Nghèo cũng đừng chặt 3 cây trong nhà, cây xanh lộc tốt

Một số loại cây lâu năm mọc trong vườn nhà có thể tích lộc tụ tài, giúp gia chủ nhân đôi phú quý. Bởi thế mà các cụ khuyên đừng chặt bỏ kẻo lộc bao nhiêu cũng cạn hết, con cháu mất phúc tổ tiên.

Cây xanh gắn liền với cuộc sống của chúng ta, là một phần không thể tách rời của sự sống. Chung cung cấp cho chúng ta oxy, cho bóng mát, hoa thơm, quả ngọt, là những vị thuốc quý cứu người.

Cây xanh còn mang nhiều giá trị tinh thần, tâm linh trong đời sống của con người, từ ngàn xưa đến nay. Vì vậy, việc trồng cây hay chặt bỏ cây có nhiều ý nghĩa.

Ngheo cung dung chat 3 cay trong nha, cay xanh loc tot
Bằng kinh nghiệm sống qua nhiều đời truyền lại, người xưa dặn: "Năm cây không thể chặt, nếu không tài lộc tiêu tán, gia đình không thể thịnh vượng". 

Cây long não mang ý nghĩa của sức sống bền bỉ, dẻo dai, có thể đứng vũng được những giông bão của cuộc đời, hãy sống như loài cây long não, dễ thích nghi và mang lại nhiều giá trị cho đời. Cây cũng có ý nghĩa về mặt phong thủy, đem lại nhiều tài lộc và thịnh vượng.

Theo người xưa, cây long não mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, trường thọ, cầu may. Trong dân gian thường coi cây long não là loại cây phong thủy mang ý nghĩa đẹp đẽ, mang ý nghĩa cầu may, may mắn, ngụ ý cho phước lành và trường thọ.

Hơn nữa, giá trị làm cảnh, bóng mát, hay kinh tế của cây này đều khiến mọi người trân trọng. Do đó, người xưa khuyên không nên chặt bỏ cây long não vì càng trồng chúng càng có giá về tinh thần lẫn kinh tế.

Người xưa nói: Chặt bồ kết già tài vận hao tổn

Ngày xưa, khi người ta còn dùng bồ kết (tên khoa học là Fructus Gleditschiae) làm xà phòng tắm giặt, gội đầu thì gần như gia đình nào cũng trồng bồ kết ở góc vườn xa nhà.

Cây bồ kết có gai nhọn, theo người xưa không nên trồng trước cửa nhà dễ làm tổn thương người trong nhà nhưng trồng ở góc vườn lại có ý nghĩa ngăn trừ ma quỷ, xui xẻo vào nhà.

Mùi hương của quả bồ kết khi đốt lên cũng có ý nghĩa xua đuổi tà ma, âm khí, tẩy uế rất tốt. Nhiều gia đình thích xông khói bồ kết để xua đuổi xui xẻo và chào đón những điều tốt lành, may mắn.

Trong dân gian, cây bồ kết cũng có ý nghĩa về văn hóa, là cây cảnh thực sự có nhiều lợi ích sử dụng và tinh thần. Cây càng già càng có giá trị.

Do đó, người xưa khuyên không nên chặt bỏ cây bồ kết già. Nếu chặt bỏ thì con cháu có thể mất đi sự liên hệ với quá khứ, tài vận trong nhà cũng bị hao tổn.

Cây hồng giòn

Đây là một loại cây được trồng khá phổ biến ở nước ta, không chỉ cho quả mà còn mang nhiều ý nghĩa tốt lành trong phong thủy. Theo đó, cây hồng giòn đồng âm với màu hồng nên tượng trưng cho điềm lành, điều may mắn.

Ngheo cung dung chat 3 cay trong nha, cay xanh loc tot-Hinh-2

Cây hồng giống như những quà tặng, tài lộc ngọt ngào mà các thế hệ trước để lại cho con cháu.

Cây hồng giòn cho quả sai trĩu trịt, tượng trưng cho con đàn cháu đống, đồng thời mang đến tài lộc, vận may cho cả gia đình. Chính vì vậy, hồng giòn là một trong những loại cây không nên chặt để tránh “chặt đứt” tài lộc của con cháu.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo

Vì sao người xưa thường dùng gối ngủ bằng gỗ hoặc bằng gốm?

Hầu hết người xưa đều sử dụng gối bằng gỗ hoặc gốm khi ngủ, tại sao lại như vậy?

Trong các bộ phim truyền hình cổ trang, mọi người thường thấy hình ảnh người cổ đại dùng gối gỗ hay gối gốm để ngủ. Gối gỗ, gốm vừa cứng, vừa lạnh, khác hẳn với gối hiện đại, vừa mềm vừa ấm áp. Vậy gối sứ có tác dụng bí mật nào, tại sao người thời xưa lại ưa dùng đến thế?

Người xưa kéo cây cung nặng 200kg, vì sao người trẻ hiện đại không làm được?

Ở thời hiện đại, một người bình thường muốn giương cung bắn là chuyện không đơn giản. Vậy rốt cuộc là do người xưa quá khỏe mạnh hay do chúng ta đang bị thoái hóa dần.

Người xưa bắn cung xem ra là việc cực kỳ dễ dàng trong các thước phim nhưng trên thực tế cung tiễn ngày xưa vốn không hề nhẹ. Ở thời hiện đại, một người bình thường muốn giương cung bắn là chuyện không đơn giản. Vậy rốt cuộc là do người xưa quá khỏe mạnh hay do chúng ta đang bị thoái hóa dần.
Thời kỳ cổ đại, người bình thường cầm cung tên đều bắt buộc phải có hình thể cường tráng, điều quan trọng nhất là sức lực phải lớn mới có thể đủ đảm đương việc này. Cây cung của cung tiễn thủ thời cổ đại bình thường đều là dùng "thạch" để tính toán, một thạch là 120 cân, một cân thời bấy giờ bằng với 250g ở thời hiện đại. Trọng lượng này bây giờ không có mấy người có đủ sức để kéo cung, cho nên để có thể kéo được cung, người bắn cung nhất định phải có cơ bắp dũng mãnh, như thế mới phù hợp với lẽ thường. Cung tiễn thủ bắt buộc phải có lực cánh tay mạnh mẽ, nếu không căn bản không thể kéo nổi cung.
Nguoi xua keo cay cung nang 200kg, vi sao nguoi tre hien dai khong lam duoc?
Cung tiễn thời cổ đại vốn không hề nhẹ như cách mà các diễn viên trong phim kéo cung bắn vô cùng điêu luyện (Ảnh minh họa).
Từng có một câu chuyện như thế này, tại thời Chiến Quốc, Tề Tuyên Vương yêu thích cưỡi ngựa bắn cung. Bởi vì lực cánh tay của Hoàng Đế khẳng định không bằng với binh sĩ, Tề Tuyên Vương thực tế dùng loại cung dưới tam thạch. Chẳng qua, đại thần bên cạnh nịnh nọt lừa Tề Tuyên Vương cung này là cửu thạch cung, toàn thiên hạ chỉ có Tề Tuyên Vương là có thể kéo được. Tề Tuyên Vương rất vui, mãi cho tới khi băng hà, đều không phát hiện ra đây là một lời nói dối.
Đương nhiên, Tề Tuyên Vương khẳng định không làm được điều này. Kỳ thực, trên đời này cũng không tìm được một người nào có thể một mình kéo được cửu thạch cung. Mà ở thời cổ đại, kéo được tam hay tứ thạch cung là đã xem như một cung tiễn thủ rất lợi hại rồi.
Hoàn toàn khó mà tìm được người kéo được cung cửu thạch, đến cả cung tam thạch hoặc tứ thạch cũng đã cực kỳ hiếm người có thể giương cung bắn một cách dễ dàng.
Mà lực cung chính là một chuyện khác, đây là cung dùng để tập luyện lực tay, loại cung này không có cách nào dùng khi thực chiến, có thể hiểu được lực kéo cung nặng bao nhiêu. Trong "Tống Sử" từng ghi lại, danh tướng kháng Kim là Nhạc Phi có thể kéo được cây cung nặng 300 cân. Một cân thời Tống tương đương với 640g, 300 cân đổi lại với ngày nay là 192kg, lực kéo 1880 Newton. Mà Nhạc Phi kéo cung cũng chỉ kéo mở được hai nửa người, rõ ràng không hề thích hợp với thức chiến, chỉ hợp dùng để huấn luyện.
Cho nên, không phải là lực cánh tay của người hiện đại không bằng người cổ đại, mà là kéo sai cung. Tuy rằng con người ngày nay đều sống an nhàn sung sướng, các cơ năng vận động, sức khỏe, thể lực có thể không bằng người xưa nhưng cũng không đến mức hoàn toàn bị đè ép. Chỉ cần là thực xạ cung, người hiện đại chỉ cần rèn luyện lực cánh tay là có thể nhẹ nhàng kéo được, không hề tồn tại cái gọi là thể lực bị thoái hóa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới