Ngân hàng của những Chủ tịch 8X kinh doanh thế nào trong năm 2021?

Dưới sự dẫn dắt của những Chủ tịch thế hệ 8X, kết quả kinh doanh của những nhà băng này đã ghi nhận kết quả tích cực trong năm 2021.

Ngân hàng của những Chủ tịch 8X kinh doanh thế nào trong năm 2021?
Nhiều gương mặt 8X làm Chủ tịch ngành ngân hàng

Trong năm 2021, ngành ngân hàng Việt Nam đã chứng kiến những bất ngờ lớn khi hàng loạt gương mặt trẻ thuộc thế hệ 8X được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng.

Trong đó, có thể kể đến những cái tên như ông Phương Thành Long được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vào ngày 8/9/2021. Theo giới thiệu ông Phương Thành Long sinh năm 1983, tốt nghiệp ngành quản trị doanh nghiệp Đại học Bremen - Cộng hòa Liên bang Đức, thạc sĩ tài chính ĐH Benedictine - Mỹ và có kinh nghiệm gần 15 năm làm việc tại các tổ chức tài chính, ngân hàng như Techcombank, VPBank, VietABank…

Ngân hàng của những Chủ tịch 8X kinh doanh thế nào trong năm 2021? ảnh 1

Ông Phương Thành Long giữ chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023 kể từ ngày 8/9.

Vào đầu tháng 5/2021, bà Trần Thị Thu Hằng sinh năm 1985 được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank). Theo giới thiệu Chủ tịch Kienlongbank Trần Thị Thu Hằng có hơn 10 năm làm việc tại các ngân hàng: MBBank, LienVietPostBank, MSB. Trước khi ngồi "ghế nóng" tại Kienlongbank, tháng 1/2021, bà Hằng được bầu làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022.

Trước đó, vào tháng 4/2021, ông Dương Nhất Nguyên sinh năm 1983 cũng đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank). Ông Nguyên có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh – tài chính – ngân hàng.

Hồi tháng 7/2021, Bùi Thị Thanh Hương sinh năm 1980 cũng đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB). Trước khi ngồi vào vị trí lãnh đạo tại NCB, bà Hương từng là Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính - chiến lược NH TMCP Tiên phong (TPB); Phó Giám đốc phụ trách khối tài chính/kế toán trưởng NH TMCP Đông Nam Á (SSB),... Năm 2018, sau khi rời vị trí Phó Tổng Giám đốc TPB, bà Hương đảm nhận vị trí CEO của Sun Group.

Lợi nhuận những ngân hàng Chủ tịch 8X có sự phân hóa mạnh

Dưới sự dẫn dắt của những Chủ tịch thế hệ 8X, kết quả kinh doanh của những nhà băng kể trên cũng có sự phân hóa đáng kể.

Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) nơi bà Bùi Thị Thanh Hương giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị nhìn chung kém khả quan khi hoạt động chính sụt giảm 72% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 171 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Quý 4, NCB dành ra hơn 97 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 10 lần cùng kỳ. Thêm vào đó, Ngân hàng trích hơn 326 tỷ đồng cho các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc. Do đó, NCB báo lỗ hơn 203 tỷ đồng trong quý 4, cùng kỳ năm trước nhà băng này chỉ lỗ gần 25 tỷ đồng.

Ngân hàng của những Chủ tịch 8X kinh doanh thế nào trong năm 2021? ảnh 2

Chủ tịch NCB Bùi Thị Thanh Hương là cái tên không lạ trong giới ngân hàng tài chính Việt Nam

Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NCB giảm 12% so với năm trước, chỉ ghi nhận gần 752 tỷ đồng. Ngân hàng trích hơn 243 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và hơn 506 tỷ đồng cho tái cấu trúc. Do đó, cả năm Ngân hàng báo lãi trước thuế vỏn vẹn hơn 2,3 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 1,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 38% và tăng 16% so với năm trước.

Trong khi đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 của ngân hàng VietABank nơi ông Phương Thành Long giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết nhà băng này ghi nhận gần 561 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, gấp 3,2 lần cùng kỳ năm trước.

Dù kỳ này Ngân hàng dành ra gần 243 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3,3 lần cùng kỳ, nhưng nhờ nguồn thu chính tăng mạnh, nên VietABank vẫn báo lãi trước thuế tăng 34%, đạt gần 322 tỷ đồng.

Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước thuế gấp đôi năm trước, ghi nhận hơn 844 tỷ đồng. So với kế hoạch lãi trước thuế 658 tỷ đồng cho cả năm 2021, VietABank đã vượt 28% chỉ tiêu.

Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, VietABank ghi nhận lợi nhuận đạt hơn 657 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, VietABank lại giảm 38% chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng so với năm trước, chỉ còn hơn 468 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý 4 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín nơi ông Dương Nhất Nguyên làm Chủ tịch ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 698 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng đạt 645 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong kỳ ngân hàng dành tới 403 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả ngân hàng báo lãi trước thuế 241 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 191 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2020.

Lũy kế năm 2021, Vietbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 635 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 505 tỷ đồng, tăng mạnh so với 319 tỷ đồng của năm trước.

Trong khi đó, Kienlongbank do bà Trần Thị Thu Hằng làm Chủ tịch cũng đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2021.

Ngân hàng của những Chủ tịch 8X kinh doanh thế nào trong năm 2021? ảnh 3

KienlongBank lần đầu tiên ghi nhận lợi nhuận trước thuế vượt mốc 1.000 tỷ đồng

Theo BCTC hợp nhất quý 4, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của KienlongBank kỳ này tăng 95,14 tỷ đồng, tương đương tăng 884,7% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, năm 2021 KienlongBank ghi nhận hơn 1.010 tỷ đồng tổng lợi nhuận trước thuế và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ đầu năm và đánh dấu mốc lần đầu tiên lợi nhuận của KienlongBank vượt mức 1.000 tỷ đồng.

Lũy kế năm 2021, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của KienlongBank tăng 644 tỷ đồng, tương đương tăng 509,8% so với năm 2020.

NCB bị tố chiếm giữ chục tỷ của khách, tiền gửi vẫn tăng mạnh

Giữa lùm xùm khách tố bị chiếm giữ 50 tỷ đồng tiền tiết kiệm chưa được giải quyết dứt điểm, tiền gửi của khách hàng vào Ngân hàng Quốc Dân (NCB) vẫn tăng mạnh từ mức 47.148 tỷ lên 51.367 tỷ đồng.

NCB bị tố chiếm giữ chục tỷ của khách, tiền gửi vẫn tăng mạnh
Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, trong quý 1/2019 của Ngân hàng Quốc Dân (NCB - mã CK: NVB) hầu hết các khoản thu nhập của ngân hàng đều sụt giảm.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 1/2019 của NCB chỉ đạt 173,8 tỷ đồng, giảm 23% so với quý 1/2018; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư cũng lần lượt xuống còn hơn 3 tỷ đồng và hơn 9 tỷ đồng, tương đương giảm 45% và 24% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng nhà băng đã chuyển từ lãi gần 2 tỷ đồng sang lỗ hơn 3 tỷ đồng trong quý 1/2019.
NCB bi to chiem giu chuc ty cua khach, tien gui van tang manh
 NCB bị tố chiếm giữ hàng chục tỷ của khách hàng, tiền gửi vẫn tăng mạnh.
Trong quý vừa qua NCB đã không trích lập khoản dự phòng rủi ro tín dụng. Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của NCB lần lượt đạt 13,3 tỷ đồng và 10,6 tỷ đồng, chỉ giảm 1% so với quý 1/2018.
Chiếu theo báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, tính đến thời điểm 31/3/2019, tổng tài sản của NCB đạt gần 69.372 tỷ đồng, giảm hơn 3.050 tỷ đồng so với đầu năm chủ yếu là do NCB giảm hơn 1.176 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và cho vay khách hàng giảm nhẹ 2%, xuống còn ở mức 34.783 tỷ đồng.
Cũng tính đến hết tháng 3/2019, NCB ghi nhận khoản nợ phải trả là 66.128 tỷ đồng, trong đó nợ tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác là 7.166 tỷ đồng, đáng chú ý là nợ khoản tiền gửi của khách hàng đã tăng mạnh từ mức 47.148 tỷ đồng lên 51.367 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 9%.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất, do NCB không công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên không có thông tin về nợ xấu. Trước đó, đến hết năm 2018, NCB ghi nhận khoản nợ xấu tăng mạnh từ mức 492,2 tỷ đồng lên 595,5 tỷ đồng, tăng ở tất cả các nhóm nợ (trong đó, nhóm nợ có khả tăng mất vốn chiếm tới 303,5 tỷ đồng).
NCB bi to chiem giu chuc ty cua khach, tien gui van tang manh-Hinh-2
 Trụ sở của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB).
Trước đó, như Tuổi trẻ và Pháp luật đã thông tin, ông Đặng Nghĩa Toàn (trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, từ ngày 24/1/2018 đến ngày 13/8/2018, ông cùng vợ là bà Tạ Thị Thu Trang đến Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) - Phòng giao dịch Láng Thượng và Phòng giao dịch Cầu Giấy để mở tài khoản và gửi vào ngân hàng tổng số tiền 50 tỷ đồng. Sau đó, ông Toàn chuyển sang hình thức gửi sổ tiết kiệm và được NCB cấp 4 sổ tiết kiệm có kỳ hạn.
Theo ông Toàn, trong quá trình giao dịch, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, ông đều tuân thủ theo các quy định về tiền gửi, thực hiện giao dịch trực tiếp với cán bộ ngân hàng. "Toàn bộ số tiền tôi gửi vào ngân hàng đều là bằng tiền mặt, có giấy tờ nộp tiền và đầy đủ chữ ký của các cán bộ có thẩm quyền, được đóng dấu của ngân hàng. Không những thế, những biến động tiền gửi còn được ngân hàng gửi tin nhắn vào số điện thoại của tôi", ông Toàn cho biết.
Tuy nhiên, sau đó, do sơ ý nên các sổ tiết kiệm bị thất lạc, đến ngày 11/12/2018, vợ chồng ông Toàn đến Ngân hàng Quốc Dân - Phòng giao dịch Cầu Giấy (địa chỉ 158 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội) để rút tiền, làm lại sổ thì được phía ngân hàng thông báo 4 sổ tiết kiệm của vợ chồng ông đang bị phong tỏa vì đã cầm cố để bảo lãnh cho Công ty TNHH Cơ điện và Xây dựng Jeongho Landmark vay vốn nên không được phía ngân hàng chấp nhận.
Cũng theo ông Toàn, mặc dù vợ chồng ông đã nhiều lần khẳng định không ký hợp đồng, giấy tờ nào tại ngân hàng để cho bảo lãnh cho Công ty TNHH Cơ điện và Xây dựng Jeongho Landmark vay vốn, đồng thời cũng cho biết là không liên quan gì đến công ty trên nhưng cũng không được phía ngân hàng chấp nhận.
"Vợ chồng chúng tôi chưa ký hợp đồng, giấy tờ nào tại ngân hàng để cho bảo lãnh cho Công ty Jeongho Landmark vay vốn và đã cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn để chứng minh hồ sơ tại ngân hàng là giả mạo", đơn thư ông Toàn nêu.
Liên quan đến việc này, đại diện Ngân hàng Quốc Dân cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin đã tổ chức nhiều đợt làm việc với khách hàng để làm rõ vụ việc, đảm bảo giải quyết theo đúng pháp luật và quyền lợi chính đáng của người gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, vào tháng 1/2019, ngân hàng NCB cũng đã gửi công văn tới cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội để làm rõ một số vấn đề có dấu hiệu hình sự và sẽ thông báo rộng rãi cho báo chí ngay khi có kết luận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.
Hiện tại, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến khách hàng như ngồi trên đống lửa, luôn trong cảm giác lo sợ bị mất hàng chục tỷ đồng.

Chân dung tân Chủ tịch HĐQT Vietbank Dương Nhất Nguyên

(Kiến Thức) - Tân Chủ tịch HĐQT Vietbank Dương Nhất Nguyên là con trai cả của ông bà chủ Tập đoàn Hoa Lâm Dương Ngọc Hòa - Trần Thị Lâm. Ông Nguyên có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính - ngân hàng.

Chân dung tân Chủ tịch HĐQT Vietbank Dương Nhất Nguyên
Ngay sau ĐHCĐ thường niên 2021, chiều ngày 26/4, HĐQT Vietbank đã bầu ông Dương Nhất Nguyên – thành viên HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Ngân hàng nhiệm kỳ mới 2021-2025.

Soi sức khỏe ngân hàng NCB liên tục thay ghế nóng

Tại quý 2/2021, NCB chỉ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 13 tỷ, giảm 18%, mà không còn ghi nhận các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc. Vì vậy, nhà băng này báo lãi sau thuế quý 2 gấp 12,3 lần cùng kỳ khi đạt gần 79 tỷ đồng. 

Soi sức khỏe ngân hàng NCB liên tục thay ghế nóng
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bổ nhiệm loạt nhân sự cấp cao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.