Ngày 9/11: Có 8.133 ca mắc COVID-19 tại 55 tỉnh, thành

Bản tin dịch COVID-19 ngày 9/11 của Bộ Y tế cho biết có 8.133 ca mắc COVID-19 tại 55 tỉnh, thành phố, tăng 175 ca so với hôm qua; Trong ngày có 1.325 bệnh nhân

Ngày 9/11: Có 8.133 ca mắc COVID-19 tại 55 tỉnh, thành
Tính từ 16h ngày 08/11 đến 16h ngày 09/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.133 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 8.129 ca ghi nhận trong nước (tăng 175 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 3.952 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.276), Đồng Nai (923), Bình Dương (619), Sóc Trăng (572), An Giang (557), Đồng Tháp (379), Kiên Giang (291), Cà Mau (285), Bình Thuận (279), Hà Nội (268), Tây Ninh (241), Bạc Liêu (232), Tiền Giang (207), Đắk Lắk (197), Trà Vinh (180), Cần Thơ (163), Vĩnh Long (154), Bà Rịa - Vũng Tàu (154), Hà Giang (127), Bình Phước (108), Khánh Hòa (99), Long An (93), Bình Định (65), Hậu Giang (58), Bến Tre (50), Nghệ An (50), Ninh Thuận (49), Bắc Ninh (46), Gia Lai (44), Quảng Nam (39), Quảng Ngãi (39), Đà Nẵng (32), Thừa Thiên Huế (32), Bắc Giang (31), Phú Thọ (26), Thanh Hóa (24), Lâm Đồng (20), Nam Định (20), Hưng Yên (17), Vĩnh Phúc (15), Phú Yên (10), Quảng Ninh (7), Thái Bình (7), Quảng Trị (6), Hà Nam (6), Điện Biên (6), Hải Phòng (4), Kon Tum (4), Hải Dương (4), Hòa Bình (3), Hà Tĩnh (3), Quảng Bình (2), Sơn La (2), Lai Châu (2), Tuyên Quang (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-209), Tiền Giang (-185), Tây Ninh (-113).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hà Nội (+157), Trà Vinh (+129), Đắk Lắk (+64).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 7.347 ca/ngày.
Ngày 9/11: Có 8.133 ca mắc COVID-19 tại 55 tỉnh, thành; 1.325 bệnh nhân khỏi - Ảnh 1.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tính đến chiều ngày 9/11
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 984.805 ca nhiễm, đứng thứ 38/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.996 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 979.840 ca, trong đó có 839.983 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (441.216), Bình Dương (240.347), Đồng Nai (74.065), Long An (35.990), Tiền Giang (18.703).
Trên thế giới:
- Cả thế giới có 251.208.920 ca nhiễm, trong đó 227.431.149 khỏi bệnh; 5.074.147 tử vong và 18.703.624 đang điều trị (76.499 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 148.412 ca, tử vong tăng 3.158 ca.
- Châu Âu tăng 122.614 ca; Bắc Mỹ tăng 941 ca; Nam Mỹ tăng 732 ca; châu Á tăng 21.889 ca; châu Phi tăng 661 ca; châu Đại Dương tăng 1.575 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 9.868 ca, trong đó: Indonesia tăng 434 ca, Thái Lan tăng 6.904 ca, Philippines tăng 1.409 ca, Campuchia tăng 67 ca, Lào tăng 1.049 ca, Đông Timor tăng 5 ca.
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.325
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 842.800
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.350 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.355
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 553
- Thở máy không xâm lấn: 105
- Thở máy xâm lấn: 324
- ECMO: 13
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 08/11 đến 18h30 ngày 09/11 ghi nhận 88 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (38), Bình Dương (11), An Giang (7), Kiên Giang (5), Tây Ninh (4), Bạc Liêu (4), Đồng Nai (3), Long An (3), Cần Thơ (3), Tiền Giang (2), Lâm Đồng (1), Bình Thuận (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Tháp (1), Vĩnh Long (1), Hậu Giang (1), Hà Nội (1), Sóc Trăng (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 69 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.686 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 147.248 xét nghiệm cho 282.887 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 23.237.873 mẫu cho 62.739.785 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp nhận hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 
Trong ngày 08/11 có 1.536.448 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 92.211.330 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 61.907.563 liều, tiêm mũi 2 là 30.303.767 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Bộ Y tế ban hành Công văn số 9472/BYT-MT ngày 08/11/2021 về việc chỉ đạo tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Các địa phương cần chủ động thường xuyên đánh giá cấp độ dịch theo từng cấp (từ cấp xã và khuyến khích quy mô nhỏ nhất có thể) để có các biện pháp y tế, hành chính phù hợp và công bố, cập nhật kết quả đánh giá trên cổng thông tin điện tử của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.
- Chỉ đạo Ngành Y tế các tỉnh Cao Bằng, Bắc Ninh, Tuyên Quang tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 trong cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng.
- Triển khai công tác phòng chống dịch phục vụ họp đợt 2 theo hình thức trực tiếp của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV từ ngày 08-13/11/2021.
- Ngày 9/11, Bộ Y tế tiếp nhận 1.910 tủ lạnh bảo quản vắc xin, 5 triệu bơm kim tiêm và 50.000 hộp an toàn trong khuôn khổ dự án do Chính phủ Australia phối hợp với UNICEF hỗ trợ cho công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam.

Trường hợp nên tiêm mũi vắc xin phòng COVID-19 thứ 3

Tư vấn phòng Covid-19: Sau khi tiêm vắc xin, người có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân ung thư có thể không được bảo vệ tốt trước Covid-19. Tiêm thêm liều thứ 3 giúp họ có phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Trường hợp nên tiêm mũi vắc xin phòng COVID-19 thứ 3

Tất cả chúng ta cần thận trọng với Covid-19, đặc biệt những người bị ung thư. Người có tình trạng bệnh lý nền tiềm ẩn như ung thư hoặc tim mạch có nhiều nguy cơ tiến triển nặng khi mắc Covid-19.

Những người bị ung thư (hoặc có tiền sử ung thư) có thể tiêm vaccine, nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vaccine, bệnh mắc phải, có đang được điều trị hay không và hệ thống miễn dịch của họ hoạt động như thế nào.

Người cao tuổi ở Moscow được nhận tiền khi tiêm vaccine Covid-19

Chính quyền thủ đô Moscow đã đưa ra các biện pháp mới để ngăn chặn đà lây nhiễm Covid-19 khi hỗ trợ 10.000 rúp cho mỗi người cao tuổi đi tiêm vaccine phòng ngừa, từ ngày 14/10.

Người cao tuổi ở Moscow được nhận tiền khi tiêm vaccine Covid-19
Thị trưởng Moscow - Sergei Sobyanin vừa ký quyết định, theo đó, thay vì các bộ quà tặng "Chăm sóc sức khỏe" để tiêm vaccine ngừa Covid-19, những người Moscow cao tuổi giờ đây sẽ có thể nhận được khoản bù đắp bằng tiền là 10.000 rúp. Trước đó, bộ quà tặng dành cho những người trên 65 tuổi đã được chủng ngừa trong khoảng thời gian từ ngày 23/6 đến ngày 31/12. Bộ sản phẩm gồm vitamin, máy đo huyết áp và mạch, mỹ phẩm chăm sóc da, hộp đựng thuốc, khẩu trang y tế.

TP HCM lần đầu tiêm vaccine Sputnik V

Ngày 16/10, TP Thủ Đức (TP HCM) lần đầu tiên tổ chức tiêm vaccine Sputnik V trên tinh thần tự nguyện.

TP HCM lần đầu tiêm vaccine Sputnik V
Tối 16/10, trả lời PV VTC News, ông Phạm Xuân Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (TP HCM) cho biết, đơn vị vừa tiêm xong gần 200 liều liều vaccine Sputnik V cho người dân. Tất cả đều đồng ý tiêm trên tinh thần tự nguyện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.