Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?

Việc thắp hương trong gia đình, ở đền, chùa... vốn là truyền thống, tín ngưỡng của người dân Việt. Nhiều gia đình 3 ngày Tết thắp hương liên tục, theo các chuyên gia tâm linh điều này là sai lầm.

Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?
Nhiều gia đình hiện nay vẫn có thói quen trong những ngày Tết thắp hương liên tục. Nhiều khi hương tắt lại châm tiếp với mong muốn lúc nào gian thờ cũng được ấm cúng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh (Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD), như vậy là không đúng. Trong các ngày Tết mọi người không nên thắp hương nhiều, liên tục.
Theo ông Linh, chỉ thắp khi cúng dường như lúc chuẩn bị xong mâm cỗ tất niên, mâm cúng giao thừa, thắp lại lần nữa đúng khi chuyển giao năm mới.
Thắp hương hay khấn liên tục là điều không tốt chỉ gây "phiền nhiễu" cho gia tiên, nhất là khi đồ cúng vẫn giữ nguyên không có bổ sung mới. Điều này đồng nghĩa việc "mời" gia tiên về "ăn đi ăn lại"", tỏ rõ thái độ không thành tâm và coi thường của gia đình.
Thắp hương hay khấn liên tục trong những ngày Tết là điều không nên.
Thắp hương hay khấn liên tục trong những ngày Tết là điều không nên. 
Theo các nhà tâm linh, mọi người chỉ nên thắp trước khi vào cúng và mỗi bát hương chỉ thắp một nén là đủ. Ngoài ra, có thể sử dụng hương vòng để duy trì sự cháy liên tục của hương trên bàn thờ trong những ngày tết hoặc ngày lễ giỗ.
Nếu muốn đốt hương vòng trên ban thờ để có không khí ấm áp ngày Tết, người dân nên đặt hương vòng trong đĩa và đốt ở ngoài bát hương. Như thế sẽ không động bát hương, còn dễ làm sạch ban thờ.
Khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi hay ăn mặc luộm thuộm… Khi khấn cần phải liền mạch, không ngắt quãng theo kiểu đang khấn bỏ dở chuyển sang sắp đồ lễ hay làm việc gì đó. Cần thành tâm để cúng, khấn nhằm thể hiện sự tôn trọng với thần linh, tổ tiên, ông bà.
Nhiều người còn băn khoăn về việc nên thắp hương mấy nén thì đúng? Theo quan niệm của Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng cần thiết, gồm: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực. Có một số ý kiến khác nhau về số nén hương cần dâng, nhưng người Việt khi thắp nhang thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên.
Trong thuyết âm dương lưỡng hợp, số lẻ tượng trưng cho cõi dương, số chẵn tượng trưng cho cõi âm. Việc một lúc châm cả bó hương cúng là không cần thiết, mùi khói quá nồng sẽ khiến không khí bị ô nhiễm
Việc thắp 1 hay 3, 5, 7, 9,... nén hương đều giống nhau, không khác nhau về ý nghĩa. Thắp hương nhiều hay ít không quan trọng là chủ yếu xuất phát từ cái tâm của con người, chỉ cần tâm hướng Phật. Các chùa hiện nay cũng khuyến khích Phật tử chỉ nên thắp 1 nén nhằm tránh hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường với những người xung quanh.
Một nén hương gọi là tâm hương. Tuy chỉ 1 nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương: giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng); định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu); tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương); tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ); giải thoát hương (giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi)./.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi đến chùa thắp hương

(Kiến Thức) - Đầu xuân đến chùa thắp hương lễ Phật cầu phúc là một tập quán của người dân Á Đông. Tuy nhiên có một số điều lưu ý mà không phải ai cũng biết.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi đến chùa thắp hương
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong
 Trong tiết xuân, mọi người đều đi đến đền chùa miếu mạo để thắp hương cầu cúng. Tuy có người nói rằng trong tâm có phật không cần hương khói câu nệ hình thức nhưng đối với nhiều người, việc thắp hương ở đền chùa trong ngày xuân còn rất nhiều điều phải bàn. Có một số sai lầm chẳng những khiến người khác coi thường mà còn ảnh hưởng đến vận khí của mình trong cả năm.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-2
 Bất cứ đền chùa nào cũng đều có cổng tam quan để cho mọi người ra vào. Những khách hành hương thông thường nên đi ở hai cửa nhỏ hai bên, cửa lớn ở giữa là “không môn” chỉ những người xuất gia mới có thể ra vào.

Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-3
 Khi đi vào trong đền chùa, nên tuân theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu” tức là nam đi cổng bên trái, nữ cổng bên phải. Khi đi vào bên trong không được đạp lên ngưỡng cửa, bước chân qua ngưỡng càng dài càng tốt.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-4
 Trong việc thắp hương cũng có những ý nghĩa cần chú ý. Nếu thắp 3 nén là cầu phúc cho bản thân. Nếu thắp 6 nén là cầu phúc cho 2 đời, thắp 9 nén là cầu phúc cho 3 đời, thắp 13 nén (thường là hương to) tức là ý nghĩa công đức viên mãn.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-5
Khi thắp hương, trước tiên châm lửa đốt hương sau đó giữ hương thì tay trái ở trên, tay phải ở dưới. Lúc bái Phật, trước hết thắp hương rồi khấu đầu, đưa hương cao qua đỉnh đầu mà vái. 
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-6
 Về động tác bái Phật. Trong chùa miếu, thần Phật rất nhiều, lúc bái phật cần xoay người thuận theo chiều kim đồng hồ mà vái. Khi ở trong chùa miếu tuyệt đối không được nói chuyện to tiếng hoặc lấy tay chỉ vào tượng Phật. Các bồ đoàn ở trước mặt tượng Phật không được phép trực tiếp nhảy qua, bước qua.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-7
 Đi đến chùa lễ Phật, tuyệt đối đừng dùng lễ để hoàn nguyện. Chẳng hạn như khi đi đến đạo quán đền miếu để cầu xin mà sau đó nguyện vọng thành công thì bạn phải đến đó hoàn nguyện (như là lễ tạ) nhưng ở chùa thì chớ nên. Thay vào đó, bạn nên thành tâm hứa nguyện làm những việc tốt, dùng phương thức phát nguyện đó để xúc tiến nguyện vọng ban đầu của mình.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-8
 Ở chùa mua hương hỏa hoặc vật phẩm cát tường, đừng nên trực tiếp nói mua, nên nói là “thỉnh”. Lúc đốt hương, tốt nhất là dùng bật lửa của mình mà đốt. Nếu lửa từ nắm hương cháy quá to thì nên cầm nắm hương phẩy cho tắt lửa chứ không nên dùng miệng thổi.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-9
 Thắp hương ở chùa, thường thường 3 nén là đủ rồi, có thể nói là vạn Phật một lư hương, tâm thành tất có linh. Ở trước các Phật đường khác, chỉ cần hai tay chắp lại vái 3 vái là được. Phụ nữ đến tháng không nên đến chùa thắp hương.

Chọn ngày tốt “bốc lại bát hương” ngày cuối năm thế nào cho chuẩn?

Nên chọn ngày để bốc bát hương điều ấy mang lại phúc khí để gia đình đón một năm mới tấn tài tấn lộc. 

Chọn ngày tốt “bốc lại bát hương” ngày cuối năm thế nào cho chuẩn?
Năm nay ngày 10, 14, 16, 17, 20, 21 tháng Chạp (âm lịch) phù hợp để thay bát hương mới cho gia đình chuẩn bị đón Tết.
Trong Phật giáo, bát nhang (bát hương) là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình. Đó là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.

9 nguyên tắc chuyển nhà đầu năm giúp gia chủ phát ầm ầm

(Kiến Thức) - Nếu có cơ hội chuyển đến căn nhà mới đúng vào dịp năm mới hãy tham khảo các bí quyết phong thủy chuyển nhà sau để giúp vượng gia vận.

9 nguyên tắc chuyển nhà đầu năm giúp gia chủ phát ầm ầm
9 nguyen tac chuyen nha dau nam giup gia chu phat am am

Năm cũ sắp qua, năm mới đang đến rất gần, đây cũng là thời điểm nhiều người chuyển sang nhà mới để chuẩn bị đón Tết. Nếu ai chuyển nhà trong đầu năm mới nên tham khảo các chú ý trong phong thủy chuyển nhà sau  để giúp ngôi nhà mới của bạn vừa là mái ấm hoàn hảo vừa vượng vận thế. Nguồn ảnh: Baidu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới