Ngày lễ Phật đản: Việc nên làm và kiêng kỵ khi thờ Phật tại gia

Ngày 29/5/2018 dương lịch chính là ngày 15/4 âm lịch, là ngày diễn ra Đại Lễ Phật Đản.

Việc thờ cúng Phật tại nhà ngày nay không chỉ dành cho những người theo Phật giáo mà còn cho những người thành tâm hướng Phật, mong muốn có được cuộc sống an nhàn, bình yên, may mắn, sức khỏe…
Tuy nhiên, vì Phật rất linh thiêng nên gia chủ cần chú ý đến những điều kiêng kị trong cách thờ cúng để tránh mang tội bất kính với Đức Phật.
Hướng, vị trí đặt bàn thờ Phật
- Về hướng bàn thờ Phật, tốt nhất là quay theo cổng chính của căn nhà hoặc chọn hướng đặt bàn thờ Phật hợp phong thủy nhất theo tư vấn của chuyên gia phong thủy.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa. 

- Bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn bàn thờ Phật, bởi như thế sẽ phạm xung, vì hiểu một cách đơn giản theo dân gian Phật đã đạt được sự giải thoát, là bậc Đại giác, không thể ở thấp hơn chúng sinh. Thực ra chúng sinh cũng là Phật nhưng chưa giác ngộ, làm vậy là để trọng Phật.

- Thờ cúng Phật có thể chọn tranh thờ, nhưng thường dùng tượng phật để nâng cao sự tôn kính khi thờ cúng.

- Những đồ vật trên bàn thờ Phật như bình hoa, chân đèn, đĩa quả,... cần được lau dọn sạch sẽ thường xuyên.

Bài trí tượng Phật cần kiêng kị những gì?

- Không nên đặt tượng trong phòng ngủ, bởi lễ Phật phải uy nghi nghiêm túc. Nơi để bàn thờ Phật cũng vậy, nhà có điều kiện nên để một phòng riêng yên tĩnh, thoáng đãng.

- Không nên mua quá nhiều tượng về nhà, chỉ cần một pho hoặc ảnh Phật là đủ, thành tâm thành ý niệm cầu hằng ngày.

 

- Tượng cũ bị mờ mắt hoặc tay nên tô vẽ, lau chùi lại, vào các ngày rằm và mùng một có thể dùng nước thơm tắm tượng. Nếu tượng hỏng thì thỉnh cầu các tăng rước thỉnh thả sông, thay bằng pho khác, nhờ chuyển lên chùa khai quang cẩn thận, không được tùy tiện vứt bỏ.

- Không được đặt tượng tại những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp, nên đặt tượng trên một chiếc đĩa lót giấy đỏ.

- Nếu tượng Phật không may bị vỡ thì không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại. Vào ngày mùng một đem đốt dưới nắng nhằm tiễn tượng Phật quy vị.

Ngày Lễ Phật Đản nên làm những gì?

Ngày lễ Phật Đản (Vesak) là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật bao gồm: Phật Đản, Vu Lan, Thành đạo. Đây là ngày Đức Phật ra đời, có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, được các tín đồ Phật giáo và dân chúng đón nhận.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.  

Lễ Phật Đản ở Việt Nam thường được tổ chức vào rằm tháng 4 âm lịch. Năm 2018, Đại lễ Phật Đản sẽ được diễn ra vào ngày 29.5 dương lịch.

Vào ngày Phật Đản, theo lời khuyên của nhà Phật, nên lau dọn, vệ sinh nhà cửa tươm tất, sạch sẽ. Bàn thờ Phật cũng phải được lau dọn và trang trí thật đẹp theo cách tiết kiệm nhất. Ngoài ra, nên làm công tác xã hội, bảo vệ môi trường như dọn rác ở khu phố, đường xá. Nên làm từ thiện như quyên góp tiền, gạo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Mãn nhãn ngắm xe hoa mừng lễ Phật Đản

(Kiến Thức) - Hàng chục chiếc xe hoa được các chùa tại Đà Lạt (Lâm Đồng) chuẩn bị kỹ càng để đưa vào diễu hành mừng lễ Phật Đản được tổ chức vào tối 12/5. 

 Tất cả xe hoa của các chùa được tập trung, xuất phát diễu hành từ đầu giờ tối 12/5, trên nhiều tuyến đường của TP Đà Lạt.
Xe hoa của các chùa khi đang gấp rút hoàn thành những công đoạn cuối cùng.
 Xe hoa của các chùa khi đang gấp rút hoàn thành những công đoạn cuối cùng.

Hạnh phúc thay đức Phật ra đời

Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi trên bảy bước có hoa sen đỡ chân. 

Lòng từ bi kết hợp cùng trí tuệ/Thương chúng sinh từ Đâu suất giáng trần/Chốn Ta bà thị hiện tiếng chuông ngân/Ngài thức tỉnh biết bao người giác ngộ.

Niềm vui mùa Phật đản

Như một ước lệ, tháng Tư âm lịch hàng năm đối với người con Phật là mùa mừng Phật đản, mùa của sự hoan hỷ trong niềm tôn kính đối với Đức Thế Tôn. 

Như một ước lệ, tháng Tư âm lịch hàng năm đối với người con Phật là mùa mừng Phật đản, mùa của sự hoan hỷ trong niềm tôn kính đối với Đức Thế Tôn, Bậc Đạo Sư của nhân thiên, Bậc Thầy đã mở cánh cửa vĩnh cửu ra cho tất cả chúng sinh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới