Ngành dệt may hậu COVID-19: Kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 35 tỷ USD

(Kiến Thức) - "Khó khăn cần phải khắc phục đó là vấn đề cốt lõi của cầu, cần tận dụng ưu đãi thuế quan để cạnh tranh về giá", đây là những chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Trang tại buổi tọa đàm “Hậu Covid-19: Chuẩn bị gì để trở lại đường đua?".

Ngành dệt may hậu COVID-19: Kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 35 tỷ USD

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết dệt may là ngành mũi nhọn với thị trường xuất khẩu là Mỹ, châu Âu... COVID-19 làm cho dệt may bị ảnh hưởng lớn.

Lúc đầu dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc đã gây ảnh hưởng đến đầu vào, nguyên liệu cho ngành này. Sau đó Mỹ, châu Âu bùng phát dịch bệnh thì ngành dệt may bị ảnh hưởng về cầu. Thời gian sắp tới cầu vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng.

Sau dịch bệnh, người tiêu dùng giảm nhu cầu sử dụng đồ may mặc mới, cắt giảm những sản phẩm không thân thiện với môi trường... nên ngành may mặc sẽ còn khó khăn.

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đứng thứ 2-3 của thế giới nhưng cách hạng 1 là Trung Quốc rất xa. Thời gian tới chắc chắn thị trường sẽ khó khăn, nhưng cũng có cơ hội để tận dụng ưu đãi thuế quan trong các hiệp định.

Nganh det may hau COVID-19: Kim ngach xuat khau chi khoang 35 ty USD, kho lai cang kho
TS. Nguyễn Thị Thu Trang. 

Khó khăn cần phải khắc phục đó là vấn đề cốt lõi của cầu, cần tận dụng ưu đãi thuế quan để cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, nhu cầu của thế giới đã thay đổi. Họ có nhu cầu những mặt hàng may mặc chất lượng tốt và không gây hại cho môi trường. Do đó, nhà sản xuất cần gia tăng giá trị thực cho sản phẩm.

Bà Trang cho rằng kim ngạch xuất khẩu sẽ không được như cũ. Mặc dù khó khăn nhưng vẫn có đường ra, nếu doanh nghiệp quyết liệt làm, có giải pháp vẫn phát triển được.

Doanh nghiệp dệt may lớn đã bắt đầu làm từ khâu thiết kế, phát triển những nguyên liệu vải có tại Việt Nam... Trước đây Việt Nam làm mỗi được may, giờ làm được cả sợi và xuất khẩu.

Theo bà Trang, còn khâu dệt nhuộm Việt Nam không làm được. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào mảng dệt nhuộm nhưng nhiều địa phương không muốn nhận vì sợ ô nhiễm trong khi ngành này hiện gần đây công nghệ đã hiện đại hơn...

Ngân hàng cũng e ngại cho ngành này vay vốn. Việc tiếp cận vốn, đầu tư cho ngành dệt nhuộm khó... Nên cần chính sách tổng thể từ nhà nước, thuế, đất đai, môi trường, vốn... để phát triển ngành này.

Báo cáo tại buổi làm việc với Bộ Công Thương, đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ và EU, chắc chắn, ngành dệt may Việt Nam sẽ có một năm suy giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu.

"Trong một kịch bản lạc quan nhất, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2020 sẽ đạt khoảng 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019. Với kịch bản hiện thực, con số này là 33,5 tỷ USD và với kịch bản xấu nhất, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may có thể chỉ đạt 30 - 31 tỷ USD", Vitas dự tính.

Nganh det may hau COVID-19: Kim ngach xuat khau chi khoang 35 ty USD, kho lai cang kho-Hinh-2
Dệt may gặp khó vì COVID-19. 

Xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 8,9 tỷ USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ. Nhưng mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành này. Con số giảm mạnh phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này. 

Tiên lượng về các kịch bản xuất khẩu trong năm 2020 của ngành dệt may được đặt trong bối cảnh chung của thị trường toàn cầu, trong đó, khả năng tổng cầu hàng hóa dệt may sẽ suy giảm 25%.

Tổng cầu dệt may toàn thế giới năm 2020 dự báo sẽ sụt giảm mạnh. Năm 2019, tổng nhập khẩu hàng dệt may thế giới là 780 tỷ USD. 

Nếu dịch bệnh không được đẩy lùi hết quý 2/2020 mà kéo dài thì dự báo cầu nhập khẩu dệt may thế giới sẽ xuống đến ngưỡng 600 - 680 tỷ USD, giảm từ 15 - 25% so với mức 780 tỷ USD của năm 2019 do nhìn chung nhu cầu hàng hoá Xuân Hè đã qua đi, năm nay sẽ là năm thị trường mất mùa một vụ.

Tận mục một ngày của công nhân giày da Campuchia

(Kiến Thức) - Mỗi buổi sáng, Khen Srey Touch lại bắt xe tải tới nhà máy giày thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan để làm việc. Với công việc hiện tại, cô kiếm được 240 USD mỗi tháng và là trụ cột của gia đình.

Tận mục một ngày của công nhân giày da Campuchia
Theo hãng thông tấn Reuters, mỗi buổi sáng, Khen Srey Touch lại bắt xe tải tới nhà máy giày thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan để làm việc. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo hãng thông tấn Reuters, mỗi buổi sáng, Khen Srey Touch lại bắt xe tải tới nhà máy giày thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan để làm việc. (Nguồn ảnh: Reuters)
“Tôi đang là trụ cột của gia đình”, bà bầu Khen chia sẻ với phóng viên Reuters. Được biết, với công việc hiện tại làm 6 tiếng một ngày và 6 ngày trong tuần, cô kiếm được khoảng 240 USD mỗi tháng. Ảnh: Khen và cậu con trai 4 tuổi.
“Tôi đang là trụ cột của gia đình”, bà bầu Khen chia sẻ với phóng viên Reuters. Được biết, với công việc hiện tại làm 6 tiếng một ngày và 6 ngày trong tuần, cô kiếm được khoảng 240 USD mỗi tháng. Ảnh: Khen và cậu con trai 4 tuổi. 
Sau khi tan làm vào chiều tối, Khen trở về nhà để nấu bữa tối cho gia đình. Ảnh: Khen mua đồ ăn tại một khu chợ bên ngoài khu công nghiệp Complete Honour Footwear Industrial nơi cô làm việc ở thủ đô Phnom Penh.
 Sau khi tan làm vào chiều tối, Khen trở về nhà để nấu bữa tối cho gia đình. Ảnh: Khen mua đồ ăn tại một khu chợ bên ngoài khu công nghiệp Complete Honour Footwear Industrial nơi cô làm việc ở thủ đô Phnom Penh.
Được biết, Khen Srey Touch là một trong hàng nghìn công nhân làm việc trong ngành dệt may ở Campuchia.
Được biết, Khen Srey Touch là một trong hàng nghìn công nhân làm việc trong ngành dệt may ở Campuchia
Các công nhân xuống xe khi tới nơi làm việc.
 Các công nhân xuống xe khi tới nơi làm việc.
Một người giám sát của đội may hướng dẫn các công nhân trước khi họ bắt đầu vào ca làm việc.
Một người giám sát của đội may hướng dẫn các công nhân trước khi họ bắt đầu vào ca làm việc. 
Một số công nhân ngồi ăn sáng tại khu chợ bên ngoài nhà máy trước khi vào làm việc.
Một số công nhân ngồi ăn sáng tại khu chợ bên ngoài nhà máy trước khi vào làm việc. 
Nữ công nhân trèo qua cửa sổ trở về nơi làm việc sau giờ ăn trưa.
 Nữ công nhân trèo qua cửa sổ trở về nơi làm việc sau giờ ăn trưa.
Các nữ công nhân hăng say làm việc theo dây chuyền sản xuất.
 Các nữ công nhân hăng say làm việc theo dây chuyền sản xuất.
Những đôi giày sau khi được hoàn thiện.
Những đôi giày sau khi được hoàn thiện. 
Khen Srey Touch miệt mài với công việc của mình.
 Khen Srey Touch miệt mài với công việc của mình.
Một nữ công nhân tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ trưa.
  Một nữ công nhân tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ trưa.
Giấc ngủ trưa ngon lành của một nữ công nhân Campuchia tại nhà máy giày.
Giấc ngủ trưa ngon lành của một nữ công nhân Campuchia tại nhà máy giày.
Nhiều công nhân chờ bắt xe trở về nhà sau một ngày làm việc.
 Nhiều công nhân chờ bắt xe trở về nhà sau một ngày làm việc.

Mời độc giả xem video: Rác thải điện tử - mối nguy hại lớn ở châu Á (nguồn VTC14)

Có thêm 2 tổ chức rót vốn, Bông Bạch Tuyết liệu có vực dậy được trong năm 2020?

(Kiến Thức) - Năm 2020, Bông Bạch Tuyết đặt kế hoạch sụt giảm dù sẽ có thêm nguồn vốn được 2 tổ chức rót thêm vào. Liệu sự thay đổi cơ cấu cổ đông này có giúp Bông Bạch Tuyết "sạch' báo cáo tài chính và lấy lại được thị phần đã mất?

Có thêm 2 tổ chức rót vốn, Bông Bạch Tuyết liệu có vực dậy được trong năm 2020?

Phát hành 4 triệu cổ phiếu cho Sài Gòn 3 Capital và Dệt may Gia Định với giá thấp hơn nhiều so thị giá

Ngày 16/3, Hội đồng quản trị CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) nhận được văn bản của Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn 3 Capital (Sài Gòn 3 Capital) về việc chấp thuận cho nhóm Sài Gòn 3 Capital và những người có liên quan được nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 51% cổ phiếu có quyền biểu quyết mà không phải chào mua công khai. 

Khẩu trang “bay” tới Mỹ, châu Âu...cứu DN dệt may Việt thế nào?

(Kiến Thức) - Với nguồn nguyên liệu dồi dào và năng lực sản xuất lớn, các doanh nghiệp dệt may trông chờ vào việc xuất khẩu khẩu trang như một hướng đi mới góp phần chống đỡ với các khó khăn do ảnh hưởng của Covid -19. 

Khẩu trang “bay” tới Mỹ, châu Âu...cứu DN dệt may Việt thế nào?
Khi COVID-19 xảy ra, ngành dệt may Việt Nam đối mặt với "cú sốc kép". Đầu tiên, trong tháng 2, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp bị đứt nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu là vải, từ Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.