Nghi vấn dự án Kai Resort Hòa Bình/Zen Group xây dựng trên đất nông nghiệp

(Kiến Thức) - Nói về nguồn gốc đất dự án Kai Resort Hòa Bình, nhân viên tư vấn bất ngờ cho biết, chủ đầu tư đã mua lại quả đồi từ hai hộ dân để làm dự án...

Nghi vấn dự án Kai Resort Hòa Bình/Zen Group xây dựng trên đất nông nghiệp

Để lãm rõ về nghi vấn dự án Kai Resort Hòa Bình do Tập đoàn Zen Group làm chủ đầu tư xây dựng trên đất nông nghiệp, PV Kiến Thức tiếp tục vào vai khách hàng có nhu cầu đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, trực tiếp đến Công ty Cổ Phần Bất Động Sản Tâm Việt (TVI Group - đơn vị độc quyền phát triển dự án Kai Resort Hòa Bình) để tìm hiểu thực hư...

Nghi van du an Kai Resort Hoa Binh/ Zen Group xay dung tren dat nong nghiep
 Nhà mẫu dự án Kai Resort Hòa Bình.
Sổ đỏ tổng của Kai Resort Hòa Bình thực chất từ 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Tại buổi tư vấn cho khách hàng (PV Kiến Thức vào vai), khi nói về nguồn đất dự án, nhân viên N.T.H.N của TVI Group bất ngờ cho biết, chủ đầu tư dự án Kai Resort Hòa Bình đã mua lại quả đồi từ hai hộ dân để làm dự án. Hiện chủ đầu tư đã làm thành sổ đỏ tổng.

Theo tìm hiểu của Kiến Thức, sổ đỏ tổng của dự án Kai Resort Hòa Bình  của Zen Group mà nhân viên N.T.H.N nói thực chất là 2 "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất". Trong đó, một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Ngô Minh Thành (tổng diện tích 8.993 m2), một giấy mang tên bà Lê Thị Thủy (tổng diện tích 5.565,5 m2).

Tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Lê Thị Thủy ghi rõ: Mục đích sử dụng là đất trồng cây lâu năm, nguồn gốc sử dụng là nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất tính ra là 50 năm.

Nghi van du an Kai Resort Hoa Binh/ Zen Group xay dung tren dat nong nghiep-Hinh-2
 
Nghi van du an Kai Resort Hoa Binh/ Zen Group xay dung tren dat nong nghiep-Hinh-3
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của bà Lê Thị Thủy. Ảnh: Bảo Ngọc.

Mời quý độc giả xem video "Quảng cáo Kai Resort Hòa Bình BĐS nghỉ dưỡng Phong cách Nhật Bản". Nguồn Youtube:

Và sự thật: 1 giấy chứng nhận là đất nông nghiệp, không được phép xây dựng!

Trao đổi với Kiến Thức về thông tin liên quan đến hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên, ông Nguyễn Hồng Quang - Chủ tịch UBND xã Mông Hóa khẳng định: "Đất thuộc sở hữu của bà Lê Thị Thủy là đất nông nghiệp, đất này không được phép xây dựng. Còn đất của ông Ngô Minh Thành có hơn 500 m2 là đất thổ cư, được phép xây dựng nhà ở; phần đất còn lại là đất nông nghiệp. Căn nhà xây dựng trên đồi mà chủ đầu tư dự án gọi là nhà mẫu được xây dựng trong phần đất thổ cư của nhà ông Thành".

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, dùng để trồng cây lâu năm. Mọi hành vi xây dựng công trình trên đất, sử dụng đất sai mục đích đều là trái pháp luật.

Trước lý giải của Chủ tịch UBND xã Mông Hóa, đồng thời căn cứ vào hai "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" mà đơn vị TVI Group cho xem, không ít khách hàng đặt nghi vấn: Để xây dựng hết 112 lô biệt thự với diện tích trung bình từ 135 - 145 m2/lô thì không hiểu chủ đầu tư Zen Group làm thế nào để triển khai được khi diện tích đất thổ cư chỉ có hơn 500 m2?

Phải chăng chủ đầu tư dự án Kai Resort Hòa Bình đã "cố tình" quảng cáo thông tin không đầy đủ và chính xác về các khu biệt thự nghị dưỡng để lôi kéo khách hàng xuống tiền đầu tư?

Không chỉ "dính" nghi vấn xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định, Kai Resort Hòa Bình còn gây bất ngờ khi không có đề án được phê duyệt, giấy phép xây dựng hay quyết định 1/500... mà chỉ bán theo hình thức "chuyển nhượng, cắt sổ đỏ". Vậy cụ thể chi tiết gây sốc này ra sao? Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin trong bài tiếp theo...
Như Kiến Thức đã đưa tin, trước việc xuất hiện các thông tin giới thiệu, mời gọi góp vốn đầu tư về Dự án Biệt thự nghỉ dưỡng Kai Japanese Resort (Kai Resort Hòa Bình), ông Trần Hải Lâm - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) khẳng định, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn chưa bao giờ tồn tại một dự án biệt thự nghỉ dưỡng mang tên Kai Resort Hòa Bình (tại Km 57, Quốc lộ 6, thuộc địa phận xóm Suối Ngành, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) do Công ty CP đầu tư Zen Việt Nam (Zen Group) làm chủ đầu tư (theo "Thỏa thuận đặt mua"  lô đất xây biệt thự giữa Công ty CP đầu tư Zen Việt Nam và khách hàng).
Sau khi xác minh thông tin dự án Kai Resort Hòa Bình không có thật, cơ quan chức năng của huyện Kỳ Sơn đã có thông báo cảnh báo người mua cần phải thận trọng trước quyết định xuống tiền đầu tư vào dự án để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc.
Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, dự án Kai Resort vẫn được quảng cáo rầm rộ trên nhiều website và các trang mạng xã hội, các hoạt động giới thiệu, mua bán dự án vẫn diễn ra công khai với cách thức lôi kéo khách hàng, nhà đầu tư vô cùng “đặc biệt”.

Sự thật về khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn

Không như những lời quảng cáo hoa mỹ, nhiều căn biệt thự mọc trên khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn là xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. 

Sự thật về khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn
Chính sự buông lỏng trong công tác quản lý đất đai của chính quyền sở tại đã khiến nhiều cán bộ từ xã Yên Bài đến huyện Ba Vì phải dính án kỷ luật.
Theo những lời giới thiệu, Khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn tại thôn Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội) mang đậm chất làng quê Việt, kiến trúc cân bằng giữa văn hóa đồng bằng Bắc bộ với môi trường, giữa nghệ thuật hiện đại và phong cách truyền thống, mang một ngôn ngữ thống nhất, không pha tạp, gần gũi với người Việt Nam. Phần nội thất được thiết kế tinh tế, có tính sáng tạo cao với các mảng trang trí là sản phẩm làng nghề Việt Nam…

Đua nhau “xẻ thịt” núi đồi xây biệt thự và khu nghỉ dưỡng

Hàng chục ha đất đồi rừng, đất nông lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) bị “xẻ thịt” để xây dựng các khu biệt thự, khu resort nghỉ dưỡng.

Đua nhau “xẻ thịt” núi đồi xây biệt thự và khu nghỉ dưỡng
Hàng loạt khu biệt thự “mọc” trên đồi

Việc mua bán đất ở Điền Viên Thôn được tiến hành qua... trao tay

Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, việc mua bán đất tại khu đất Điền Viên Thôn (Ba Vì) được tiến hành qua hình thức trao tay, không qua công chứng, chứng thực.

Việc mua bán đất ở Điền Viên Thôn được tiến hành qua... trao tay
Về công trình xây dựng gần 60 căn biệt thự (được gọi là Điền Viên Thôn) tại huyện Ba Vì, Hà Nội, chiều 8/3, buổi họp báo của Thành ủy Hà Nội nóng lên với câu hỏi: Tại sao công trình này được phát hiện từ năm 2011 nhưng chậm được xử lý? Và vì sao một vụ vi phạm xảy ra trên địa bàn huyện nhưng lại không có đại diện của chính quyền huyện tham dự mà chỉ gửi báo cáo bằng văn bản?
Một góc khu biệt thự Điền Viên Thôn.
 Một góc khu biệt thự Điền Viên Thôn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.