Nghị sĩ châu Âu lên án TQ về tranh chấp lãnh thổ

(Kiến Thức) - Nghị sĩ Hans-Gert Pöttering, cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu nhấn mạnh, những hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông là “không thể chấp nhận được”.

Cựu Chủ tịch Hans-Gert Pöttering là thành viên phục vụ lâu nhất trong Nghị viện châu Âu, hiện là Đại diện của (Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo - CDU) của Đức tại Nghị viện kiêm Chủ tịch Viện Konrad-Adenauer- Stiftung (KAS) danh tiếng tuyên bố, không có bất cứ quyền lực nào được phép thống trị khu vực.
Ông Hans-Gert Pöttering cũng cảnh báo về các động thái đơn phương của Trung Quốc, như việc thành lập Khu vực Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông (ADIZ) bao gồm vùng lãnh thổ đang tranh chấp với Nhật Bản là quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng như việc áp đặt luật nghề cá mới trong đó yêu cầu ngư dân phải xin phép Bắc Kinh trước khi tiến hành đánh bắt tại Biển Đông.
Cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu Hans-Gert Pöttering.
 Cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu Hans-Gert Pöttering.
Theo Cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu, mọi quốc gia cần nỗ lực thúc đẩy quan hệ hòa bình hữu nghị với các nước khác, không nên tìm cách gây ảnh hưởng bằng các hành động đơn phương, đồng thời các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và Hoa Đông cần phải được giải quyết trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Theo đó, ông Hans-Gert Pöttering kêu gọi châu Âu để mắt chặt chẽ đến tình hình Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông.
"Hành động đơn phương là điều không thể chấp nhận. Tôi cho rằng, người châu Âu chúng ta cần phải theo sát tình hình ở Biển Đông. Không thể để bất cứ quyền lực nào kiểm soát khu vực và các quốc gia ở đây nên xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị”, ông Hans-Gert Pöttering cảnh báo.
Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết ủng hộ vụ kiện Trung Quốc liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông của Philippines vào tháng 3/2013. Ông Pöttering nhấn mạnh, những điều này phản ánh, Nghị viện châu Âu và Liên minh châu Âu đã thể hiện quan điểm rõ ràng của họ đối với vấn đề này.

Học giả TQ đưa quan điểm mới về Biển Đông

(Kiến Thức) - Học giả Trung Quốc kêu gọi các chuyên gia nước ngoài tư vấn thêm nhiều quan điểm khác nhau để đem lại bức tranh toàn cảnh về cuộc tranh chấp Biển Đông.

Theo đó, trong cuốn sách Giải quyết tranh chấp vì sự phát triển và hợp tác khu vực ở Biển Đông: tác giả kiêm Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, ông Wu Shicun đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau đối với vấn đề trên.
Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc ông Wu Shicun.
Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc ông Wu Shicun.

Tranh chấp Biển Đông là mối bận tâm số 1 của Mỹ

(Kiến Thức) - Các cuộc thảo luận gần đây giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy căng thẳng ở Biển Đông là vấn đề bận tâm hàng đầu của Washington.

Ngoại trưởng Kerry đã có cuộc gặp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường cuối tuần trước tại Bắc Kinh. Trong cuộc họp kéo dài 70 phút giữa Ngoại trưởng Kerry và Chủ tịch Tập, hai nhà lãnh đạo thảo luận về các vấn đề nóng nhất hiện nay, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình.
 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.