Ngày đầu xuân bàn về chữ “Thọ“

Theo quan niệm của người xưa, chữ "Thọ" là một trong ngũ phúc gồm: Khang – Ninh – Phúc – Lộc – Thọ. 

“Con người ai cũng mong muốn được sống trường thọ. Nó đã trở thành ước nguyện và là đạo lý thấm nhuần trong tất cả mọi người”, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho biết.
Theo quan niệm của người xưa, Thọ là một trong ngũ phúc gồm: Khang – Ninh – Phúc – Lộc – Thọ. Đó là một hệ giá trị xuyên suốt trong văn hóa của người Á Đông.
Thọ là phúc đức mà mỗi người đều mong muốn. Thọ không phải chỉ là sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Thọ còn thể hiện mong muốn trường thọ, sống hạnh phúc cùng gia đình, con cháu đầy đàn, phú quý đề huề...
Ngay dau xuan ban ve chu “Tho“
Sống trường thọ là ước muốn của con người (ảnh minh họa)
Chia sẻ về chữ Thọ trong văn hóa dân gian của người Việt Nam, Giáo sư Ngô Đức Thịnh – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho biết, trong tâm niệm của người Việt Nam, chữ Thọ mang những nét đẹp văn hóa và truyền thống. Tuổi thọ cao là mơ ước của mọi người.
“Ngày Tết, mọi người thường đi xin chữ Thọ về treo trong nhà, đó là để cầu mong sức khỏe, mong sống lâu. Con người ai cũng mong muốn sống thọ. Nó đã trở thành ước nguyện và đạo lý thấm nhuần trong tất cả mọi người”, Giáo sư Thịnh nói.
Giáo sư Thịnh cũng cho biết thêm, từ xa xưa, các vị vua chúa từ đời này qua đời khác vẫn miệt mài đi tìm vị thuốc trường sinh bất lão. Điều đó thể hiện ước nguyện được sống trường thọ của con người. Tuy nhiên, quy luật: sinh, lão, bệnh, tử đã trở thành vòng tuần hoàn sống trong mỗi con người mà đến nay chưa ai xoay chuyển được.
Theo Giáo sư Thịnh, mừng thọ cũng là một hình thức của chữ Thọ. Đó là dịp để con cháu kính chúc ông bà thêm một tuổi càng sống khỏe, sống lâu hơn. Những người cao tuổi hay gia đình có người trường thọ thường được xem là nhà có phúc lớn, vì có phúc nên mới sống lâu, con cháu đề huề. Một trong những bức trướng mừng thọ thường có câu: “Phúc ấm gia thanh, thiên ân thọ/Tử tôn kính chúc bách niên Xuân” ( nghĩa là: Nhà có phúc thì trời ban cho tuổi thọ/ Con cháu chúc bố mẹ, ông bà trăm mùa xuân).
Ngày nay, đời sống tinh thần vật chất của người dân ngày càng được nâng cao, tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng lên. Theo công bố của Tổng cục thống kê, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2014 là 73,2 tuổi (trong đó, nam là 70,6 tuổi; nữ 76 tuổi).
Tuy vậy, người Việt Nam sống thọ nhưng yếu. Nhiều người cao tuổi phải sống chung với bệnh tật trong nhiều năm. Do đó, việc chăm sóc người cao tuổi cần được xã hội, gia đình quan tâm nhiều hơn nữa.
Giáo sư Thịnh cho biết, con người muốn sống thọ, ngoài cuộc sống no đủ, cần phải biết phấn đấu, rèn luyện sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.
“Xã hội nào cũng cần có sức khỏe. Con người có sức khỏe thì mới cống hiến và đóng góp cho xã hội. Vì vậy, con người phải được chăm sóc kĩ lưỡng từ bữa ăn, giấc ngủ và rèn luyện thường xuyên sẽ có sức khỏe và kéo dài được tuổi thọ”, Giáo sư Thịnh chia sẻ.

Lạ lùng chuyện cả làng lập bàn thờ sống chính mình

Lập bàn thờ sống chính mình là một nét phong tục độc đáo được đồng bào Vân Kiều gìn giữ bao đời nay.

Ly kỳ chuyện thờ… “hồn” người sống

Kỳ lạ câu chuyện cả làng lập bàn thờ… một hòn đá

Tại xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), người dân lập bàn thờ thần đá, coi như “một vị thần hộ mệnh” và kính cẩn gọi là “ngài đá”, “ông đá”.

Tôi về miền đất Thanh Lộc vào một ngày cuối năm 2015, sau khi nghe câu chuyện kỳ lạ và có phần đặc biệt này. Ngay khi tới đầu làng Thanh Bình, xã Thanh Lộc, hỏi về ‘ngài đá”, người dân ai ai cũng biết. Thấy tôi hỏi đường lên “ngài đá” một vị cao niên trong làng đã chỉ dẫn rất nhiệt tình, kèm theo đó là câu hỏi: "Nhà chị mất vật nuôi phải không? Hay đến cầu xin bình an, “ngài” thiêng lắm, lên đó mà xin".

Lúc tôi tìm đến địa điểm thờ “ông đá”, một vài cụ trong Hội người cao tuổi xã Thanh Lộc đang quét dọn khuôn viên nơi đây. Cạnh đó, hai ba người dân từ vùng khác đang tới thắp hương, cầu khấn. Phía trước nơi “ông đá” ngự là một ban thờ, khói hương nghi ngút, bánh kẹo và vàng mã để đầy phía trên.

Kỳ lạ câu chuyện cả làng lập bàn thờ… một hòn đá.
 Kỳ lạ câu chuyện cả làng lập bàn thờ… một hòn đá.

Ngay ở cổng dẫn vào đền thờ phiến đá, một tấm bảng ghi rõ dòng chữ "Di tích bản thổ"

Theo quan sát, ngay cổng ra vào khu vực thờ tự “ngài đá” có một bản chỉ dẫn ghi rõ “Di tích Bản thổ”. Bao quanh đền thờ phiến đá là một khuôn viên được xây dựng rộng gần 1.000m2, có mái che, đèn thờ, lư hương và nến để cho mọi người tới thắp hương cầu nguyện. Còn phiến đá mà người dân nơi đây xem là một “vị thần” trông rất bình thường, đó là một phiến đá lộ thiên có màu xanh rêu hình bầu dục, chiều dài khoảng 2m, chiều rộng và chiều cao khoảng gần 1m.

Nhiều vị cao niên trong làng cho biết, “ông đá” đã có từ xa xưa, từ cái thời các cụ còn nhỏ đã thấy phiến đá ấy ở khu vực này. Cha ông ngày trước cũng đã thờ cúng chứ không phải sau này con cháu mới lập bàn thờ.

Ky la cau chuyen ca lang lap ban tho… mot hon da-Hinh-2
 Phiến đá phủ rêu xanh được người dân lập đền thờ, kính cẩn gọi là "ngài đá".

Bà Đoàn Thị Thư (70 tuổi), một người dân tại làng và cũng là người thường xuyên tới quét dọn tại khuôn viên thờ tự phiến đá cho biết: "Ông đá" có từ hàng trăm năm nay rồi. Ngài rất linh thiêng, hễ ai mất lợn, trâu bò, thì sắm lễ vật là một búp hương, một nén vàng, đến xin “ông đá”, rồi đi tìm thì sẽ tìm được.

“Xin mất trâu bò vật nuôi, xin thi cử hay thậm chí là xin con hiếm muộn, không chỉ người trong làng mà có rất nhiều người dân từ vùng khác tới xin. Những năm gần đây, người dân trong làng có con cái thi đi thi cử đều đến xin “ngài đá””, bà Thư nói.

Người dân ở trong làng Thanh Bình nói riêng và xã Thanh Lộc nói chung, cứ đến ngày 14, 15 hàng tháng đều mang lễ vật tới làm lễ, cúng lên “ngài đá”. Những mùa lúa mới, người dân làm lễ gạo mới, nếp mới dâng lên “ngài đá” nhằm cầu nguyện mưa thuận, gió hòa, làm ăn bội thu.

Ky la cau chuyen ca lang lap ban tho… mot hon da-Hinh-3
 Người dân quanh năm thắp hương nghi ngút trên bàn thờ "thần đá".

Ky la cau chuyen ca lang lap ban tho… mot hon da-Hinh-4
Trên bàn thờ có đầy đủ lư hương, đèn, hoa để người dân tới dâng lễ.

Theo bà Thư, các cây cối xung quanh khuôn viên không bao giờ bị đổ gãy, cho dù mưa to gió lớn đến thế nào. Vừa nói, bà Thư vừa chỉ tay cho tôi xem những cây cổ thụ cao lớn mà theo bà là đã tồn tại từ lâu đời nay.

Một người dân ở làng Thanh Bình chia sẻ, đây là ngày bình thường nên rải rác người đến, chứ những ngày rằm ngày lễ tết, người tới rất đông, xe cộ dựng một hàng kéo dài. Thời điểm chúng tôi có mặt, một đôi nam nữ đang làm lễ, qua nói chuyện được biết, hai anh chị là người ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), sau khi nghe câu chuyện và sự linh thiêng của “ngài đá” nên vào dâng lễ hương, xin “ngài”.

Sau khi nghe câu chuyện kể về phiến đá, để hiểu rõ hơn, chúng tôi đã trao đổi với ông Lê Đình Luyện (80 tuổi), một cán bộ thủy lợi về hưu trong làng Thanh Bình.

Ông Luyện cho biết, đền thờ còn được gọi là Bản thổ, tức là ngôi đền thờ thổ thần của người dân bản xứ. Hiệu của ngôi đền ấy là “Bản thổ phúc thần/Càn long chi tử/Ty hô liệt vị tôn thần”. Giải thích về hiệu của ngôi đền, ông Luyện nói, “phúc” là sự may mắn, do vậy phiến đá ấy được người dân tôn là vị thần có phúc, hay thường gọi là “thần đá”.

Khi được hỏi về nguồn gốc của ngôi đền thờ phiến đá nói trên, ông Luyện Kể: Tên cũ của Thanh Lộc ngày xa xưa là Kiệt Thạch, tức là có những hòn đá đặc biệt. Trong những hòn đá đặc biệt, hòn đá này đặc biệt nhất. Hòn đá nổi lên to lớn, vị trí phong thủy rất nổi bật. Hòn đá nằm ở phía đông dưới chân núi Sạch Lĩnh hay còn gọi là Phượng Lĩnh, xung quanh núi có hòn đá khác hình công hầu tể tướng hay còn gọi là “tứ diện công hầu”.

Ky la cau chuyen ca lang lap ban tho… mot hon da-Hinh-5
 Ông Lê Đình Luyện trao đổi với PV.

Ông Luyện cho biết: “Ở mỗi vùng quê người ta thường tôn những thứ linh thiêng để phù hộ cho mình. Cái này gọi là tâm linh và đức tin của con người. Khi tôi lớn lên thì đã thấy cha ông lập đền thờ cúng, ngày xưa người dân họ cầu xin tìm vật nuôi và thấy cũng có kết quả. Từ đó, họ đi cầu nguyện làm ăn, đi xa, thi cử… Thậm chí, có những người hiếm muộn, khó nuôi con cũng làm lễ cầu “ông đá” xin con và chở che”.

Cũng theo ông Luyện, khi mất trâu bò, cầu xin phiến đá thì người dân vẫn phải đi tìm, sau đó thì có người mách hộ, tất cả cũng phải xuất phát từ phía cái tâm của con người và sự cố gắng của bản thân mình là chính. Hàng năm tại đền thờ ông đá, người dân đều tổ chức hai lần lễ tế, đó là ngày 7 khai hạ và ngày 14/7 (âm lịch). Những ngày này, người dân đến rất đông.

Ông Nguyễn Quang Phú, Phó Chủ tịch xã Thanh Lộc cho biết: Đền thờ phiến đá trên đã có từ lâu. Đây là vấn đề văn hóa tâm linh của người dân chứ không có sự mê tín dị đoan. Hiện, chính quyền xã giao cho Hội Người cao tuổi của xã đứng ra quản lý ngôi đền. Hàng ngày những hội viên sẽ tới đây quét dọn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới