Ngày 5/6: Quốc hội thảo luận về Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Ngày 5//6, Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và thảo luận về Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 5/6, Quốc hội nghe Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Tiếp theo, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Ngày mai, 6/6, theo chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ chủ trì và có phát biểu khai mạc phiên chất vấn.
Trong 2,5 ngày làm việc, Quốc hội sẽ chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề: lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; dân tộc; khoa học và công nghệ và giao thông vận tải.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình cuối phiên họp ngày 31/5: 

(Nguồn: Truyền hình Quốc hội)

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự

Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su
 Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: QH.
Dự kiến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày tại Nhà Quốc hội; khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 23/6. Quốc hội sẽ họp tập trung và tiến hành họp theo 2 đợt. Đợt 1 kéo dài 17 ngày, từ 22/5 đến 10/6. Đợt 2 diễn ra trong 5 ngày, từ 19/6 đến 23/6.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, việc bố trí Kỳ họp thành 2 đợt để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt; tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su-Hinh-2
Các phóng viên tham dự buổi Họp báo. Ảnh: Mai Loan. 
Trả lời câu hỏi của phóng viên về công tác nhân sự tại kỳ họp, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với nhân sự do Quốc hội khóa XV bầu. Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.
Về trường hợp Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường, ông Tuấn Anh cho biết, ngày 15/5 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết cho ông Nguyễn Phú Cường thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XV.
Ngày 16/5, ông Nguyễn Phú Cường đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xin thôi giữ chức vụ do Quốc hội khóa XV bầu. “Như vậy, theo trình tự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Về lý do Trung ương cho thôi và Quốc hội tiến hành các quy trình miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Phú Cường, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, lý do chỉ được công bố khi Quốc hội xem xét miễn nhiệm. 
Mời quý độc giả xem thêm video: Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ cảm xúc đầu tiên bên hành lang Quốc hội
 

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Hôm nay (22/5), Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5. Trong ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội dự kiến xem xét công tác nhân sự.

Trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, vào 7h15, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào 8h, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.