Nghi vấn chùa Ba Vàng truyền bá vong báo oán, thu trăm tỷ đồng: Trụ trì lên tiếng

(VietnamDaily) - Đại Đức Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, tới đây nhà chùa sẽ tổ chức họp báo và sẽ có hàng nghìn các nhân chứng về minh chứng cho việc sau khi thỉnh vong vái chùa họ được chuyển nghiệp như thế nào.

Sáng ngày 20/3, dư luận xôn xao thông tin thông tin chùa Ba Vàng truyền bá chuyện vong báo oán, thu mỗi năm thu trăm tỷ đồng.
Liên quan vụ việc trên, chiều ngày 20/3, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, đã có văn bản giao UBND TP Uông Bí chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, xác minh rõ nội dung báo chí phán ánh.
Cụ thể, chiều 20/3, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành công văn số 1710/UBND-VX1 gửi UBND thành phố Uông Bí, yêu cầu TP Uông Bí chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Văn hoá – Thể thao, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh làm rõ những nội dung thông tin bài báo phản ánh; có biện pháp kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm (nếu có); thông tin cho các cơ quan báo chí biết kết quả giải quyết, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25/3/2019.
Nghi van chua Ba Vang truyen ba vong bao oan, thu tram ty dong: Tru tri len tieng
Hoạt động gọi vong tại chùa Ba Vàng diễn ra nhiều năm qua. Ảnh: Báo Lao động. 
Liên quan vụ việc trên, Chủ tịch UBND TP Uông Bí - Nguyễn Mạnh Hà cho biết, hiện thành phố đã thành lập đoàn kiểm tra về chùa Ba Vàng xác minh thông tin báo chí nêu ở trên.
Mời quý vị theo dõi video: Bí mật nguồn thu cả trăm tỷ của chùa Ba Vàng

Nguồn: Lao Động

Chủ tịch UBND TP Uông Bí cho biết thêm, trước đây, thành phố đã nhận được một số phản ánh của người dân về hoạt động của chùa Ba Vàng nhưng về việc truyền bá vong báo oán, "gọi vong" thu tiền thì chưa có. Lãnh đạo UBND TP Uông Bí nêu rõ, sau khi xác minh, có kết quả sẽ thông tin cụ thể cho báo chí.
Phải trả nhiều chục triệu tiền cho vong
Trước đó, sáng 20/3, Báo Lao động đăng bài “Truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ”.Theo bài báo phản ánh, tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh), ngày mồng 8 (âm lịch) hàng tháng, không chỉ diễn ra khóa tu “Bát quan trai giới”, còn là ngày nhà chùa tổ chức thỉnh vong giải nghiệp cho những người có nhu cầu.
Đã thành lịch cố định, cứ mỗi tháng 3 đợt, mỗi đợt 2 ngày, tại chùa Ba Vàng sẽ diễn lễ thỉnh vong giải nghiệp thu hút hàng ngàn người tham dự/đợt.
Mọi bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều được lý giải là bởi oán hồn gây ra. Muốn thoát nạn thì buộc phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa. Hoạt động này đã công khai diễn ra từ nhiều năm nay tại chùa Ba Vàng, - một cơ sở thờ tự lớn và rất nổi tiếng ở phía Bắc.
Đáng chú ý, cũng trên báo Lao Động, nhóm PV đã ghi lại tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh khi một “người nhà chùa” tay cầm mic, trước đông đảo cử tọa, giải thích về cái nghiệp của nữ sinh giao gà xấu số trong vụ thảm án từng gây rúng động dư luận tại Điện Biên.
“Nguyên nhân chính không phải là nguyên nhân đi ship hàng (gà) mà khiến bị hiếp như vậy. Nguyên nhân chính phải do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp… Bạn ấy trong tiền kiếp có 2 loại tội, tội thứ nhất là sát hại chúng sinh dã man, tội thứ 2 là về mặt thân thể trinh tiết của người khác bạn ấy xâm phạm. Nên bạn ấy bị quả báo”, bài báo trích đăng.
Trụ trì chùa Ba Vàng lên tiếng
Liên quan những thông tin trên, sáng ngày 20/3, khi trao đổi với PV Kiến Thức, Đại Đức Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, tới đây nhà chùa sẽ tổ chức họp báo và sẽ có hàng nghìn các nhân chứng họ về minh chứng cho việc sau khi thỉnh vong vái chùa họ được chuyển nghiệp như thế nào.
“Việc quy chụp cho chùa thế này thế kia, trục lợi hàng trăm tỷ là rất bậy bạ. chùa Ba Vàng không phải chùa thường chùa nhỏ mà chùa cả nước, cả thế giới người ta biết nữa. Phật tử của chùa ở nước ngoài rất nhiều”, thầy Thái Minh nói và cho biết thêm: “Thế kỷ này là thế kỷ của tâm linh, rất nhiều câu chuyện mà khoa học có giải thích được đâu. Đi khám bác sĩ không ra bệnh nhưng vẫn đau, vẫn bệnh, về chùa thầy làm lễ thỉnh giải, gia chủ hết ngay tức khắc, kể cả công an, cán bộ, lãnh đạo cũng có hết”.
Khi PV đề cập đến thông tin báo chí đăng tải về việc, muốn thoát nạn thì buộc phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa, Đại Đức Thích Trúc Thái Minh cho biết “Chuyện người ta bỏ tiền thì lại là một vấn đề khác về đây thầy sẽ nói rõ” và khẳng định “Chuyện thỉnh về tâm linh phải đi đường của tâm linh, phải là nhà chuyên môn của tâm linh mới thấy được việc đó”. 

Những đôi chân trần trên đỉnh Ba Vàng

Trên con đường làm phước cho chúng sinh, những đôi chân trần của tăng, ni, phật tử chùa Ba Vàng luôn nhẫn chịu giá rét hành hạnh độc cư làm bạn với sương gió,...

Miệt mài trên con đường làm phước cho chúng sinh, những đôi chân trần của tăng, ni, phật tử chùa Ba Vàng luôn nhẫn chịu giá rét hành hạnh độc cư làm bạn với sương gió, cỏ cây, sống cuộc đời tĩnh giác, an vui với hạnh pháp tu hành.
Nhung doi chan tran tren dinh Ba Vang
 Một buổi giảng pháp tại đại điện chùa Ba Vàng.
Vào rừng thiền tu
Không phải ngẫu nhiên mà chùa Ba Vàng, TP Uông Bí (Quảng Ninh) được nhiều người biết đến và dành nhiều sự quan tâm, lòng kính tín. Bởi nơi đây, ngoài cảnh trí trang nghiêm, hữu tình, còn có chư tăng, ni, phật tử đang hằng ngày nghiêm túc tu hành theo lời Phật dạy.
Toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự, tên dân gian thường gọi là Ba Vàng. Chùa nằm ở một vị trí đắc địa trên độ cao 340m phía tây thành phố Uông Bí. Trước mặt là Bạch Đằng giang uốn lượn bên bạt ngàn đảo đá vịnh Hạ Long hùng vĩ. Bên trái là dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là dãy núi Bạch Hổ uy nghi phục xuống.
Hằng năm, chư tăng trong chùa sẽ chia làm 2 nhóm, một nhóm chuyên chính lo việc nhà chùa, nhóm còn lại sẽ vào rừng mật thực hành pháp không kể ngày đêm. Sống cuộc sống cách biệt, chỉ làm bạn với cỏ cây, chuyên tâm tu hành.
Những chư tăng vào rừng, mỗi ngày chỉ ăn cơm một bữa, phải nhẫn chịu giá rét, gió sương, sống cuộc đời tỉnh giác, an vui với sự thực hành giáo pháp. Không kể ngày đêm, những đôi chân trần luôn mang một niềm tin hạnh pháp cứu độ chúng sinh. Đêm xuống, gốc cây là giường, cỏ cây là chiếu, côn trùng là bạn, rèn luyện tâm tịnh đạt độ thiền không.
Mỗi đợt tu tập có khi kéo dài đến vài tháng, luôn luân phiên nhau giữa hai nhóm dưới sự chỉ dạy của sư thầy. Bước chân vào rừng cũng đồng nghĩa là bước chân sang một thế giới khác. “Hiện chùa Ba Vàng có hơn 100 chư tăng, luân phiên nhau vào rừng mật thực hành pháp. Ba Vàng luôn được coi là ngôi chùa nghiêm túc tu hành theo lời Phật dạy” - Sư thầy Thích Trúc Bảo Tiến, chùa Ba Vàng cho biết.
Ngôi chùa “free”
Chùa Ba Vàng là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử. Ngôi chùa Ba Vàng khang trang, có chính điện tráng lệ và gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ lạ, khá huyền bí mang cả yếu tố tâm linh. Chùa có nét đặc trưng của các ngôi chùa Bắc bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà “Đại hùng bảo điện” (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng.
Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan Âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.
Du khách, phật tử sẽ được đắm chìm trong khung cảnh nên thơ, trữ tình mà vẫn cảm nhận được không khí linh thiêng của chốn đạo thiền nhà Phật. Đây không chỉ là nơi để tu tập cho những người đến để học Phật, hiểu Phật và tu Phật, chùa Ba Vàng còn hội đủ các yếu tố của một điểm du lịch sinh thái, văn hoá -lịch sử và là điểm đến của tăng, ni, phật tử, khách thập phương trong và ngoài nước.
Điều đặc biệt ở ngôi chùa này là tất cả mọi thứ đều “Free” (miễn phí). Chùa Ba Vàng xây dựng những bãi đỗ xe miễn phí cho du khách, xung quanh chùa không xuất hiện những hàng quán, nháo nhác mời chào, chèo kéo du khách như một số địa điểm du lịch tâm linh khác.
Dọc theo hành lang từ cổng chính đi vào, những bình nước uống được đặt ngay ngắn cạnh lối đi cho du khách và phật tử. Sau khi chiêm bái, lễ phật, du khách, phật tử đều được dùng cơm chay miễn phí của nhà chùa với đủ các “món ngon, vật lạ”.
Trong chùa còn có một giếng cổ nước không bao giờ cạn. Tương truyền, ai mà uống được nước lấy từ giếng sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh. Bởi vậy, nhiều phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên. Cạnh giếng, nhà chùa để hẳn 1 bàn thưởng trà có người phục vụ rót nước giếng thần cho du khách thập phương.
“Hiện nhà chùa có 3 chiếc ô tô, chuyên dùng để đưa đón miễn phí du khách phật tử từ ngoài đường lớn vào chiêm bái cảnh chùa. Thỉnh thoảng nhà chùa cũng dùng xe này để đi làm lễ cho những gia đình phật tử ở xa không có điều kiện đưa đón các sư thầy” - Sư thầy Thích Trúc Bảo Tiến chia sẻ.

“Mỗi khóa tu trong rừng sẽ giúp cho chư tăng vững chắc được tri kiến, tăng trưởng được niềm tin vào phật pháp, càng lớn mạnh thêm tâm bồ đề, vững bước trên con đường tu tập như chí nguyện xuất trần của mình”

Đại Đức Thích Trúc Thái Minh, Trụ trì chùa Ba Vàng

Lộ danh tính đối tượng nổ súng bắn vào đầu lái taxi

(VietnamDaily) - Cơ quan chức năng đã xác định được danh tính nghi phạm nổ súng bắn vào đầu lái xe taxi ở Tuyên Quang.

Liên quan đến vụ nổ súng bắn vào đầu lái xe taxi, chiều ngày 19/3, Cơ quan Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, vụ cướp xảy ra vào lúc 3h45 cùng ngày, tại quốc lộ 3B, đoạn qua xã Yên Lập (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang).
Theo Công an Tuyên Quang, thời điểm trên, anh Nguyễn Lý Hoàng (SN 1990, ở thị trấn Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa) là lái xe taxi chở Hà Phúc Đạt (SN 1992, ở Xuân Quang, Chiêm Hóa) đi từ Bắc Kạn về Tuyên Quang.

Tin mới