Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. |
Tác phẩm "Đoàn kết chống xâm lăng" tác giả Văn Giáo, sáng tác năm 1947. |
Tác phẩm "Làm kíp lựu đạn" được họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung sáng tác năm 1947. |
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. |
Tác phẩm "Đoàn kết chống xâm lăng" tác giả Văn Giáo, sáng tác năm 1947. |
Tác phẩm "Làm kíp lựu đạn" được họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung sáng tác năm 1947. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Ảnh: Dương Giang - TTXVN |
Phạm Xuân Quý (sinh năm 1988, quê ở Đồng Nai), hiện anh là hướng dẫn viên du lịch và nhiếp ảnh gia tự do. Thích du lịch, mê khám phá những vùng đất mới, chàng trai Đồng Nai đã sử dụng Google Maps khi ghé thăm nhiều tỉnh thành trên dải đất hình chữ S.
Kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình khi sử dụng Google Maps anh chia sẻ: “Mình nhớ có lần vào bản Pề Sì Ngài ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ban đầu mình cũng hỏi người dân đường vào bản, họ chỉ tận tình và còn nhắc lại nhiều lần là có đoạn đường rất xấu đừng đi vào đó. Mình đành sử dụng Google Maps để tìm con đường khác để đi.
Ban đầu đường đẹp cảnh cũng đẹp nhưng mình càng đi đường càng hẹp, sình lầy, chông chênh. Nhưng lúc đó Google Maps hiển thị chỉ còn hơn 1km nữa thôi nên mình cố gắng đi nốt.”
Nhưng đường càng nhỏ với một bên là vực, một bên là vách đá, anh Quý cũng không thể quay xe được, trong khi đó đường càng ngày càng lầy lội, tới một đoạn thì xe không thể nào vượt lên khỏi vũng sình lầy.
“Thật sự lúc đó mình hoàn toàn bó tay, vì dù đã nhiều lần nghỉ mệt rồi vặn ga để đi nhưng vẫn không ăn thua. Lúc đó mình không biết nên xử lý thế nào thì may mắn gặp được hai anh chị người Mông đi nương ngang qua, rồi nhờ họ giúp để đẩy ngược xe về đoạn có thể quay đầu. Và phải vất vả lắm mới quay đầu xe được”, anh Quý kể.
Sau khi cảm ơn hai người đã giúp đỡ mình, anh được nghe giải thích thêm rằng đường này không đi được, chỉ dành cho trâu bò đi thôi.
Chàng trai miền Nam chia sẻ: “Việc sử dụng Google Maps ở vùng cao cực kỳ khó khăn do có đoạn mất sóng điện thoại, có những đường mòn nhỏ nhưng Google vẫn chỉ mình đi vào đó, nếu không may gặp những đoạn đường cực xấu thì rất nguy hiểm.”
Khi đi trên những cung đường khó ở vùng cao, anh Quý thường được người dân địa phương địa phương giúp đỡ, đa phần là đồng bào người Mông. “Họ rất nhiệt tình và hiếu khách, rất nhiều lần mình được các anh chị người Mông giúp đỡ và hỗ trợ khi gặp các đoạn đường xấu, nói thẳng ra là đường cực kỳ xấu, đi một mình không bao giờ vượt qua được, mà có quay đầu cũng không xong”, chàng trai Đồng Nai tâm sự.
Chia sẻ về kinh nghiệm đi đường đèo núi ở vùng cao, đặc biệt là những con đường dẫn tới các thôn bản, anh Quý cho rằng ngoài việc đi theo Google Maps, khách du lịch nên đi đến đâu hỏi người dân đến đó. Nếu họ nói đi được một cách chắc chắn thì không sao, nếu họ ngập ngừng một lúc rồi nói đi được, đi tốt thì nên cân nhắc lại và hỏi thêm một, hai người khác nếu gặp. Trong trường hợp họ nói đường xấu không đi được thì nhanh chóng chuyển đường khác.
Cũng từng gặp sự cố với Google Maps, Trần Ngô Lệ Hà (19 tuổi, Phú Yên) hiện là sinh viên Trường Đại học Tài chính - Marketing (Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Mới đây mình tranh thủ dịp nghỉ Tết dài, lại đúng lúc thời tiết ở Phú Yên đang đẹp nên mình quyết định đến Cù Lao Mái Nhà ở huyện Tuy An để tham quan, chụp ảnh. ”
Lệ Hà cảm thấy khá tiếc vì không thể tới Cù Lao Mái Nhà nhưng cô bạn cũng khám phá một địa điểm mới |
Lệ Hà cùng người bạn đồng hành chọn di chuyển bằng xe máy ra bến thuyền để lên đảo Cù Lao Mái Nhà. Vì không quen thuộc đường xá ở huyện Tuy An nên hai bạn trẻ sử dụng Google Maps.
Hà chia sẻ: “Vượt quãng đường khá xa từ nhà đến huyện Tuy An, nhưng khi đến nơi mình khá bất ngờ vì đây không phải là bến thuyền. Google Maps báo là đã đến địa điểm tuy nhiên trước mắt mình lại là một con dốc. Tuy hơi thất vọng nhưng bọn mình không chọn đi về hay tìm đường ra bến thuyền mà đi loanh quanh đó thăm thú. Cuối cùng bọn mình tìm được một làng chài nhỏ ven biển nên quyết định ở đó khám phá luôn.”
Lệ Hà cho biết bãi biển ở đây rất hoang sơ chỉ có vài chú đang câu cá, một gia đình nhỏ đang cắm trại. Theo cô bạn đây là một địa điểm rất thích hợp để cắm trại qua đêm. Nơi đây rất yên bình, không náo nhiệt, tiếng sóng biển cũng dịu êm, hơn nữa địa điểm này cũng có nhà dân gần bên nên khá là an toàn. Vì vậy dù khá tiếc vì chưa thể đến Cù Lao Mái Nhà nhưng bọn mình cũng vui vì khám phá ra được một địa điểm mới và có những tấm hình đẹp.
Từ trải nghiệm lần này, Lệ Hà rút ra kinh nghiệm không nên chỉ xem đề xuất của Google Maps mà còn phải tìm hiểu kỹ thông tin, tham gia các group review du lịch để cập nhật tình hình tốt hơn. Thêm vào đó cô bạn cho rằng khi sử dụng Google Maps thì chọn loại bản đồ vệ tinh sẽ giúp việc hình dung vị trí của mình dễ hơn.
Ảnh: NVCC