Ngân hàng ACB: Lợi nhuận đi ngang, nợ xấu tăng mạnh

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2021, với lợi nhuận đi ngang so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay tăng từ 0,59% lên 0,84%.

Thu nhập lãi thuần của ngân hàng ACB trong 3 tháng vừa qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ 2020, đạt 4.521 tỷ đồng. Thu nhập lãi từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng tăng mạnh gần 30%, đạt 636 tỷ đồng.
Đáng chú ý, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của nhà băng này tăng mạnh tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm trước lên 183 tỷ đồng. Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng tăng mạnh 142% lên 92 tỷ đồng.
Cộng thêm nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động khác, tổng thu nhập hoạt động (TOI) trong kỳ của ACB đạt 5.690 tỷ đồng, cao hơn gần 30% so với cùng kỳ 2020.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động cũng tăng 30% cùng với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 4 lần so với cùng kỳ lên tới 820 tỷ đồng khiến lợi nhuận trước thuế của ACB chỉ đạt 2.616 tỷ đồng, đi ngang so với mức lãi của quý 3/2020.
Ngan hang ACB: Loi nhuan di ngang, no xau tang manh
Ảnh minh họa. 
Tính riêng kết quả kinh doanh của ngân hàng mẹ, lãi trước thuế của ACB thậm chí còn sụt giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 2.360 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận hợp nhất của ACB vẫn tăng mạnh 40% so với cùng kỳ, đạt 8.968 tỷ đồng, nhờ kết quả tích cực của 6 tháng đầu năm. So với mục tiêu lợi nhuận 10.602 tỷ đồng đề ra năm nay, ACB đã hoàn thành 85% kế hoạch lợi nhuận.
Tính đến cuối tháng 9/2021, tổng tài sản của ACB đạt 479,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cuối năm 2020.
Dù vậy, tăng trưởng huy động của ACB sau 3 quý tương đối thấp, chỉ vỏn vẹn 4%. Tổng quy mô tiền gửi khách hàng tại nhà băng này đến cuối tháng 9 đạt 365.770 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ cho vay của ngân hàng tăng 8%, đạt 336.5 nghìn tỷ đồng.
Nợ xấu của ACB tăng mạnh hơn 50% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của ACB theo đó tăng từ 0,59% lên 0,84% sau 9 tháng. Trong các nhóm nợ của ACB, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng hơn 200% lên 639 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng tăng gần 80% lên 724 tỷ đồng trong khi nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 20% lên 1.460 tỷ đồng. Dù chưa nằm trong nhóm nợ xấu, tuy nhiên nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) của ACB cũng tăng vọt hơn 300% lên 2.432 tỷ đồng.

ACB lên tiếng vụ khách mất gần 40 triệu lúc nửa đêm

Lãnh đạo Ngân hàng Á Châu cho biết đã tính đến việc tạm ứng cho chủ thẻ Visa nếu kết quả kiểm tra cho thấy người này bị mất tiền.

Một chủ thẻ Visa debit của Ngân hàng Á châu ACB tên Nguyễn Huỳnh Thế Thuận (ngụ quận 9, TP HCM) vừa thông tin với phóng viên Báo Người Lao Động về việc thẻ của ông bỗng dưng mất gần 40 triệu đồng dù ông không có phát sinh giao dịch.
ACB len tieng vu khach mat gan 40 trieu luc nua dem
Sao kê các giao dịch của chủ thẻ Visa Debid ACB tên Nguyễn Huỳnh Thế Thuận rạng sáng 8-11. 
"Khoảng 7 giờ ngày 8-11, nhân viên Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) gọi điện hỏi tôi có việc gì mà giao dịch qua thẻ Visa nhiều quá. Lúc đó, tôi mới bật ngửa, mở tin nhắn điện thoại ra xem thì thấy từ 2 giờ khuya đến 6 giờ sáng có 20 giao dịch bằng USD, đô la Úc và VNĐ với tổng số tiền quy đổi gần 40 triệu đồng. Trong khi tôi không sử dụng thẻ vào thời điểm trên" - ông Thuận kể với phóng viên.

ACB “tự bán và mua” hơn 6 triệu cổ phiếu quỹ thưởng cho nhân viên

(Kiến Thức) - ACB dùng quỹ khen thưởng phúc lợi để mua lại 6,22 triệu cổ phiếu quỹ rồi thưởng cho cán bộ nhân viên.

Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) vừa quyết định bán toàn bộ hơn 6,22 triệu cổ phiếu quỹ, dưới hình thức phân phối cho Công đoàn để làm cổ phiếu thưởng cho nhân viên (ESOP).

Nguồn tiền dùng để mua số cổ phiếu quỹ này là từ quỹ khen thưởng phúc lợi. Theo đó, mức giá ACB bán ra số cổ phiếu quỹ này là 16.072 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 100 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.