Nghệ An: Công trình không phép trên đất “vàng" KĐT Nam Lê Lợi

Được giao gần 10.000m2 đất “vàng” tại Khu đô thị Nam Lê Lợi, UBND phường Lê Lợi, TP Vinh đã tự ý “liên kết” với nhân viên Đội quy tắc đô thị của phường xây dựng hàng loạt công trình không phép.

Nghệ An: Công trình không phép trên đất “vàng" KĐT Nam Lê Lợi
Việc xây dựng trái phép, không đúng quy trình, thủ tục này đã “băm nát” khu đất được quy hoạch làm các công trình công cộng .UBND phường Lê Lợi là cơ quan nhà nước nhưng lại không tuân theo các quy định pháp luật khiến người dân trên địa bàn bức xúc.
Sự việc sai phạm xảy ra nhiều tháng qua, được người dân phản ánh, tố giác nhưng đến nay UBND TP Vinh vẫn đang loay hoay xử lý.
Nghe An: Cong trinh khong phep tren dat “vang
 Khu đất rộng 5.000m2 được lãnh đạo phường Lê Lợi giao cho cấp dưới của mình xây dựng hàng loạt công trình không phép.
Băm nát đất "vàng"
Khu Đô thị Nam Lê Lợi do công ty Cổ phần xây dựng địa ốc Bến Thành (gọi tắt Cty Bến Thành) làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 418/QĐ.UBND-XD ngày 26/01/2016.
Theo đó, đất xây dựng khu tái định cư (tổng cộng 20 lô) là 2.012,35m2; đất xây dựng khu ở mới (tổng cộng 356 lô bao gồm đất xây dựng nhà ở biệt thự, đất xây dựng nhà ở liền kề, đất xây dựng giao thông, mương) có diện tích 80.674,42m2; đất xây dựng các công trình công cộng (nhà văn hóa, đất cây xanh, khu thể dục thể thao, đất mở rộng trường tiểu học và trung học cơ sở Lê Lợi) có tổng diện tích 9.943,20m2.
Tháng 4/2018, Cty Bến Thành đã hoàn thành 100% việc chi trả tiền bồi thường GPMB cho các hộ dân cũng như kinh phí hoạt động bồi thường với tổng số tiền lên đến hơn 39 tỉ đồng.
Sau khi bồi thường, giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Vào khoảng đầu tháng 8/2018, các hạng mục này hoàn thành được kiểm tra, nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Nghe An: Cong trinh khong phep tren dat “vang
 Lãnh đạo phường Lê Lợi “ngầm” giao đất cho nhân viên cấp dưới đầu tư xây dựng thu lợi.
Ngày 10/8/2018, tại hiện trường khu đất thuộc dự án Khu đô thị Nam Lê Lợi, Cty Bến Thành đã tiến hành bàn giao phần đất thuộc hạng mục xây dựng công trình công cộng cho UBND phường Lê Lợi quản lý gồm: đất mở rộng trường tiểu học Lê Lợi 2.700,10m2, đất xây dựng nhà văn hóa (2 nhà) 2.246,20 m2, đất xây dựng cây xanh, khu TDTT 4.996,90 m2.
Tổng cộng 3 khu đất này có diện tích 9.943,20 m2. Hiện nay phần diện tích mở rộng trường tiểu học, trung học cơ sở Lê Lợi đã được xây dựng, 2 nhà văn hóa thì vẫn “án binh bất động”, riêng gần 5.000 m2 đất xây dựng hạng mục cây xanh, TDTT bị UBND phường Lê Lợi “liên kết” với một nhân viên Đội Quy tắc đô thị của phường này tự ý xây dựng hàng loạt công trình không phép.
“Xã hội hóa” hay lợi ích nhóm?
Theo nguồn tin mà chúng tôi thu thập được thì sau khi tiếp nhận khu đất vàng gần 5.000 m2 (đã trừ đất xây dựng trường học và nhà văn hóa), UBND phường Lê Lợi mà đứng đầu là ông Thái Giáp Vinh – chủ tịch phường đã giao cho ông Nguyễn Đình Sơn – nhân viên Đội quy tắc đô thị của phường này tiến hành xây dựng một nhà điều hành, hai sân bóng nhân tạo, một sân bóng chuyền rộng hàng ngàn m2.
Tính đến thời điểm này, các công trình trên đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Không dừng lại ở đó, hiện nay ông Nguyễn Đình Sơn còn tiếp tục đào múc, đổ trụ xây dựng một bể bơi có diện tích hàng trăm m2.
Thực ra nói là “liên kết”, “xã hội hóa” nhưng hiện nay trên giấy tờ pháp lý hay các văn bản, chưa thể hiện bất cứ một dòng nào là UBND phường Lê Lợi đã ký hợp đồng giao khu đất vàng này cho ông Nguyễn Đình Sơn đứng ra xây dựng nhà điều hành, hai sân bóng nhân tạo, hồ bơi.
Nghe An: Cong trinh khong phep tren dat “vang
 Chưa dừng lại ở việc xây dựng nhà điều hành và 2 sân bóng đá nhân tạo, sân bóng chuyền rộng hàng ngàn m2, hiện nay ông Sơn còn cho xây dựng một bể bơi không phép.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ Đội QLTTĐT TP Vinh cho biết: Sai phạm xảy ra đã rõ ràng nhưng bây giờ không thể xử phạt được ông Nguyễn Đình Sơn mà chỉ xử phạt được hành vi xây dựng trái phép của UBND phường Lê Lợi. Trên các giấy tờ, văn bản pháp luật chưa thể hiện khu đất này đã được giao cho ông Sơn nên không thể xử phạt được cá nhân.
Anh L.V.T, một người dân ở phường Lê Lợi bức xúc: Khu đất được giao để xây dựng các công trình công cộng phục vụ nhân trong phường nhưng lại “ngầm” giao cho cấp dưới đầu tư, sử dụng, thu lợi trái phép. Chúng tôi muốn vào chơi thì phải bỏ tiền ra chứ làm gì có chuyện miễn phí. Chưa kể UBND phường Lê Lợi là cơ quan nhà nước thực thi pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật, xây dưng hàng loạt công trình trái phép.
Trao đổi với chúng tôi, ông Thái Giáp Vinh thừa nhận các công trình trên chưa có giấy phép xây dựng; hồ sơ, thủ tục đang “nằm” trên phòng QLĐT thành phố, chưa được ký duyệt. Khi được hỏi vì sao không làm xong thủ tục pháp lý rồi tiến hành làm thì ông Vinh biện minh: Do yêu cầu bức thiết cần các công trình công cộng để phục vụ nhân dân trong các dịp lễ tết, hội họp nên chúng tôi thống nhất cho nhà đầu tư làm. Kinh phí của phường không có nên kêu gọi “xã hội hóa. Tất cả các hoạt động của phường trên khu thể dục thể thao đó chủ đầu tư không được thu tiền.
Khi được hỏi vì sao không công khai đấu thầu hay minh bạch trong việc cho thuê khu đất có giá trị cao, lại giao cho cấp dưới đầu tư thu lợi thì ông Vinh cho rằng: Do anh Nguyễn Đình Sơn đã bỏ ra 250 triệu đồng đền bù cho ông L.V.A tiền đất canh tác nên phường cho anh này thuê lại. Tuy nhiên khi chúng tôi muốn xem giấy tờ đền bù, nhận tiền của hai bên thì ông Vinh từ chối. Rất nhiều lần sau đó chúng tôi điện thoại cũng như trực tiếp lên gặp ông Vinh để được xem giấy tờ pháp lý ký kết giữa phường Lê Lợi với chủ đầu tư là ông Nguyễn Đình Sơn nhưng bất thành.
Nghe An: Cong trinh khong phep tren dat “vang
 Dù được giao phụ trách địa bàn nhưng nhiều cán bộ, nhân viên của Đội QLTTĐT TP Vinh “vẫn không phát hiện được” công trình xây dựng trái phép cho đến khi được người dân tố giác?!
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Cty CPXD địa ốc Bến Thành – chủ đầu tư Khu đô thị Nam Lê Lợi cho biết: Chúng tôi đã đền bù giải phóng mặt bằng 100% cho các hộ dân, không có chuyện UBND phường Lê Lợi hay nhà đầu tư nào đó bỏ tiền ra đền bù cho dân cả".
Vị lãnh đạo DN này khẳng định: "Biên bản bàn giao đất vào ngày 10/8/2018 thể hiện đất đã được đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, có nghĩa là “đất sạch” mới giao cho phường Lê Lợi quản lý".
Còn ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND TP Vinh cho biết đã nắm bắt sự việc và chỉ đạo các phòng ban kiểm tra, xử lý sớm. Khi có kết quả sẽ thông tin đến người dân, báo chí.

Hơn 10 tỷ đồng căn nhà không phép giữa Thủ đô

Sau khi dự án cống hóa mương Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) được hoàn thành với việc làm đường và vỉa hè rộng sạch đẹp kéo theo giá đất, thuê mặt bằng khu nhà xây không phép ở đây tăng chóng mặt. 

Hơn 10 tỷ đồng căn nhà không phép giữa Thủ đô

Hà Nội huy động hơn 100 người tháo dỡ công trình trái phép trên 'đất vàng'

(Kiến Thức) -Máy xúc và lực lượng chức năng của 5 phường trên địa bàn quận Ba Đình được huy động để cưỡng chế công trình sai phạm.

Hà Nội huy động hơn 100 người tháo dỡ công trình trái phép trên 'đất vàng'

Từ 7h ngày 28/6, lực lượng chức năng đã có mặt ở khu vực công trình sai phạm trên dự án công hóa mương Phan Kế Bính (Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) để tháo dỡ một số công trình xây trái phép tại đây.

“Chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng của phường Cống Vị và bốn phường giáp ranh với hơn 100 người tham gia cưỡng chế”, ông Nghiêm Đức Hùng - Trưởng phòng văn hóa thông tin quận Ba Đình cho biết.

Cơ quan chức năng phong tỏa đường Phan Kế Bính để tiến hành cưỡng chế. Ảnh: Gia Chính

Cơ quan chức năng phong tỏa đường Phan Kế Bính để tiến hành cưỡng chế. Ảnh:Gia Chính

Mọi ngả đường vào khu vực cưỡng chế dài hơn 100 m đều được phong tỏa, các hộ kinh doanh ở khu vực đối diện được yêu cầu tạm ngừng hoạt động. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đứng quan sát sự việc.

Sau khi đại diện UBND quận Ba Đình đọc quyết định cưỡng chế, hai chiếc máy xúc cùng nhiều công nhân bắt đầu tiến hành công việc tháo dỡ. Đại diện quận Ba Đình cho hay, trong lần cưỡng chế này, quận sẽ tháo dỡ công trình không phép tại ô số 3 của dự án, bao gồm: Khu vực nhà không phép tiếp giáp phố Nguyễn Văn Ngọc; khu vực kinh doanh siêu thị, kinh doanh Spa và văn phòng của doanh nghiệp...

Các công trình không phép được quận Ba Đình tiến hành cưỡng chế trước. Ảnh: Gia Chính

Các công trình không phép bịquận Ba Đình tiến hành cưỡng chế. Ảnh:Gia Chính

"Chúng tôi tháo dỡ các công trình không phép trước, còn những công trình sai phép thì quận sẽ có kế hoạch cụ thể trong thời gian tới”, ông Nghiêm Đức Hùng nói.

Trước đó ngày 26/6, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết đã tiếp nhận đơn kiện Chủ tịch UBND quận Ba Đình của Công ty cổ phần Đa quốc gia.

Quận Ba Đình tiến hành cưỡng chế trong sự phản đối của Công ty Cổ phần Đa Quốc Gia. Ảnh: Gia Chính

Quận Ba Đình huy động máy xúctiến hành cưỡng chế. Ảnh:Gia Chính

Bà Nguyễn Thị Hường (Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đa quốc gia) cho biết, doanh nghiệp có đủ giấy tờ để khẳng định việc sử dụng đất là đúng mục đích với giấy phép đã được cấp, do vậy "nếu như quận Ba Đình cưỡng chế thì chúng tôi sẽ tiến hành các động thái để bảo quyền lợi của mình”.

Cận cảnh công trình siêu “khủng” không phép trong di sản Tràng An

(Kiến Thức) - Mặc dù không được cấp phép và nhiều lần bị chính quyền đề nghị dừng thi công nhưng công trình “khủng” xâm phạm quần thể danh thắng Tràng An này vẫn tiếp tục được hoàn thành.

Cận cảnh công trình siêu “khủng” không phép trong di sản Tràng An
Khu du lịch Tràng An cổ, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Ảnh: N.T/Lao động.
Khu du lịch Tràng An cổ, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Ảnh: N.T/Lao động. 
Nằm cách Khu danh thắng Tràng An chừng 2km, đây là một danh thắng mang trong mình nhiều dấu ấn lịch sử, văn hóa ở Cố đô, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của vua Đinh Bộ Lĩnh. Ảnh: Vietnamnet.
Nằm cách Khu danh thắng Tràng An chừng 2km, đây là một danh thắng mang trong mình nhiều dấu ấn lịch sử, văn hóa ở Cố đô, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của vua Đinh Bộ Lĩnh. Ảnh: Vietnamnet.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.