Ngân hàng bày cách tránh mất tiền oan trong sổ tiết kiệm

Sau vụ một sổ tiết kiệm hơn 245 tỉ đồng của khách hàng gửi tại Eximbank "bốc hơi", các ngân hàng thương mại đồng loạt khuyến cáo khách hàng nên kiểm tra tình trạng, số dư sổ tiết kiệm thường xuyên thông qua nhiều cách thức.

Nhiều người có sổ tiết kiệm ở ngân hàng (NH) cho biết cảm thấy lo lắng xung quanh các vụ việc mất tiền gửi tiết kiệm xảy ra tại một số NH thương mại. Làm sao có thể nắm rõ số tiền gửi trong NH có an toàn, khi việc mỗi tháng hay mỗi kỳ đáo hạn phải đến phòng giao dịch, chi nhánh NH để kiểm tra sẽ khá bất tiện.
Theo các NH, việc theo dõi tài khoản ngân hàng thường xuyên sẽ giúp khách hàng an tâm và kiểm soát tốt tài chính của mình. Do đó, nhiều NH thương mại đã triển khai giải pháp giúp khách hàng có thể kiểm tra tình trạng sổ tiết kiệm thông qua các kênh trực tuyến.
NH TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) cho biết khách hàng có thể theo dõi chi tiết các khoản tiết kiệm của mình đang gửi tại NH, khi truy cập vào website của NH. Phương thức kiểm tra sổ tiết kiệm trực tuyến mới của Maritime Bank sẽ được áp dụng cho những khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy và không sử dụng dịch vụ NH điện tử (Internet Banking, Mobile Banking). Chẳng hạn, người gửi tiền chỉ cần vào website NH sẽ thấy ứng dụng "chú heo tiết kiệm", nhập thông tin cá nhân và tra cứu mọi thông tin của sổ như số tiền gốc ban đầu, tiền gốc hiện tại, ngày gửi, kỳ hạn, lãi suất… Chủ tài khoản có thể kiểm tra ngay và không cần thủ tục đăng ký nào.
Người gửi tiền tiết kiệm nên thường xuyên tra cứu số dư trong sổ qua các ứng dụng trực tuyến. Ảnh: Lam Giang.
 Người gửi tiền tiết kiệm nên thường xuyên tra cứu số dư trong sổ qua các ứng dụng trực tuyến. Ảnh: Lam Giang.
Theo đại diện NH TMCP Nam Á (Nam A Bank), dịch vụ tin nhắn chủ động, thông báo biến động số dư tài khoản được hầu hết NH triển khai, cũng giúp khách hàng cập nhật ngay khi có thay đổi tiền vào, tiền ra của số dư tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc chi tiêu thẻ tín dụng. Đồng thời, khách hàng cũng có thể tra cứu toàn bộ giao dịch phát sinh của tất cả các tài khoản, thẻ tín dụng theo ngày hoặc theo số tiền; kiểm tra số dư qua máy tính, laptop, máy tính bảng hay điện thoại thông minh… qua ứng dụng Internet Banking, Mobile Banking.
"Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tổng đài của NH hoặc đến các chi nhánh, phòng giao dịch khi cần tra cứu thông tin. Việc chủ động kiểm soát thông tin tài khoản NH và việc kiểm tra kiểm soát chặt chẽ quy trình tiền gửi, quản lý rủi ro... sẽ giúp bảo đảm quyền lợi của khách hàng" - đại diện Nam A Bank nói.
Trong khi đó, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng vừa gửi thông báo đến khách hàng hướng dẫn cách tra cứu từ xa tiền gửi tiết kiệm. Ngoài ứng dụng NH điện tử, Sacombank cho biết khách hàng có thể tra cứu bằng cách nhập số tài khoản thẻ tiết kiệm trên trang web của NH để biết thông tin về số tài khoản, số tiền gửi, kỳ hạn, lãi suất… Khách hàng chỉ cần đăng ký thủ tục này một lần tại bất kỳ điểm giao dịch nào của NH hoặc đăng ký trực tuyến trên website NH.

“Sếp” Ngân hàng Eximbank cuỗm tiền tỷ của khách: Không phải lần đầu!

(Kiến Thức) - Dư luận đang quan tâm đến vụ việc Phó giám đốc Eximbank cuỗm hàng trăm tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn. Đây không phải lần đầu cán bộ Ngân hàng Eximbank lừa tiền khách. Kiến Thức điểm danh lại những vụ "phốt" gây bức xúc của Eximbank.

1. Phó giám đốc Eximbank cuỗm 245 tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn
Theo khách hàng Chu Thị Bình, bà là khách hàng thân thiết của Eximbank. Từ năm 2007, bà Bình cùng nhiều thành viên đều mở sổ tiết kiệm tại Eximbank chi nhánh TP.HCM với giá trị sổ từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng. Bà Bình gửi tiền tiết kiệm 12 tháng, lãi tất toán cộng tiền gốc gửi tiếp vào năm sau.

Khách mất 245 tỷ đồng tại Eximbank: Ngân hàng có phải bồi thường?

(Kiến Thức) - Khách hàng giao dịch với ngân hàng chứ không giao dịch với cá nhân cán bộ ngân hàng. Họ gửi tiền cho ngân hàng chứ không phải cho gửi cho một cá nhân nào đó. Do vậy, ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản tiền gửi…

Vụ việc bà C.T.B - một nữ đại gia trong giới thủy sản gửi tiền tiết kiệm bị ông Lê Nguyễn Hưng, Phó Giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM làm giả giấy tờ, chữ ký để chiếm đoạt 245 tỷ đồng đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhất là thời gian qua, xuất hiện nhiều trường hợp tiền gửi ở ngân hàng “không cánh mà bay” khiến chủ tài khoản hoang mang, lo lắng.
Dư luận quan tâm, việc ông Lê Nguyễn Hưng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 245 tỷ đồng của khách hàng, trách nhiệm bồi thường số tiền trên thuộc về ai khi bản thân ông Hưng đang bỏ trốn.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.