Nghi lễ được phi công Liên Xô tuân thủ nghiêm ngặt trong thế chiến II

Không cạo râu trước chuyến bay, giữ bùa hộ mệnh bí mật,… là những nghi lễ từng xuất hiện trong thế chiến II được phi công Liên Xô tuân thủ.

Nghi lễ được phi công Liên Xô tuân thủ nghiêm ngặt trong thế chiến II
Nghi le duoc phi cong Lien Xo tuan thu nghiem ngat trong the chien II

Trong chiến tranh, các phi công quân sự đối mặt với cái chết hàng ngày khi tham gia những chiến dịch không kích thế nhưng các phi công người Nga có một niềm tin mãnh liệt rằng họ sẽ an toàn nếu như không cạo râu trước khi xuất kích.

Đây là một trong những quy tắc được tuân thủ nghiêm ngặt nhất mà các phi công át chủ bài của Liên Xô không bao giờ quên. Đôi khi họ vẫn cạo râu nhưng đó là vào đêm trước khi thực hiện nhiệm vụ, không bao giờ cạo vào ngày mình bay.

"Chúng tôi thức dậy vào buổi sáng trước khi bình minh, một vài giờ trước khi chúng tôi xuất hiện tại trạm kiểm soát của phi đội. Chúng tôi sẽ rửa mặt nhưng không bao giờ cạo râu - nếu muốn, chúng tôi chỉ cạo râu vào buổi tối. Một lần, Petya Govorov đã cạo râu vào ban ngày. Sau khi tắt đèn thì đột nhiên có chuông báo động. Anh ấy thậm chí còn không có thời gian để hoàn thành việc cạo râu, chỉ kịp lau sạch bọt trên mặt bằng khăn. Anh ấy đã không trở lại… Có thể nói, cạo râu trước khi khởi hành là một dấu hiệu xấu", quân nhân đã nghỉ hưu Yuri Khukhrikov, người thuộc Trung đoàn Hàng không Xung kích 566, cho biết.

Các phi công và nhà du hành vũ trụ hiện nay cũng hạn chế cạo râu trước chuyến bay, cũng như họ sẽ không trả lời phỏng vấn, nhận hoa và tạo dáng chụp ảnh.

2. Giữ bùa hộ mệnh bí mật

Nghi le duoc phi cong Lien Xo tuan thu nghiem ngat trong the chien II-Hinh-2

Các phi công đều mang theo mình những món đồ đặc biệt, họ xem đó là bùa hộ mệnh, giúp mình thoát khỏi cái chết trong gang tấc. Những món đồ này thoạt nhìn có vẻ không đáng kể, nhưng lại có ý nghĩa quyết định sự sống và cái chết đối với các phi công.

"Kolya Pribylov - một phi công chỉ mặc duy nhất một bộ đồng phục mùa đông vào quanh năm khi thực hiện các chuyến bay không kích. Ngay cả trong mùa hè, khi mọi người nói với Kolya rằng: "Hãy thay đồ đi, bạn sẽ kiệt sức đấy!" - "Không! Bộ đồng phục này rất may mắn, kẻ thù sẽ không tấn công tôi nếu tôi mặc nó" - Kolya trả lời", Grigory Cherkashin thuộc Trung đoàn Hàng không Xung kích 672 cho biết.

Các phi công khác cũng giữ hộp đựng thuốc lá, đồng hồ may mắn và thậm chí cả các biểu tượng tôn giáo bất chấp mối ác cảm chung của xã hội đối với tôn giáo trong thời Xô Viết.

Một phần quan trọng về bùa hộ mệnh đó là họ phải giữ bí mật những bùa hộ mệnh của mình với mọi người, vì nếu khoe khoang lộ liễu, bùa hộ mệnh sẽ "mất đi công dụng".

3. Vượt qua ngưỡng định mệnh

Nghi le duoc phi cong Lien Xo tuan thu nghiem ngat trong the chien II-Hinh-3

Các phi công Liên Xô tin vào sự kỳ diệu của những con số. Nhiều người tin rằng các số 3, số 4, số 33 và số 44 là những con số không may mắn và do đó, các chuyến bay liên quan được coi là những chuyến bay rủi ro nhất với khả năng bị bắn hạ cao hơn.

Khi thời điểm của những chuyến bay được đánh số đáng ngại đã đến, các phi công Liên Xô cố gắng làm hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ càng nhanh càng tốt và nhanh chóng trở về căn cứ.

4. Lừa thần chết bằng cách tráo đổi vật dụng cá nhân

Nghi le duoc phi cong Lien Xo tuan thu nghiem ngat trong the chien II-Hinh-4

Tin rằng có thể lừa được thần chết, các phi công Liên Xô đã tráo đổi vật dụng cá nhân với nhau. Họ tin rằng bằng cách này, thần chết có thể nhầm lẫn và họ sẽ thoát hiểm.

Các phi công hoán đổi những món đồ trang sức nhỏ nhất và đôi khi là cả quần áo với hy vọng rằng cả hai người tham gia đều sẽ an toàn trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Lý do Anh - Mỹ trở thành đồng minh trong Thế chiến II

(Kiến Thức) - Tháng 12/1941, Mỹ tuyên bố tham gia Thế chiến II và trở thành đồng minh của Anh. Trước đó, Mỹ không có ý định bước vào cuộc chiến khốc liệt này. Sở dĩ có sự thay đổi lớn này được cho là vì Anh thực hiện thành công chiến dịch bí mật.

Lý do Anh - Mỹ trở thành đồng minh trong Thế chiến II
Ly do Anh - My tro thanh dong minh trong The chien II
Tháng 5/1940, trùm phát xít Hitler và Đức quốc xã tấn công xâm lược, chiếm đóng một số nước trong đó có Ba Lan, Pháp. Trong bối cảnh Hitler và đội quân xâm lược ngày càng hung hăng hiếu chiến, Thủ tướng Anh Winston Churchill hy vọng Mỹ sẽ tham gia Thế chiến II

Hình ảnh độc nhất về các "hot girl quân nhân" trong Thế chiến II

(Kiến Thức) - Do quy mô của Thế chiến II quá lớn nên việc phụ nữ phục vụ trong các lực lượng chiến đấu, hậu cần gần như là bắt buộc để tăng thêm sức mạnh cho quân đội nhiều quốc gia. 

Hình ảnh độc nhất về các "hot girl quân nhân" trong Thế chiến II
Hinh anh doc nhat ve cac
 Mặc dù việc phân biệt giới tính trong Thế chiến II vẫn còn tồn tại ở rất nhiều quốc gia, kể cả ở những quốc gia văn minh phương Tây nhưng do quy mô của cuộc chiến quá lớn nên việc phụ nữ phục vụ trong các lực lượng chiến đấu là việc bắt buộc để tăng thêm sức mạnh cho mỗi bên. Nguồn ảnh: Sina.

Lý do chiến trường Xô-Đức trong Thế chiến II chết chóc, đáng sợ nhất

(Kiến Thức) - Chiến trường Xô - Đức trong Thế chiến thứ 2 là địa ngục trần gian với những trận chiến ác liệt, chết chóc nhất; đây được coi là chiến trường kinh hoàng nhất trong Thế chiến thứ 2.

Lý do chiến trường Xô-Đức trong Thế chiến II chết chóc, đáng sợ nhất
Ly do chien truong Xo-Duc trong The chien II chet choc, dang so nhat

Khi Thế chiến II mới bùng nổ, cường độ chiến tranh không đến nỗi quá ác liệt, do khoảng cách giữa hai bên quá chênh lệch; liên quân Anh, Pháp nhanh chóng bị Đức đánh qua bật qua eo biển Manche. Sau khi đánh bại Pháp và "truy sát" Anh, Đức bí mật chuẩn bị tấn công Liên Xô. Ảnh: Quân đội phát xít Đức tiến vào Paris - Nguồn: Wikipedia.

Đọc nhiều nhất

Tin mới