Ngăn cản chồng đưa con đi "lấy" lì xì, vợ chồng cãi nhau ngày Tết

Năm nào cũng vậy, cứ dịp Tết là chồng tôi đưa con đi lấy lì xì, lo lắng con sẽ thành thói hư và suy nghĩ lệch lạc về vấn đề tiền bạc và tục lệ lì xì mừng tuổi nên tôi phản đối, vợ chồng cãi nhau to.

Từ khi còn nhỏ, việc mỗi dịp đầu năm được nhận lì xì và những lời chúc sức khỏe, may mắn, bình an đã trở thành việc hết sức quen thuộc với mỗi con người Việt Nam.

Tôi cứ vô tư như thế mà không suy nghĩ cho đến ngày tôi chứng kiến con gái tôi có những cư xử không còn trong sáng.

Đó là một lần, con tôi lấy tấm thiệp cũ mà tôi được tặng, rồi hỏi tôi rằng: “Mẹ ơi, mẹ cho con tiền đi”. Tôi hỏi lại: “Con lấy tiền làm gì? – Con bé liền bảo: “Con bỏ vào thiệp để tặng cô giáo”.

Ngan can chong dua con di
Ảnh minh họa 
Tôi thảng thốt giật mình “sao con tôi lại hành động như thế được?”. Một đứa trẻ mới 5 tuổi đã có những hành động của người lớn. Tôi đã quá chủ quan rồi.
Và đặc biệt hơn, mỗi dịp Tết đến Xuân sang, chồng tôi đều đưa con gái tôi đi theo để chúc Tết, rồi khi về hỏi xem được bao nhiêu tiền trong lì xì? Bất kể là trời mưa phùn hay gió rét, chồng tôi đều đưa con đi như thế.
Năm nay tôi đã không cho anh ấy đưa con đi, và thế là vợ chồng tôi cãi nhau. Trận cãi nhau đã khiến vợ chồng tôi không còn muốn nói chuyện với nhau nữa.
Trong việc dạy dỗ con cái, tôi luôn tâm niệm là trẻ con cần phải giữ được tâm hồn và suy nghĩ ngây thơ, trong sáng. Tôi không muốn con tôi bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu và cách cư xử quá tính toán của người lớn.
Có lẽ cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn về cách cho và nhận phong bì cũng như cho và nhận lì xì đầu năm Tết đến…

Lì xì ngày tết là tục lệ tốt đẹp ngàn đời của dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ đáng được duy trì. Tuy nhiên ngày nay đã có những “biến tướng” trong nếp nghĩ, cách làm từ người lớn đến trẻ em, dẫn đến tục lệ này mất đi ý nghĩa nhân văn cần được chấn chỉnh, để nỗi lo lì xì ngày tết sẽ không còn.

Là cha mẹ, cần định hướng cho con những suy nghĩ và lối sống lành mạnh, đúng bản sắc dân tộc, đó cũng sẽ là nền tảng để một đứa trẻ lớn lên có đủ tâm, đức và lòng yêu thương, sự nhân ái…
Độc giả Lê Băng (Quảng Ninh)

Ngôi làng hơn 70 năm sản xuất cờ Tổ quốc

Sau gần 1 thế kỷ với nhiều thăng trầm, đến nay, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội vẫn duy trì công việc thêu và may những lá cờ Tổ quốc cung cấp cho khắp trong và ngoài nước.

Ngoi lang hon 70 nam san xuat co To quoc
 Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Nam, làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín không chỉ nổi tiếng với nghề thêu truyền thống, mà nơi đây đã làm ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, đến khắp mọi miền đất nước, gắn liền với những sự kiện trọng đại của dân tộc. 

Tết biên giới không tiếng pháo

Chưa bao giờ thành phố Móng Cái lại có cái Tết lặng lẽ đến vậy, tiếp nối tình thần của nhiều tỉnh thành, tỉnh Quảng Ninh quyết định không bắn pháo hoa để dành kinh phí cho công tác phòng chống dịch.

Dịp Tết Tân Sửu 2021, chúng tôi có mặt tại thành phố Móng Cái, tiếng là thành phố sầm uất, nhộn nhịp nhiều năm lại bỗng dưng trầm lắng và không tiếng pháo giữa thời khắc giao thừa.
Kể từ khi phát hiện ca dương tính COVID-19 đầu tiên ở Vân Đồn, TP Móng Cái và các lực lượng chức năng trên địa bàn đã chủ động tái lập các vòng kiểm soát phòng dịch, xuất nhập cảnh (XNC) trái phép. Toàn bộ tuyến biên giới, các cửa ngõ ra, vào thành phố, chốt chặn đã được thiết lập.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.