Nghệ sĩ học nói, học viết... rồi hãy học 'hát'!

Tiền cát-xê một bài hát có thể hơn trăm triệu đồng, phát ngôn gây tác hại, phạt tương xứng. Mạnh hơn là rút giấy phép biểu diễn, thu hồi các danh hiệu được trao, buộc học lại các quy định về đạo đức nghệ sĩ.

Nghệ sĩ học nói, học viết... rồi hãy học 'hát'!
*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc
1. Vụ MC Trác Thúy Miêu đăng nội dung liên quan đến việc các sinh viên Y Hải Dương vào giúp TP.HCM chống dịch với lời lẽ kích động, gây mâu thuẫn - bị cộng đồng chỉ trích gay gắt. Rồi đây nữ MC này sẽ bị xử lý bởi cơ quan chức năng.
Những vụ việc tương tự đã từng xảy ra, có nghệ sĩ tên tuổi “nhúng chàm”. Do vô tình hay có chủ đích? Do không thấu hết hệ lụy hay vì lường định theo hướng ta là người nổi tiếng? Và, có thể còn nhiều lý do tiêu cực khác khiến mạng xã hội bị giày xéo, làm xấu hình ảnh nghệ sĩ, làm công chúng thất vọng!
Công chúng, có người không dễ bị lây nhiễm, có người đóng mạng để miễn nhiễm với những lộng ngôn “cà chớn”, “mấy câu cũ rích”. Nhưng lo lắng thay, một bộ phận fan hâm mộ, trong đó có giới trẻ, a dua học làm theo! Đã đến lúc xây dựng văn hóa chia sẻ trên mạng xã hội mà giới nghệ sĩ là một nút thắt cần gỡ.
2. Đã có thế hệ nghệ sĩ, họ nghĩ về và sống với những điều cao cả.
Lệ Mai, một thuở “lẽo đẽo” theo Trịnh Công Sơn, sau này là giọng ca huyền thoại Khánh Ly. Mỗi tâm sự của bà với công chúng nhân văn, sâu sắc như lẽ tình cao vút - sống hướng thiện trong nhạc Trịnh. Từng chia sẻ của Khánh Ly luôn lan tỏa sóng yêu thương với biên độ lớn, tạo năng lượng tích cực để mọi người... hãy yêu nhau đi!
Nghe si hoc noi, hoc viet... roi hay hoc 'hat'!

Khánh Ly học nhiều điều từ Trịnh Công Sơn. 

Còn nhiều nghệ sĩ khác, họ trưởng thành qua những năm tháng bi hùng của đất nước. Họ được học, họ thông hiểu, họ mãi là thần tượng của công chúng yêu nghệ thuật. Họ góp cho đất nước này, “Đất nước nhân dân”.
3. Năng khiếu, lĩnh vực nào cũng cần, với nghệ sĩ đó là điểm tựa để họ bay cao ngời ngợi, hơn cả việc Newton “cân Trái Đất”. Sự bổ trợ của công nghệ 4.0, hào quang người nghệ sĩ tăng lên nhiều lần làm say lòng công chúng. Từ sân khấu đến đời thường, số nghệ sĩ tiếng tăm chỉ bước qua chiếc cầu vàng, mang đến cho họ giàu sang “toàn diện”. Trui rèn nghề nghiệp dường như chỉ tập để diễn, còn đạo đức nghề nghiệp - chủ thể mặc định gán cho mình? Sự xô ngã ấy, mà một trong những hệ quả tiêu cực là chia sẻ trần trụi, nông cạn. Thật buồn cười, có nghệ sĩ sai mười mươi, vậy mà lúc trần tình lại đậm nét tự đắc, kém hiểu biết! Sách răn đạo đức công dân luôn cần cho cả hai phía, tuyệt nhiên không thể có ứng xử kiểu “anh em ngoài xã hội”.
4. Đơn vị quản lý, thiết nghĩ, nghệ sĩ càng tiếng tăm càng phải chiêu mộ chuyên gia giỏi để tư vấn. Được vậy, nghệ sĩ tôn lên cao hơn, giá trị họ tạo ra cho công chúng bền vững. Nét đẹp chân, thiện, mỹ - nghệ sĩ góp phần - vật chất nào sánh bằng?
Biệt thự triệu đô, nhà thờ tổ “nghề” trăm tỷ, chẳng ý nghĩa khi chủ sở hữu trống rỗng về văn hóa.
Cách đây không lâu, có nghệ sĩ tiếng tăm đến tận nhà người làm tổn thương mình cùng với luật sư để làm việc, đó là cách làm khôn ngoan. Suy rộng ra, nghệ sĩ lúc tương tác với công chúng (trực tiếp, trực tuyến) cần có cố vấn pháp lý, truyền thông và trên các lĩnh vực khác.
5. Các đoàn thể, các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan lĩnh vực nghệ thuật nên có ủy ban giám sát đạo đức trên cơ sở tiêu chuẩn, tiêu chí có tính giáo dục sâu sắc và phù hợp với thời công nghệ số. Nghệ sĩ phải biết đâu là giới hạn phát ngôn của mình với công chúng. Nếu xé rào, họ phải được xử lý nghiêm khắc. Tiền cát-xê một bài hát có thể hơn trăm triệu đồng, phát ngôn gây tác hại, phạt tương xứng. Mạnh hơn là rút giấy phép biểu diễn, thu hồi các danh hiệu được trao, buộc học lại các quy định về đạo đức nghệ sĩ. Tự do ngôn luận, đối với nghệ sĩ nói riêng, cần chế tài bằng luật, nghị định, nhằm bảo đảm đời sống tinh thần cho mọi người được tự do đúng nghĩa.
6. Mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, sự thúc đẩy lẫn nhau - một quy luật. Nghệ sĩ, sống cho mình - đúng, nhưng trên tất cả đó là cống hiến không ngừng nghỉ cho cuộc sống tốt lành. Nghệ thuật, xét về tác dụng hấp dẫn, rộng về không gian, dài về thời gian, đa dạng và sâu sắc hiệu ứng tâm lý. Đó là quyền lực mà nghệ thuật thông qua nghệ sĩ trao quyền, quyền lực trên bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải được kiểm soát.
Hệ thống chính trị tạo ra “lồng” cơ chế để kiểm soát. Công chúng hiểu đầy đủ về chiếc lồng thiên la địa võng ấy, vừa tạo ra khung trời êm ả để nuôi dưỡng tài năng nghệ thuật, vừa để nhốt vào lồng khi cần thiết, chẳng hạn, nghệ sĩ lộng ngôn! Nghệ sĩ càng tài năng, luật pháp càng nhạy bén, công chúng yêu nghệ thuật càng thông thái.
Hơn lúc nào hết, nghệ sĩ phải nhận thức và hành động đầy đủ, rằng - học nói, học viết... rồi hãy “hát”!
Bạn đọc Vũ Trang(B’Lao, Lâm Đồng)
>>> Mời quý độc giả xem video: Xinh và đáng yêu như 4 nàng hot girl này thì không đông fan mới lạ.

Nguồn: YAN

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ưu tiên bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân

"Chúng ta phải ưu tiên trên hết việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân... phải đảm bảo hệ thống y tế hoạt động hiệu quả, không bị quá tải" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ưu tiên bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân
Giãn cách xã hội 19 tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17/7/2021 về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 tại một số địa phương.

Quán cà phê bị đóng cửa vì dịch còn bị trộm đột nhập cắt camera, vét đồ

Trộm đột nhập vào quán cà phê trên đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, TP.HCM, rồi lấy đi nhiều tài sản giá trị.

Quán cà phê bị đóng cửa vì dịch còn bị trộm đột nhập cắt camera, vét đồ

Ngày 17-7, Công an phường 7, quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết đã lập hồ sơ về vụ trộm cắp trên địa bàn, chuyển lên cơ quan CSĐT Công an quận Gò Vấp điều tra theo thẩm quyền.

Theo tìm hiểu, vụ trộm xảy ra tại quán cà phê MC. trên đường Lê Đức Thọ (phường 7, quận Gò Vấp) và được camer an ninh ghi lại.

Ba ưu tiên khi áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam

Ngay sau khi Thủ tướng ban hành công văn đồng ý áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh thành phía Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh 3 ưu tiên tại khu vực này.
 

Ba ưu tiên khi áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam
Tại cuộc họp với một số bộ, ngành về công tác chuẩn bị triển khai văn bản về việc áp dụng Chỉ thị 16 thêm 16 tỉnh phía Nam (văn bản số 969/TTg-KGVX) vào chiều 17-7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cho biết hơn 1 năm qua, toàn thể nhân dân, hệ thống chính trị đã chung sức, đồng lòng chống dịch Covid-19.

Đọc nhiều nhất

Tin mới