Người khác được tin là công dân Trung Quốc và đã trở về nước, theo lời cảnh sát Thái Lan.
Phát ngôn viên Cảnh sát Thái Lan cũng nói cảnh sát gần như loại trừ khả năng hai “nghi phạm” nói trên liên quan vụ đánh bom ở Bangkok.
Hình ảnh của hai người này đã bị camera CCTV ghi lại ngay trước vụ nổ bom ở Bangkok tối 17/8.
Trong đó, một người mặc áo đỏ và người kia mặc áo trắng, đứng dậy ngay sau khi nghi phạm chính mặc áo vàng ngồi xuống và sau đó bước đi để lại ba lô ở đằng sau.
Sau đó không lâu, quả bom phát nổ làm 21 người chết và hàng trăm người khác bị thương. Trong số người chết, có tới 12 người nước ngoài - trong đó có người Trung Quốc, Hong Kong, Anh quốc, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Cũng theo cảnh sát Thái Lan, ít nhất 10 người bị tình nghi liên quan đến vụ tấn công ở Bangkok và nghi phạm chính là người nước ngoài. Theo cảnh sát, có thể nghi can chính vẫn còn ở lại Thái Lan.
Theo cảnh sát Thái Lan, nghi phạm chính là người nước ngoài. |
Tuy nhiên sáng thứ 20/8, người phát ngôn cho chính quyền quân sự Thái Lan, Đại tá Winthai Suvaree, nói kết luận ban đầu cho thấy dường như đây không phải hành động của một nhóm khủng bố quốc tế.
Tuy nhiên ông lại nói với hãng tin Mỹ Associated Press rằng không thể loại trừ liên hệ với mạng lưới khủng bố toàn cầu và cho rằng cảnh sát Thái Lan "cần điều tra mọi chi tiết".
Chưa có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Nghi phạm chính đến đền Erawan bằng xe tuk-tuk. |
Phóng viên BBC Jonathan Head tại Bangkok nói cảnh sát cũng đang thẩm vấn một người lái xe tuk-tuk được cho đã chở nghi phạm chính tới đền Erawan, nhưng vẫn chưa tìm ra danh tính cũng như quốc tịch người đàn ông mặc áo vàng này.
Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Somyot Pumpanmuang nói ông tin rằng vụ tấn công này được lên kế hoạch ít nhất một tháng trước.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nói đây là "cuộc tấn công tồi tệ nhất chống Thái Lan".