Nghề bất động sản: Thời khó, “ông lớn” giảm gần 4.500 nhân viên

Tình trạng cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp bất động sản vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2023. Không ít công ty bất động sản lớn trên thị trường giảm cả nghìn nhân viên.

Làn sóng giảm nhân sự bất động sản vẫn tiếp tục
Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý IV/2023 và cả năm 2023. Theo đó, các doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn trong năm vừa qua.
Báo cáo dẫn chứng số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới chỉ có 4.725 doanh nghiệp, giảm 45,01% so với năm 2022. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 1.286 (tăng 7,7%) và 3.705 (tăng 47,4%) so với năm trước.
Bộ Xây dựng nêu ra một số khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp bất động sản vẫn phải đối mặt như khó khăn, vướng mắc về pháp lý dự án. Ngoài ra cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ cũng đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản.
Đặc biệt trong năm vừa qua, các doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng. Các đơn vị hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án (phải giãn tiến độ, dừng triển khai). Khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023.
Trước bối cảnh khó khăn kéo dài, nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải cắt giảm nhân sự để tiết giảm chi phí. Bộ Xây dựng cho biết tình trạng cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp vẫn đang diễn ra không chỉ đối với đơn vị nhỏ mà cả các công ty bất động sản lớn trên thị trường.
Số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán cũng khắc họa rõ vấn đề này. Tại thời điểm ngày 30/9/2023, nhiều ông lớn bất động sản giảm hàng nghìn lao động.
Ví dụ như Công ty cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) giảm 1.860 lao động so với cùng thời điểm năm 2022. Công ty cổ phần Tập đoàn địa ốc No Va (Novaland - mã chứng khoán: NVL) giảm 749 lao động sau 1 năm. Số lượng lao động của Novaland thậm chí còn thấp nhất trong 7 năm.
Cá biệt có trường hợp của Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) giảm 4.480 nhân sự so với thời điểm 30/9/2022.
Một số công ty khác như tình hình bớt khốc liệt hơn như Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) giảm 10 lao động, Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (mã chứng khoán: KDH) giảm 45 lao động.
Nghe bat dong san: Thoi kho, “ong lon” giam gan 4.500 nhan vien
 
Xoay xở đủ nghề để tồn tại
Số liệu do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam công bố hồi tháng 12/2023 cho biết đã có đến 70% môi giới bất động sản chuyển nghề hoặc rời bỏ ngành trong thời gian gần đây.
Số lượng môi giới bất động sản trước đây đạt khoảng 300.000 người, đến thời điểm cuối năm ngoái chỉ còn khoảng 100.000 người. Nhiều người nghỉ việc vì thu nhập không còn đủ trang trải so với trước đây hoặc do doanh nghiệp sa thải, dừng hoạt động. Phần nhiều trong số này là những người mới vào nghề.
Từ cuối năm 2022, chị Hồng Đức (sinh năm 1995) đã nghỉ công việc môi giới bất động sản tại một khu đô thị lớn phía Đông Hà Nội để chuyển sang làm nhân viên kinh doanh cho một trung tâm tiếng Anh trong nội đô.
Chị Đức cho biết lý do nghỉ công việc bất động sản do công việc kinh doanh gặp khó. Chủ đầu tư không còn phát triển dự án tại Hà Nội mà chuyển sang các tỉnh thành khác khá xa. Khi thị trường sôi động, dù là người mới nhưng thu nhập trung bình của chị cũng ở mức 30 triệu đồng/tháng. Những tháng cuối năm 2022, thu nhập chị chỉ còn ở mức trên dưới 10 triệu đồng.
Thu nhập hiện tại của chị khi làm việc cho trung tâm tiếng Anh ở mức từ 15-25 triệu đồng/tháng tùy vào doanh số đạt được. Chị cho biết không có ý định quay lại nghề môi giới bất động sản.
Khác với chị Đức, anh Lê Văn Ly (sinh năm 1989) đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường cho biết vẫn kiên trì bám trụ vì yêu nghề. Anh nói so với thời kỳ đỉnh cao từng kiếm 200-300 triệu đồng/tháng hiện thu nhập đã giảm tới 7 lần. Số lượng môi giới tại đơn vị anh đang công tác giảm từ 70 người xuống còn 7 người.
Anh nêu nguồn thu nhập từ nghề bất động sản hiện tại chủ yếu đến từ chuyển nhượng bất động sản hoặc môi giới cho thuê. Để nâng cao thu nhập, anh làm thêm nhiều nghề tay trái như kinh doanh cà phê, bán trầm hương hay đồ trang trí nội thất.
Nam nhân viên môi giới này nói đã từng ngấm đòn từ cuộc khủng hoảng bất động sản lần trước nên có kinh nghiệm cũng như niềm tin thị trường rồi sẽ sôi động trở lại. Lúc này những người bám trụ được như anh sẽ có nhiều cơ hội hơn hẳn hơn so với người mới vào nghề.
Nhiều chuyên gia cho biết, đội ngũ môi giới còn hoạt động là những người yêu nghề, quyết tâm theo nghề đến cùng. Đây được xem là cơ chế đào thải tự nhiên của thị trường, chỉ có môi giới chuyên nghiệp, có nội lực, tích lũy, uy tín mới có thể tồn tại được.

Doanh nghiệp bất động sản trước gánh nặng đáo hạn trái phiếu năm 2023

Trong năm 2023, sẽ có khoảng 289.819 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong đó, số lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn rơi vào khoảng hơn 119.000 tỷ đồng.

Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) vừa có báo cáo cho biết, trong năm 2022, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ tổng cộng 244.565 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm ngân hàng hiện vẫn dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt 136.772 tỷ đồng, tương đương 53,6% tổng giá trị phát hành. Nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với 51.979 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,4% (giảm gần 76% so với cùng kỳ năm ngoái).

1200 doanh nghiệp BĐS giải thể, “chết trên đống tài sản”, vì đâu?

Gần 1200 doanh nghiệp BĐS giải thể cho thấy năm 2022 là năm “khó khăn khắc nghiệt nhất”. Hiện nhiều doanh nghiệp BĐS thiếu tiền mặt, thiếu thanh khoản…có thể “chết trên đống tài sản”. Đâu là nguyên nhân?

Gần 1200 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong năm 2022. Con số này được Tổng cục Thống kê nêu trong báo cáo mới đây, tăng 38,7% so với năm 2021. Đây cũng là con số cho thấy, năm 2022 là năm khó khăn khắc nghiệt nhất đối với các doanh nghiệp BĐS.
1200 doanh nghiep BDS giai the, “chet tren dong tai san”, vi dau?
Ảnh minh họa 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.