạo bất thành
Sau cuộc đảo chính hụt ngày 11/11/1960 của nhóm sỹ quan nhảy dù Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, dinh Độc Lập đã bị hư hỏng nặng cần phải sửa chữa lại. Anh em nhà họ Ngô chuyển từ dinh Độc Lập về dinh Gia Long. Cũng như dinh Độc Lập, dinh Gia Long có hầm trú ẩn khá kiên cố, tuy nhiên, Ngô Đình Nhu nhận thức rằng trong cuộc đảo chính ngày 11/11/1960, nếu quân nổi loạn đánh thốc vào dinh, nã đại bác hạng nặng hoặc dội bom tấn thì hầm cố thủ kiên cố đến đâu cũng bị san phẳng. Chính vì thế, Nhu quyết định xây dựng địa đạo trong dinh Gia Long để thoát ra ngoài, phòng khi nguy biến.

Dinh Gia Long ở thời điểm của cuộc đảo chính 8/11/1963.
 Dinh Gia Long ở thời điểm của cuộc đảo chính 8/11/1963.

Lên kế hoạch xây địa đạo

Theo hồi ký của tướng lưu vong Đỗ Mậu (khi đó là đại tá giám đốc Nha An ninh quân đội của chế độ Diệm), thì ngay tối hôm sau cuộc đảo chánh bất thành, Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông bỏ chạy sang Campuchia, bắt theo cả trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin, Ngô Đình Nhu đã gọi đại tá Lê Quang Tung, chỉ huy lực lượng đặc biệt, vào dinh Gia Long. Ông cố vấn nói qua kế hoạch đào và xây dựng đường hầm bí mật dưới lòng đất dinh Gia Long, Lê Quang Tung thưa là có thể thực hiện được, nhưng về phần thiết kế cần phải có một kiến trúc sư thật giỏi. Cuối cùng, Tung tiến cử kiến trúc sư Võ Đức Diên, người từng lo việc trang trí trong dinh Độc Lập và trông nom xây cất lầu Lâm Ngọc ở Đà Lạt cho Trần Lệ Xuân. Nhu đồng ý và dặn Tung phải tuyệt đối giữ bí mật.

Tối hôm sau, đại tá Tung đưa kiến trúc sư Võ Đức Diên vào gặp Nhu. Được Nhu tin tưởng, Diên mừng khấp khởi. Trước đây kiến trúc sư họ Hoàng nhờ xây lăng cho tổng đốc Ngô Đình Khôi mà được ban chức bộ trưởng, Võ Đức Diên cũng hy vọng sẽ kiếm chác một chút bổng lộc qua những con đường bí mật này.

Sau khi xem xét khá tỉ mỉ, Võ Đức Diên tự tin trình bày sẽ hoàn thành bản thiết kế trong thời gian sớm nhất, nhưng xin ý kiến của Ngô Đình Nhu cho biết chi tiết về số địa đạo, số cửa hầm, chiều dài địa đạo. Nhu tham khảo ý kiến Tung rồi chỉ đạo Diên cho đào ở những nơi trọng yếu như: Con đường thứ nhất, từ dinh Gia Long dẫn ra sông Sài Gòn trở lên Tổng hành dinh hải quân rồi đi thẳng đến sở thú. Đường thứ hai từ dinh Gia Long đến nhà thờ Đức Bà. Đường thứ ba từ dinh chạy thẳng đến nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn. Bên trong, ngay đầu những đường hầm này, sẽ cho gài lựu đạn, mìn, địa lôi.

Ngô Đình Nhu bảo hãy làm đường hầm dẫn vào Chợ Lớn trước đã, rồi chỉ thị Diên làm bản thiết kế rồi đưa cho ông ta xem.

Hai hôm sau, đại tá Tung vào dinh với bản thiết kế hầm trú ẩn và địa đạo bí mật. Nhu ngắm một hồi lâu, gật gù tỏ vẻ hài lòng và ra lệnh nhanh chóng triển khai.

Trong khi kiến trúc sư Diên và đại tá Tung trò chuyện vui vẻ, Tung đã thành công khi đưa cốc cà phê có độc cho Diên uống thì Nhu bước đến tủ sắt ở góc phòng, lấy ra chiếc phong bì lớn đựng hai trăm ngàn đồng đưa cho Diên gọi là đền ơn khó nhọc. Võ Đức Diên cảm ơn rối rít. Trò chuyện một lúc, Võ Đức Diên xin phép ra về.

Về đến nhà, Diên cất chiếc phong bì vào tủ sắt rồi vui vẻ chơi đùa cùng mấy đứa con, một lúc sau Diên bỗng kêu mệt lên giường nằm. Qua một đêm vật vã vì những cơn sốt, Diên cứ đinh ninh mình bị cảm bèn mời bác sĩ quen đến khám. Thấy bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, sốt, toát mồ hôi, bác sĩ ngỡ Diên bị cảm nên tiêm một mũi và cho thuốc uống qua loa. Không ngờ đến chiều, sau một hồi vật vã và xuất hạn mồ hôi đầm đìa, Diên quằn quại trút hơi thở sau cùng.

Ngô Đình Nhu.
 Ngô Đình Nhu.

200 người thoát chết trong gang tấc

Việc đào địa đạo phải được tiến hành ngay. Nhu giao cho đại tá Tung tìm người tín cẩn để giao phó công việc. Tung bảo đã tìm được một thiếu tá công binh, cũng là đảng viên đảng Cần lao Nhân, một người có năng lực và rất mực trung thành và Tung xin đứng ra bảo đảm về người này.

Việc đào hầm cần khoảng 200 công nhân luân phiên đào mỗi đêm vì công việc này không thể làm ban ngày được. Số công nhân này được lấy trong đám tù binh khỏe mạnh không có tông tích. Về quy trình làm việc sẽ được tiến hành như thế này: việc đào địa đạo sẽ được bắt đầu từ lúc 12h đêm, đến 4h sáng, 10 toán luân phiên nhau làm việc và mỗi toán có 20 người. Tất cả đều được đưa đến bằng xe bít bùng, mỗi người đều bị bịt mắt, khi vào bên trong mới được mở ra. Đất đào được cho vào túi nylon chuyển ra, chất lên xe và mang đi đổ. Tất cả những ai không phận sự tuyệt đối không được vào.

Công việc đào địa đạo được tiến hành ngay đêm hôm sau. Một thiếu tá công binh chỉ đạo từng toán 20 người lực lưỡng, quần áo ngắn, bị bịt mắt đưa vào phía sau phòng ngủ của cố vấn Nhu. Năm tên cận vệ của đại tá Tung mang súng ngắn canh chừng ở miệng hầm, có phận sự đưa từng toán nhân công từ xe vào phòng rồi tháo băng đen bịt mắt họ ra.

Những người tù binh khỏe mạnh, câm lặng và ngơ ngác biến hút dần xuống con đường hầm, chỉ nghe những tiếng thở mệt nhọc, tiếng cuốc chim nện lên nền đất cứng. Những túi bao tải đựng đầy đất, gạch vụn được chuyền tay đi. Đám cận vệ vũ trang chờ sẵn ở cửa hầm, lặng lẽ đặt lên vai mỗi tù binh một bao tải đất rồi bịt mắt từng người, thứ tự từng người bám vào lưng nhau tiến ra cửa. Đến gần bốn giờ sáng, thiếu tá công binh ra lệnh cho mọi người ngừng tay. Toán tù binh mồ hôi nhễ nhại, lại bị bịt mắt nối đuôi nhau hướng ra chiếc ô tô đã nổ máy chờ sẵn phóng ra khỏi dinh Gia Long khi trời còn mờ tối. Người cận vệ còn lại lo việc quét dọn lau chùi nền gạch từ cửa hầm đã được đậy kín ra tới tầng cấp sân sau, không để lại dấu vết nào của toán người đào địa đạo trong đêm.

Cứ thế mỗi đêm, đúng 12h, cổng sau dinh Gia Long mở ra khi ánh đèn pha chớp tắt ba lần, mấy chiếc xe bít bùng lầm lũi tiến vào sân, viên thiếu tá công binh cùng năm cận vệ với súng ống trong tay dẫn 20 tù binh vào hầm và tiếp tục công việc bí mật. Việc đào địa đạo trong 3 đêm đầu diễn ra thuận lợi nhưng đến đêm thứ tư thì xảy ra sự cố, đất bỗng cứng lại như đá tảng, xà beng nhá lửa bật trở lại, cuốc xẻng bị cong vênh, đám tù binh mồ hôi nhễ nhại, lắc đầu nhìn nhau bất lực. Viên thiếu tá công binh liên tục hò hét đốc thúc nhưng công việc vẫn không tiến triển chút nào.

Đêm hôm sau, việc đào địa đạo vẫn giậm chân tại chỗ, viên thiếu tá công binh đành cho tù binh nghỉ tay và báo việc này cho đại tá Tung.

Sáng hôm sau,Tung vào dinh rất sớm, lúc Nhu đang uống cà phê và hút thuốc lá tẩm á phiện, báo cáo việc đào địa đạo chắc không thực hiện được do móng nền dinh Gia Long được đổ bằng bê tông cốt thép theo ô vuông xuống sâu cả chục thước bởi khu vực này xưa kia là đất sình lầy nên phải đổ như thế để chống sụt lún. Tung cũng báo với Nhu là đã xem lại bản thiết kế cũ và nhận thấy không thể đào địa đạo ăn thông ra ngoài được.

Ngô Đình Nhu rất bực bội nhưng đành phải chấp nhận thất bại và việc đào địa đạo bị dừng lại vô thời hạn. Đây là điều may mắn cho 200 tù binh và cả những người lính canh bởi vì nếu việc đào địa đạo thành công thì có lẽ họ sẽ cùng chung số phận như Võ Đức Diên mà thôi.

Giết người diệt khẩu KTS thiết kế


Số phận Võ Đức Diên đã được đại tá Tung tính toán kỹ và báo cáo kế hoạch với Nhu là làm cho Diên im lặng vĩnh viễn để bảo toàn bí mật. Nhu đồng ý nhưng dặn Tung phải giải quyết thế nào cho gọn, đừng để xảy ra tai tiếng.

Tối hôm sau, Tung bảo Võ Đức Diên vào dinh gặp ông cố vấn. Vị kiến trúc sư tài hoa nhưng bất hạnh không biết tai họa đang chờ sẵn trên đầu, vui vẻ đến gặp Nhu tại dinh Gia Long. Đúng như kịch bản đã soạn sẵn: Cốc cà phê của Diên đã được đại tá Tung kín đáo bỏ thuốc độc từ trước, loại thuốc độc không màu, không mùi sẽ thấm vào tim, chết trong vòng 24 giờ mà bác sỹ có khám bệnh cũng không tìm ra nguyên nhân. Thương thay cho Võ Đức Diên, chết mà không hiểu tại sao mình chết. Và trước lúc chết hãy còn cám ơn Ngô Đình Nhu đã chiếu cố đến mình.

Mỗi sáng, Ngô Đình Nhu thức dậy, chưa kịp rửa mặt, dùng điểm tâm đã xuống địa đạo xem xét, rồi từ cửa hầm đi qua phòng khách vòng ra sân sau nơi mấy chiếc xe bít bùng đậu trong đêm. Nhu đưa mắt nhìn xung quanh khắp lượt, thấy không có dấu vết gì thì tỏ vẻ hài lòng

BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU


Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới