Nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ: Tổng chưởng lý bị thẩm vấn

Theo hãng tin CNN, văn phòng đặc phái viên Robert Mueller đã thẩm vấn Tổng chưởng lý Mỹ Jeff Sessions và cựu giám đốc FBI James Comey về những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ: Tổng chưởng lý bị thẩm vấn
Ông Sessions đã bị thẩm vấn trong nhiều giờ vào tuần trước về những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Đây là lần đầu tiên Tổng chưởng lý Mỹ bị các điều tra viên tra hỏi, mặc dù ông không bị yêu cầu hầu tòa.
Tổng chưởng lý Mỹ Jeff Sessions được đích thân Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm vào năm ngoái.
Tổng chưởng lý Mỹ Jeff Sessions được đích thân Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm vào năm ngoái. 
Bên cạnh đó, các điều tra viên đã có cuộc thẩm vấn khác với ông Comey vào năm ngoái. Theo một số nguồn tin, ông Comey đã được hỏi về các báo cáo mà ông viết trong các lần đối thoại với Tổng thống Trump. Cả hai cuộc thẩm vấn này đều được giữ kín cho đến ngày 23/1 vừa qua.
Nhà Trắng cho biết họ đang hợp tác trong cuộc điều tra của ông Mueller. Luật sư đặc biệt Nhà Trắng Ty Cobb đã từ chối bình luận về việc ông Sessions bị thẩm vấn, trong khi Nhà Trắng cũng không đưa ra bất kỳ nhận định nào về ông Comey.
Tổng thống Trump trả lời trước báo giới rằng ông không lo ngại về những gì ông Sessions có thể chia sẻ với đội ngũ điều tra của ông Mueller. “Không, tôi hoàn toàn không lo lắng”, ông Trump nói, đồng thời cũng cho biết ông và ông Sessions không nói về cuộc thẩm vấn khi hai người gặp nhau vào ngày 22/1.
Ông Sessions là thành viên thứ 15 đã và đang làm việc trong chính quyền Trump bị thẩm vấn về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống. Tuần trước, cựu cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon đã thống nhất với đội ngũ điều tra của ông Mueller và sẽ chỉ được công tố viên thẩm vấn thay vì xuất hiện trước tòa.
Năm ngoái, ông Sessions tuyên bố rằng ông sẽ loại mình khỏi cuộc điều tra liên quan đến Nga. Nhiều chính trị gia, trong đó có những người thuộc đảng Cộng hòa, đã khen ngợi này quyết định của ông, song Tổng thống Trump chỉ trích công khai ông Sessions và nói rằng ông ước Tổng chưởng lý không làm vậy.
Việc ông Sessions loại mình khỏi cuộc điều tra đã cho phép Phó Tổng chưởng lý Rod Rosenstein tiếp quản. Ông đã bổ nhiệm ông Mueller làm ủy viên đặc biệt sau khi ông Trump sa thải ông Comey vào tháng 5 năm ngoái.
Không lâu sau khi ông Comey bị sa thải, một loạt các văn bản báo cáo về các cuộc trò chuyện giữa ông và ông Trump đã được công bố. Trong đó, ông khẳng định rằng ông Trump yêu cầu ông ngừng điều tra ông Michael Flynn, khi đó là cố vấn an ninh quốc gia Mỹ. Được biết, ông Mueller có thể đã được cung cấp nội dung của các cuộc trò chuyện này.
Ông Comey sau khi bị sa thải đã nói rằng ông Trump có ý định tác động đến quá trình điều tra cáo buộc Nga. Ông cũng nói ông tin mình bị sa thải vì cuộc điều tra này. “Tôi bị sa thải, phần nào đó là do mong muốn thay đổi cách thức cuộc điều tra cáo buộc Nga đang được tiến hành”, ông nói. Ông Trump khẳng định cáo buộc của ông Comey là không đúng sự thật.

Nỗi ô nhục của FBI: Nữ nhân viên kết hôn với chiến binh IS

Daniela Greene, 38 tuổi, cựu nhân viên FBI đã nói dối cấp trên về các hoạt động của cô và thông báo cho chồng rằng y đang bị điều tra.

Nỗi ô nhục của FBI: Nữ nhân viên kết hôn với chiến binh IS
CNN dẫn tài liệu của tòa án liên bang cho biết Daniela Greene, 38 tuổi, cựu nhân viên FBI đã nói dối cấp trên về các hoạt động của cô và thông báo cho chồng rằng y đang bị điều tra.

Tân Giám đốc FBI là ai?

Sau khi Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey bị sa thải tối 10/5, Phó giám đốc FBI Andrew McCabe đảm nhiệm vị trí quyền giám đốc.

Tân Giám đốc FBI là ai?
Đây là lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, một phó giám đốc FBI được bổ nhiệm làm giám đốc tạm thời. Năm 1993 khi Tổng thống Bill Clinton sa thải Giám đốc FBI William Sessions, Phó giám đốc Floyd Clarke giữ chức quyền giám đốc trong 44 ngày cho đến khi ông Clinton bổ nhiệm ông Louis Freeh làm giám đốc mới.
Với kinh nghiệm 21 năm làm việc tại FBI, tháng 1/2016, ông McCabe trở thành phó giám đốc, có nhiệm vụ giám sát tất cả các cuộc điều tra FBI tiến hành trong và ngoài nước, cũng như mọi vấn đề liên quan hoạt động tình báo.
Nhiều người cho rằng, giám đốc mới của FBI sẽ là ông Robert Mueller - người 4 năm trước lọt vào danh sách giám đốc FBI tiềm năng, nhưng cuối cùng Tổng thống Barack Obama chọn ông James Comey. Một ứng viên khác là ông Mike Rogers - cựu nhân viên FBI, cựu Chủ tịch Hiệp hội các nhân viên đương chức và nghỉ hưu của FBI với hơn 13.000 thành viên.
Tan Giam doc FBI la ai?
 Quyền Giám đốc FBI Andrew McCabe. Ảnh: NBC News
Trước khi ông Comey được bổ nhiệm, ông Mike nằm trong danh sách giám đốc tiềm năng. Ông Ken Wainstein, cựu Trưởng phòng an ninh quốc gia của Bộ Tư pháp, cũng được dự đoán cho vị trí giám đốc FBI. Ông từng là cố vấn cho cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper.
Một số nhân viên hiện nay và cựu nhân viên FBI cũng nằm trong danh sách ứng cử viên tiềm năng. Đó là ông Michael Mason - cựu giám đốc điều hành của FBI.
Trước đây, ông Mason giám sát các cuộc điều tra hình sự và không gian mạng, phối hợp các hoạt động quốc tế và ứng phó khủng hoảng của cơ quan. Cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani cũng được cho là ứng cử viên sáng giá.
Ông Giuliani là người đại diện cao cấp trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, cũng từng được xem xét cho một số vị trí trong chính quyền mới của ông Trump như chức tổng chưởng lý, ngoại trưởng…

Chân dung công tố viên khiến Tổng thống Trump e ngại

(Kiến Thức) - Ngày 17/5, Bộ Tư pháp Mỹ bổ nhiệm cựu giám đốc FBI Robert Muller làm Công tố viên đặc biệt giám sát điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống 2016.

Chân dung công tố viên khiến Tổng thống Trump e ngại
Việc bổ nhiệm ông Mueller làm Công tố viên đặc biệt đã được thực hiện sau khi Tổng thống Trump bãi nhiệm giám đốc FBI James Comey và những cáo buộc "tổng thống yêu cầu Ông Comey đình chỉ cuộc điều tra đối với cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn”.
Chan dung cong to vien khien Tong thong Trump e ngai
Bộ Tư pháp Mỹ cử cựu giám đốc FBI Robert Mueller giám sát điều tra bộ sậu tranh cử của ông Trump. Ảnh USA Today 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.