Ảnh minh họa. |
Ảnh minh họa. |
Ảnh minh họa. |
Mời quý độc giả xem thêm video: Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe. Nguồn video: THĐT
Ảnh minh họa. |
Ảnh minh họa. |
Ảnh minh họa. |
Mời quý độc giả xem thêm video: Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe. Nguồn video: THĐT
Hoa cẩm tú cầu với những đóa hoa hình cầu màu trắng, hồng, xanh rất đẹp vẫn thường được trồng làm cảnh hay chưng dịp Tết. Tuy nhiên, đây lại là loại hoa chơi Tết độc hại bởi cả lá, hoa cẩm tú cầu đều chứa độc tố. |
Nếu sơ ý ăn phải có thể bị ngứa ngáy, nôn, buồn nôn, toát mồ hôi, đau bụng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
|
Hoa thủy tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi. Những bông hoa này lại chứa nhiều độc tính nếu chẳng may ăn phải với số lượng lớn vì nhiều người lầm tưởng chúng với củ hành. Một số triệu chứng thường gặp như chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy.
|
Hoa lan chuông cũng là một loài hoa độc hại cần thận trọng. Chất độc có ở mọi nơi, từ đỉnh của hoa cho tới vùng nước chúng nằm ở đó. Nếu ăn nhiều, bệnh nhân có thể bị nôn nửa, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và bị co giật, loạn nhịp tim. |
Hoa đỗ quyên: Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, lá và mật hoa của loại cây này lại có độc. Chẳng may ăn phải những chiếc lá xanh của chúng, môi của bạn sẽ bị nóng rát. Nếu ăn nhiều bạn sẽ bị bỏng rộp, nôn mửa, tiêu chảy…
|
Hoa hồng môn: Lá và những bông hoa đỏ tươi có độc tính. Người ăn phải sẽ bị đau nhức miệng lưỡi, sưng và bỏng rộp, nếu ăn nhiều sẽ gây khàn giọng và khó nuốt.
|
Hoa thiên điểu: Theo Vietq, bên trong loại hoa này chứa đựng nhiều chất độc, có hại cho đường tiêu hóa: hoa và hạt chứa chất gây ra ngộ độc đường ruột.
|
Nếu tiếp xúc hoặc ăn hoa hay hạt thiên điểu, chất độc sẽ đi vào cơ thể qua đường miệng làm xói mòn, tác động mạnh tới đường ruột và gây ra tiêu chảy. Thậm chí, chỉ cần tiếp xúc lâu với cánh hoa, ngay tức thì bạn sẽ thấy chóng mặt và buồn nôn. |
Hoa ly được yêu thích trưng trong những ngày Tết bởi màu sắc đẹp, có hương thơm ấn tượng, và độ bền cao. Hoa ly đẹp và mùi rất thơm. Không chỉ vậy, hoa này còn giúp khử độc trong nhà tương đối hiệu quả. |
Tuy nhiên, các chất thơm kích thích thần kinh, sử dụng ở mức độ hợp lý thì hương thơm sẽ giúp con người thư giãn, vui vẻ, thoải mái… Ngược lại, sự kích thích quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau nhức đầu, tập trung kém. Ảnh: Internet. |
Video "Cách chăm sóc hoa hồng leo từ A đến Z". Nguồn: Nông Y.
Bên cạnh loại đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, có nhiều loại túi nilon kém chất lượng được bày bán. Cục Kiểm tra Chất lượng Quốc gia (Trung Quốc) từng tiến hành phân tích 30 mẫu túi nilon phổ biến trên thị trường. Kết quả phân tích cho thấy, 11 mẫu chứa chất hóa dẻo. Trong đó, 5 mẫu chứa 1 chất hóa dẻo và 6 mẫu chứa tới 2 chất hóa dẻo. (Ảnh minh họa) |
Theo chuyên gia giám định, chất hóa dẻo phthalate được tìm thấy trong túi nilon rất độc hại. Khi tiếp xúc với thực phẩm nhiệt độ cao, các thành phần trong túi sẽ bám vào thực phẩm đi vào cơ thể gây hại. Đề cập về mối nguy từ túi nilon, chuyên gia chỉ ra 3 loại túi nilon độc hại, dùng nhiều tăng nguy cơ ung thư, dị tật thai nhi. |
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai, ngày 12/4, cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu một nạn nhân 2 tuổi liên quan đến ngộ độc rượu. Cụ thể, ngày 5/4, Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận bé S.S.B (2 tuổi, dân tộc Mông ở xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, Lào Cai) trong tình trạng hôn mê, có các cơn co giật dài toàn thân.
Theo ông nội của B., 2h sáng ngày 5/4, bé khát nước nên dậy uống nước. Thấy ca rượu để trên bàn (gia đình uống còn lại từ hôm trước), B. rót ra bát uống gần hết một bát (khoảng 200ml rượu).
Sau đó, B. đi ngủ. Sáng cùng ngày, người lớn gọi nhưng bé không tỉnh, có cơn kích thích vật vã, co giật toàn thân. Em được đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng và chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi lúc 13h ngày 5/4.
Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc rượu, xử trí cấp cứu theo phác đồ ngộ độc, truyền dịch, bù nước điện giải. Sau gần 3 ngày điều trị, trẻ đã hồi tỉnh, lấy lại được ý thức, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Vũ Thị Hải Yến – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, cho biết: “Đây là ca bệnh ngộ độc rượu ở trẻ có độ tuổi nhỏ nhất tử trước đến nay tại bệnh viện”.
Theo các bác sĩ, nhiều người nghĩ rằng cho trẻ nếm thử một chút rượu, bia sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, bản thân cồn là chất kích thích thần kinh. Trẻ con uống một ngụm cũng bị kích thích khiến mặt đỏ gay, choáng váng. Một ngụm bia, rượu nhỏ có thể không gây tác hại ngay, nhưng khi sử dụng nhiều sẽ gây hại cho não, mắt, gan, thận của trẻ. Rượu, bia còn làm giảm sút trí tuệ, trí nhớ kém, mất tập trung đồng thời gây ảnh hưởng đến năng lực tư duy và khả năng học tập của trẻ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em cần dinh dưỡng đầy đủ để phát triển về thể chất và tinh thần, việc cho trẻ tiếp xúc với rượu, bia sớm là sai lầm nguy hiểm. Bản thân rượu bia là chất gây nghiện, khi cho trẻ uống quá sớm sẽ tập nhiễm cho trẻ thói quen xấu và dễ dẫn đến chứng nghiện về sau. Do đó các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống thử bia, rượu cũng như thức uống có cồn khác.
Các bác sĩ khuyến cáo:
- Phụ huynh cần để rượu, bia, chất có cồn, hóa chất độc hại… xa tầm với trẻ em.
- Không khuyến khích, cổ vũ trẻ uống rượu, bia...
- Khi trẻ đã ăn hoặc uống phải các chất độc hại phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất đề cấp cứu, đồng thời mang theo đồ ăn, uống mà trẻ đã bị ngộ độc đến bệnh viện để xét nghiệm độc chất.