Ngao Bái qua đời, Khang Hi đối xử với vợ con ông ra sao?

Ngao Bái thao nắm quyền bính, kết bè kết cánh, vì vậy ở năm thứ 8 triều Khang Hi (1669), ông ta đã bị bắt giữ và giam trong ngục. Vậy vợ con của Ngao Bái sẽ bị xử ra sao?

Ngao Bái qua đời, Khang Hi đối xử với vợ con ông ra sao?

Ngao Bái (1610 - 1669) là một viên mãnh tướng người Mãn Châu, và là một trong 4 Đại thần nhiếp chính dưới thời Khang Hi Hoàng đế của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Cha của Ngao Bái là Vệ Tề, người em trai thứ 9 của công thần khai quốc của Hậu Kim là Tín Dũng Trực Nghĩa công Phí Anh Đông, xuất thân từ gia tộc Qua Nhĩ Giai thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Sinh ra trong một gia đình như vậy, Ngao Bái đã trải qua sự giáo dục rất khắt khe khi còn nhỏ. Ông bắt đầu học bắn cung trên lưng ngựa ngay từ khi còn bé, thông thạo nhiều loại võ thuật và nghiên cứu sâu sắc sách quân sự của người Mãn Châu.

Ngao Bai qua doi, Khang Hi doi xu voi vo con ong ra sao?

Khi còn trẻ, Ngao Bái theo Hoàng Thái Cực chinh chiến trên chiến trường, lập nhiều công lớn trong chiến trận, mở mang khai quốc, do đó nổi tiếng là một Ba Đồ Lỗ điển hình của văn hóa triều Thanh và còn được phong là "Đệ nhất chiến binh Mãn Châu”.

Mặc dù vậy, Ngao Bái đối với Hoàng Thái Cực vô cùng trung thành. Năm Hoàng Thái Cực băng hà, Đa Nhĩ Cổn lao vào cuộc tranh giành đế vị với Hào Cách - con trưởng của Hoàng Thái Cực. Ngao Bái đã quỳ gối trước linh vị của Hoàng Thái Cực thề sống chết bảo vệ Hào Cách, thậm chí dùng kiếm uy hiếp Đa Nhĩ Cổn khiến Đa Nhĩ Cổn không thể không chịu thua. Đến thời Thuận Trị Đế, ông giữ chức vụ Cửu môn Đề đốc kinh thành kiêm Kỳ chủ Chính Hồng Kỳ. Sau đó, Giản Thân vương Tế Độ làm phản bị bắt và phụ thân của Tế Độ là Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng vì bị liên lụy nên đã rút lui khỏi vị trí đứng đầu Nghị Chính, Thuận Trị Đế giao cho chức vụ đứng đầu Nghị Chính cho Ngao Bái.

Ngao Bai qua doi, Khang Hi doi xu voi vo con ong ra sao?-Hinh-2

Năm Thuận Trị thứ 18 (1661), Thuận Trị Đế băng hà, Hoàng tam tử Huyền Diệp được di mệnh kế vị, tức Khang Hi Đế. Tân Đế mới 8 tuổi lên ngôi, cần người phụ chính, do đó Ngao Bái cùng 3 vị đại thần khác là Sách Ni, Át Tất Long cùng Tô Khắc Tát Cáp đồng vị phụ chính.

Trong số 4 đại thần phụ chính, Sách Ni tuổi già lắm bệnh nên ngại việc, ít tham gia chính sự. Át Tất Long tính tình mềm mỏng, ngại va chạm, không muốn gây xung đột với người khác. Tô Khắc Tát Cáp vốn là người cũ phục vụ Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn nên luôn bị kiêng dè. Vào lúc này, địa vị của Ngao Bái dần dần đứng đầu, áp chế các Phụ chính Đại thần khác. Sau khi Sách Ni và Tô Khắc Táp Cáp qua đời, không còn ai ngáng đường Ngao Bái vì vậy ông ta càng chuyên quyền.

Chính vì đã phò tá ba vị Hoàng đế mà không ai trong triều đình có thể sánh bằng sức mạnh của Ngao Bái. Ông dần trở nên kiêu ngạo và độc đoán, bắt đầu lợi dụng địa vị và quyền lực của mình để vơ vét của cải của nhân dân nhằm trục lợi cho bản thân. Kể cả sau khi Hoàng đế Khang Hi lên nắm quyền, Ngao Bái đã công khai chống lại và không chịu giao quyền lực trong tay cho người khác. Chính điều này đã làm dấy lên sự bất mãn của các quan đại thần và Hoàng đế, gây ra thảm họa chết chóc.

Ngao Bai qua doi, Khang Hi doi xu voi vo con ong ra sao?-Hinh-3

Một thế hệ quan chức quan trọng bị giam cầm trong tù và phải trả giá đắt

Ngao Bái quyền lực cuối cùng đã phải trả một cái giá đau đớn cho những ham muốn ích kỷ của bản thân. Do quyền lực quá lớn, Ngao Bái thao nắm quyền bính, kết bè kết cánh, vì vậy ở năm thứ 8 triều Khang Hi (1669), Ngao Bái đã bị bắt giữ và giam trong ngục.

Là một đại thần phò tá 3 đời vua, Ngao Bái nắm giữ mọi quyền lực trong triều. Hoàng đế Khang Hi đã làm thế nào để thu phục Ngao Bái?

Đầu tiên, Hoàng đế Khang Hi phái nhiều thân tín của Ngao Bái đi khắp mọi miền đất nước với lý do cần dùng binh. Trong khi điều chuyển người, Khang Hi Đế đã đưa quân của hoàng gia vào thay thế quân của Ngao Bái.

Thứ hai là Hoàng đế Khang Hi luôn giả vờ ham ăn chơi và ham mê sắc đẹp để Ngao Bái lơ là cảnh giác. Nhưng sau lưng thì lại bí mật chiêu mộ những người trẻ tuổi tập luyện võ nghệ, thực chất là để chuẩn bị cho kế hoạch trừ khử Ngao Bái.

Ngao Bai qua doi, Khang Hi doi xu voi vo con ong ra sao?-Hinh-4

Năm Khang Hi thứ 8 (1669), tháng 5, khi Ngao Bái vào cung yết kiến, Khang Hi Đế ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ. Khang Hi Đế kể tội và cách chức Ngao Bái. Vì nể công lao từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, Khang Hi tha chết rồi giam Ngao Bái vào ngục và lệnh bắt những người trong cùng vây cánh với ông ta.

Theo lý mà nói, Ngao Bái đã phạm rất nhiều tội ác, lũng đoạn triều chính, coi thường hoàng đế vì thế gia đình của ông ta khó tránh khỏi việc bị liên lụy. Tuy nhiên, trên thực tế, gia đình của Ngao Bái không bị liên lụy nhiều, và hoàng đế cũng không giết ông ta mà là do lâm bệnh chết trong ngục. Sau khi Ngao Bái qua đời, con rể của ông ta bị giáng chức, con trai ông ta được thả ra sau khi xét xử. Năm Khang Hi thứ 52 (1713), Khang Hi Đế vì nhìn nhận công tích của Ngao Bái, đem xá miễn, truy tặng Nhất đẳng Nam. Thời Ung Chính, truy tặng huy hiệu "Nhất đẳng Siêu Vũ công"; cho con cháu về thế tập truyền đời. Đến năm Càn Long thứ 40 (1780), Càn Long Đế vì luận công và tội của Ngao Bái, từng vu hại công thần, do vậy tước bỏ "Nhất đẳng Siêu Vũ công", chỉ giữ lại tước Nam cho Ngao Bái.

Hành động phong tước hiệu của các bậc đế vương thật đáng phải suy nghĩ. Với tội lớn như vậy, sao Ngao Bái lại không làm liên lụy đến gia đình? Ngay cả khi ông ta tham lam, vơ vét tiền bạc của nhân dân, trở thành mối đe dọa lớn cho triều đình thì những điều này cũng xảy ra sau khi Ngao Bái về già. Ngược lại, khi còn trẻ, ông đã có những chiến công lừng lẫy, chiến đấu anh dũng trên chiến trường để đem tới sự thịnh vượng của nhà Thanh như hiện tại. Suy cho cùng thì Ngao Bái cũng là một vị tướng trung thành.

Hoàng đế ghi nhớ công lao đóng góp của Ngao Bái trước đây cho đất nước và cũng vì tuổi cao sức yếu nên cũng không muốn "đuổi cùng giết tận" mà bỏ qua cho gia đình ông. Điều này cũng cho thấy sự nhân hậu và bao dung độ lượng của Hoàng đế Khang Hi.

Ngao Bai qua doi, Khang Hi doi xu voi vo con ong ra sao?-Hinh-5

Xét về những công lao mà Ngao Bái đã làm, những năm tháng tuổi già của ông ta lẽ ra phải được an nhàn, sung sướng. Nếu có thể trung thành với Hoàng đế thì danh vọng và tài sản của ông ta sẽ còn nhiều hơn rất nhiều. Nhưng thật đáng tiếc, Ngao bái đã bị quyền lực và những lợi ích cá nhân chi phối dẫn đến kết cục bị bắt và cái chết bi thảm trong tù. Tuy nhiên, Ngao Bái cũng rất may mắn. Bởi trong lịch sử, với những tội trạng mà Ngao Bái phạm phải, thường sẽ bị chu di cửu tộc nhưng ông ta chỉ bị nhốt trong tù còn gia tộc thì không bị liên lụy quá nhiều.

Nhiều phi tần theo bồi táng, Khang Hy vẫn đòi chôn một nam tử

Thay vì chỉ “bồi táng” cùng Hoàng hậu và phi tần, Khang Hy Đại đế lại đặc biệt yêu cầu một nam tử. Vậy nam tử này là ai và vì sao lại được Khang Hy đặc biệt sủng ái như vậy?

Nhiều phi tần theo bồi táng, Khang Hy vẫn đòi chôn một nam tử

Như chúng ta đã biết, Hoàng đế vào thời cổ đại là người có địa vị cao nhất và quyền lực lớn nhất. Chính vì địa vị cao và quyền lực của Hoàng đế mà trong lịch sử có rất nhiều người thèm muốn quyền lực của triều đình và muốn chiếm ngai vàng.

Khang Hy lên ngôi năm 8 tuổi, vì tuổi còn nhỏ nên việc chính sự lúc đó đều do 4 vị đại thần lo liệu và Ngao Bái là một trong số đó.

Vị phi tần sống thọ nhất lịch sử nhà Thanh là ai?

Định tần sống thọ tới 97 tuổi, trở thành phi tần có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử nhà Thanh, có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn với con cháu sum vầy.

Vị phi tần sống thọ nhất lịch sử nhà Thanh là ai?

Vào thời Khang Hi đế nhà Thanh, có một vị phi tần vô cùng đặc biệt. Bà không hơn thua tranh đấu, không vọng tưởng sân si, may mắn sinh cho hoàng thượng một vị Hoàng tử rồi sống an nhàn đến tận 96 tuổi, trở thành phi tần thọ nhất trong 300 năm lịch sử nhà Thanh.

Con trai bà cũng thừa hưởng tính tình tốt đẹp của mẹ, an phận mà sống đến gần 80 tuổi, trở thành hoàng tử thọ nhất trong các con trai của hoàng đế Khang Hi. Vị phi tần đó chính là Định phi Vạn Lưu Cáp thị.

Vi phi tan song tho nhat lich su nha Thanh la ai?

Dù không được Khang Hy sủng ái, song Định tần vẫn có cuộc sống yên ổn trong hậu cung.

Định phi Vạn Lưu Cáp thị sinh vào năm Thuận Trị thứ 18 (1661), cha bà là Lang trung Đà Nhĩ Bật. Xuất thân của Vạn Lưu Cáp thị không hề cao, gia tộc bà thuộc tầng lớp Bao y, nhiều đời làm việc tại Tân Giả khố.

Năm 14 tuổi, Nội vụ phủ chọn Vạn Lưu Cáp thị tham gia tuyển tú, bà nhập cung và trở thành quan nữ tử. Với dung mạo vượt trội so với các cung nữ khác nên đã lọt vào mắt xanh của Hoàng đế. Sau khi được sủng hạnh, Vạn Lưu Ha thị có được vị trí thấp bé trong hậu cung rộng lớn.

Thời kỳ đầu của nhà Thanh, trong hậu cung chưa có hệ thống phân vị cụ thể, chính vì thế bà chỉ nhận được danh hiệu Thứ phi và không có phong hiệu chính thức.

Vào năm Khang Hi thứ 24, Vạn Lưu Ha thị 26 tuổi đã hạ sinh một vị hoàng tử, xếp thứ 12 và đặt tên là Dận Đào.

Vì xuất thân quá thấp, bà không có quyền nuôi dưỡng Thập nhị Hoàng tử, nên Hoàng đế Khang Hi đã giao lại con trai này cho Tô Ma Lạt Cô chăm sóc.

Tô Ma Lạt Cô là thị nữ hầu hạ thân cận của Hiếu Trang thái hậu, tuy nói là thị nữ nhưng bối phận của bà ở trong cung rất cao, được nhiều người trong Hoàng tộc tôn kính. Việc Khang Hi đem Dận Đào giao cho Tô Ma Lạt Cô nuôi dưỡng chứng minh ông rất coi trọng tương lai của vị Hoàng tử này.

Vi phi tan song tho nhat lich su nha Thanh la ai?-Hinh-2

Nàng Vạn Lưu Ha Thị đã có một cuộc sống hạnh phúc.

Sau khi sinh Dận Đào, tuổi tác Vạn Lưu Cáp thị ngày càng tăng trong khi ân sủng ngày càng giảm, nhưng điều ấy chẳng khiến bà thấy muộn phiền. Có thể nói trời sinh tính tình Vạn Lưu Cáp thị không ganh đua nên dù không có được lòng vua, bà vẫn vui vẻ lạc quan mà sống, thân thể khỏe mạnh hơn rất nhiều so với các phi tần cùng lứa.

Mãi cho đến năm Khang Hi thứ 57, Vạn Lưu Cáp thị mới được Khang Hi phong làm Tần. Có ai ngờ bà lại trở thành chủ vị một cung khi đã gần 60 tuổi cơ chứ? Đáng buồn là phân vị của Vạn Lưu Cáp thị cũng dừng lại ở đó mãi cho đến khi Ung Chính lên ngôi, thấy bà tính tình khiêm nhường, ôn hòa mà vẫn ở tước Tần quá lâu nên tấn tôn bà lên làm Phi.

Tuy hành trình thăng chức rất chậm, nhưng bù lại cuối đời Định phi sống trong an nhàn và hạnh phúc - điều mà rất nhiều nữ nhân trong Tử Cấm Thành mong mỏi. Bà được phép rời khỏi cung, về sống ở phủ đệ của con trai Dận Đào (tức Lý Thân vương phủ), hưởng niềm vui tuổi già bên cháu chắt.

Đến thời Càn Long, tuy không được tôn phong nhưng mỗi khi có dịp quan trọng, Càn Long đều mời bà vào cung tham dự. Thậm chí năm Vạn Lưu Cáp thị mừng đại thọ 90 tuổi, Càn Long còn đích thân đến Lý Thân vương phủ làm thơ để chúc thọ bà.

Đến năm Càn Long thứ 22 (1757) thì qua đời, thọ 96 tuổi. Bà sống qua 4 đời đế vương: Thuận Trị, Khang Hi, Ung Chính và Càn Long, trở thành phi tần thọ nhất trong lịch sử nhà Thanh.

Trong 5 phụ nữ chôn cùng Khang Hi, người Ung Chính yêu cầu là ai?

Đối với xã hội phong kiến Trung Quốc, Hoàng hậu mới có tư cách hợp táng cùng với vua. Tuy nhiên, lăng mộ của Hoàng đế Khang Hi có tới 5 người phụ nữ được hợp táng cùng ông.

Trong 5 phụ nữ chôn cùng Khang Hi, người Ung Chính yêu cầu là ai?

Ngoài 4 vị Hoàng hậu, vậy người thứ 5 là ai mà lại có vinh hạnh được hợp táng cùng Hoàng đế Khang Hi?

Người đầu tiên được chôn cùng Khang Hi tất nhiên là người vợ đầu tiên của ông, Hoàng hậu Hách Xá Lý thị. Khi nhà Thanh vừa mới thành lập, tình hình chưa ổn định, cuộc hôn nhân giữa Mãn Thanh và Mông Cổ là việc cần thiết để ổn định địa vị và quyền cai trị của hoàng đế nhà Thanh. Chính vì vậy, Từ Hi Thái hậu đã chọn Hoàng hậu Hách Xá Lý thị làm vợ của Khang Hi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới