Ảnh minh họa. |
Trẻ con không phải là “người chết”
(Kienthuc.net.vn) - Chỉ có người chết mới “không hét to”, “không nghịch nước”, “không đánh em”… Đừng bảo trẻ làm những điều mà người chết có thể làm là một quy tắc trong tâm lý học trong việc thay đổi những hành vi không mong muốn ở trẻ em.
Quy tắc người chết, người sống
Tôi từng học về "quy tắc người chết” (dead person rule) trong một khóa học về thay đổi hành vi của một chuyên gia người Mỹ. Nội dung của quy tắc này là đừng bao giờ đề nghị người khác làm điều gì đó mà một người chết cũng làm được.
Chồng là... cục nhớt di động
Có nằm mơ mình cũng không nghĩ ra được chồng mình là gã lười. Sau khi cưới, anh hiện nguyên hình là một... cục nhớt di động.
Có nằm mơ mình cũng không nghĩ ra được chồng mình là gã lười. Bởi lúc cưa cẩm, hẹn hò nhau, dù nắng gió hay mưa bão, anh luôn xuất hiện đúng giờ với phong cách lịch lãm nhất. Ngoài ra, mỗi khi đến nhà mình chơi, thấy cái gì hư đều xắn tay áo lên sửa, thấy bố mình làm gì cũng hăng hái làm phụ. Ai nấy đều tấm tắc khen, sao mày trói được thằng này hay quá vậy, đời giờ hiếm thằng siêng năng, chịu khó. Mình nghe mà phổng mũi.
Đó là chuyện xa lơ xa lắc, còn hiện tại chồng mình đã hiện nguyên hình là một... cục nhớt di động. Lúc mới cưới, chồng còn “hiền” nên dù rất lười nhưng nghe vợ nhắc khẽ là lập tức đứng dậy làm ngay. Còn bây giờ, vợ nhắc, vợ hò hét lạc cả giọng, chồng vẫn nằm ỳ, không làm.
Đầu tiên là chuyện quần áo của chồng. Nếu không nhắc thì chồng vẫn vô tư mặc lại đồ cũ. Có lần mình thử không thèm nói gì để xem chồng sẽ mặc bộ đồ bao nhiêu ngày. Nhưng cuối cùng mình phải chịu thua vì đến ngày thứ ba thì chiếc quần bốc mùi không chịu được. Thế là dù chồng cố cãi, trong công ty có ai nhăn mũi như em đâu, mình vẫn dứt khoát bắt chồng bỏ bộ đồ “sạch” ấy vào máy giặt.
Ảnh minh họa. |
Lại còn thêm cái tính bạ đâu quăng đó của chồng nhiều khi làm mình phát hoảng. Hai vợ chồng chưa đủ điều kiện ra riêng, đang phải sống chung với bố mẹ chồng và nhỏ em gái. Nhà thì bé tí, ra vào đụng nhau, thế mà chồng vô tư như chốn không người, đi làm thì thôi, về đến nhà là quăng giày một nơi, vớ một nẻo. Chồng còn thường treo quần nhỏ tơ hơ trong nhà tắm. Mỗi khi mình nhắc khéo, em gái lớn rồi đấy nhớ để ý một chút, chồng nhăn mặt, tỏ vẻ như vợ chỉ chăm chăm để ý những chuyện nhỏ nhặt.
Bực nhất vẫn là chuyện lười tắm. Không ngày nào là mình không nhắc chồng đi tắm. Lần nào cũng như lần nấy, chồng viện đủ mọi lý do để khất hẹn, nào là anh đang mệt, nào là anh phải soạn cho xong hợp đồng, nào là phim đang đến hồi gay cấn...
Rồi thì quạt máy hư, cống nghẹt, bóng đèn hỏng, chồng luôn bình tĩnh nói “từ từ anh sửa”. Và cái “từ từ” của anh kéo dài cho đến khi cả nhà không thể chờ và đành gọi thợ đến sửa. Dần dà, việc nào làm được mọi người đều tự làm, không ai có suy nghĩ “để dành” cho chồng.
Không biết bao nhiêu lần vợ chồng mình gây gổ, giận hờn vì những chuyện tưởng chừng bé xíu. Mọi vấn đề luôn là chuyện nhỏ với chồng nhưng với mình nó không hề nhỏ. Mình vẫn còn yêu chồng nhiều, đủ để tạm quên cái tính lười của chồng dù nó làm mình chán ngán. Nhưng thỉnh thoảng mình vẫn nghĩ, nếu vài năm nữa khả năng chịu đựng của mình giảm sút, chồng vẫn không thay đổi, hai đứa kéo nhau ra tòa ly hôn thì không biết sẽ nói lý do gì cho đỡ… xấu hổ.